Bản thân người lao động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc (Trang 52 - 53)

- Thể chất của lao động nông nghiệp: Thể chất của lao động cũng là một trong những nhân tố phản ảnh chất lượng của nguồn nhân lực. Thể chất của người lao động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, sức bền… Những chỉ tiêu này lại phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của lao động, vào môi trường sống, vào chế độ dinh dưỡng hoặc chính sách y tế. Thể chất của người lao động tốt là yếu tố đầu tiên có thể đảm bảo cho người lao động có đủ sức khỏe để học tập, làm việc. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đảm bảo thể chất cho người lao động là một yêu cầu bức thiết, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

- Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của lao động: Nhân tố này phản ánh chất lượng của nguồn cung lao động nông nghiệp. Khi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, văn hóa cao, được đào tạo bài bản, có kỹ năng, tay nghề… sẽ có nhiều cơ hội và khả năng tìm được việc làm trên thị trường lao động. Với trình độ tay nghề, chuyên môn đã được đào tạo, người lao động có thể tham gia và tham gia thành công vào các công việc ở các ngành nghề mà họ được đào tạo, giúp họ ngày càng thăng tiến. Nhân tố này cũng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của nguồn cung lao động tương lai. Thông thường, những người lao động có trình độ, nhận thức cao sẽ quan tâm đầu tư cho con cái của họ nhiều hơn, theo đó, chất lượng cung lao động tương lai sẽ ngày một cải thiện hơn. Điều này có nghĩa đặc biệt đối với lao động khu vực nông thôn, sẽ giúp thế hệ trẻ có nhiều cơ hội việc làm ở khu vực phi nông nghiệp và đô thị.

- Vốn xã hội và kỹ năng mềm của người lao động: Vốn xã hội của người lao động có thể được nhìn nhận thông qua khả năng liên kết, tinh thần làm việc tập thể, làm việc theo nhóm của người lao động. Vốn xã hội còn được đánh giá thông qua bản tính, bản chất của người lao động ở mỗi vùng, địa phương. Vốn xã hội còn góp phần hình thành nên nhân cách của mỗi người lao động, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự cải thiện và phát triển nhân cách trong mỗi người lao động. Đối với lao động nông nghiệp, những yếu tố về vốn xã hội cùng với ý thức chấp hành kỷ luật lao động ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gia nhập vào các KCN, KCX của người lao động.

Ngoài ra, những chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực, quan điểm chiến lược phát triển con người và nguồn nhân lực trong từng giai đoạn lịch sử có tác động rất lớn đến chất lượng của nguồn nhân lực. Nhà nước có quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển con người và nguồn nhân lực thể hiện qua chiến lược phát triển con người và nhân lực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài... thông qua hệ thống pháp luật

bảo vệ các quyền cơ bản của con người như Luật Giáo dục, Luật Lao động... và các chế độ chính sách như chính sách phát triển kinh tế, giáo dục, tiền lương...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)