Mục tiêu chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc (Trang 41 - 43)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiện sinh sống và làm việc của họ. Do đó, môi trường và điều kiện tự nhiên của lao động nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến giải quyết việc làm cho lao động nông thông. Trong điều kiện kinh tế nông thôn Việt Nam đang còn lạc hậu và lại bị tác động bởi quá trình đô thị hóa, vì vậy việc làm từ nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng việc làm mới từ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng cao. Với đặc điểm của lao động

nông thôn là trình độ chuyên môn thấp, nhận thức hạn chế, thói quen canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu… để đáp ứng yêu cầu ngành nghề mới và trong giai đoạn phát triển thì lao động nông thôn cần phải có sự vươn lên mạnh mẽ. Để làm được điều này, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước, nhất là việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phù hợp với điều kiện mới cho lao động nông thôn.

Mục tiêu tạo việc làm không chỉ có ý nghĩa xã hội, đó là một vấn đề kinh tế trong mô hình phát triển. Bởi vì, tạo việc làm là một vấn đề quan trọng của mục tiêu phát triển. Quan trọng hơn, tạo việc làm ở nông thôn cũng đồng thời là tạo điều kiện kinh tế cho bộ phận dân cư lạc hậu nhất tiếp cận với những thành tựu của sự phát triển và nâng cao năng lực của họ thích ứng dần với yêu cầu của phát triển. Nếu một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị đặt ra ngoài lề sự phát triển thì nó sẽ chuyển hóa thành những nhân tố kìm hãm, cản trở nặng nề cả về phương diện kinh tế lẫn phương diện xã hội. Nguy cơ thất bại của sự phát triển, bẫy thiếu việc làm và nghèo khó sẽ chuyển thành bẫy thu nhập Trung bình mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Do xuất phát điểm, nền tảng, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực của lao động nông thôn nước ta còn hạn chế nên thị trường lao động nông nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức. Chẳng hạn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với đó là sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.

Chính vì vậy, mục tiêu tạo việc làm cho lao động nông thôn hướng đến các khía cạnh sau:

Thứ nhất, sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lực lao động nông thôn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; tránh lãng phí nguồn lực trong quá trình phát triển. Đối tượng lao động nông nghiệp mất việc làm do quá trình đô thị hóa chủ yếu là đội ngũ lao động phổ thông, trình đô chuyên môn thấp, nhận thức hạn chế. Vì vậy, việc bố trí, giải quyết việc làm cho đối tượng lao động này một cách hợp lý sẽ đồng thời giải quyết được bài toán việc làm, vừa tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp một cách phù hợp trên cơ sở phát huy thế mạnh của các đối tượng lao động nông nghiệp trong điều kiện cụ thể của địa phương. Có việc làm lao động nông nghiệp sẽ có thu nhập, cải thiện đời sống và an sinh xã hội, giảm bớt khoảng cách thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa công nghiệp với nông nghiệp… Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng và đất nước nói chung.

Thứ hai, giải quyết tốt việc làm lao động phi nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Mất việc làm, ngoài thu nhập và

an sinh xã hội không đảm bảo, còn làm cho gia tăng các tệ nạn xã hội cũng như dễ làm phát sinh vấn nạn của các thế lực thù địch truyền bá vào trong người lao động nông thôn. Đặc biệt là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương tổ quốc. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động phi nông nghiệp ở nông thôn sẽ góp phần ổn địnhóan ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở các địa phương, đặc biệt là các vùng có tỷ lệ đô thị hóa nhanh trong khi nhận thức của người dân còn hạn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)