2.2.6.1. Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm
Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm đối với lao động nông thôn là các quan điểm, mục tiêu, giải pháp mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương ban hành nhằm hỗ trợ đối tượng được tư vấn về việc làm lựa chọn được những ngành nghề phù hợp, từ đó đưa ra quyết định tham gia khoá đào tạo nghề để nâng cáo trình độ, chuyên môn và thái độ trong thực hiện nghề đã chọn để tham gia đào tạo. Hỗ trợ về tư vấn việc làm và học nghề có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau, xác định được nghề sẽ tham gia làm việc sẽ lựa chọn được khoá học phù hợp để tham gia đào tạo và sau đó tiếp tục gắn bó với lĩnh vực được đào tạo sau khi kết thức khoá học.
Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm đối với lao động nông thôn do đó có các mục tiêu cụ thể với những nhóm đối tượng khác nhau.
+ Đối tượng của chính sách có được thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường để người lao động có thể hình dung ra bức tranh của thị trường lao động
+ Đối tượng được tư vấn xác định được ngành nghề phù hợp với bản thân.
+ Đối tượng được tư vấn xác định được chương trình học nghề phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động
2.2.6.2. Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn là các quan điểm, mục tiêu, giải pháp mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương ban hành nhằm hỗ trợ đối tượng học được nghề nâng cao năng lực thực hiện công việc hoặc kiếm được việc làm mới phù hợp, ổn định sau quá trình đào tạo.
Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn do đó có các mục tiêu cụ thể với những nhóm đối tượng khác nhau.
- Nhóm tiếp tục làm những nghề trước khi tham gia đào tạo nghề: Bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung kiến thức để họ tiếp tục làm những công việc hiện tại với năng suất cao hơn.
các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc đúng theo yêu cầu của công việc mà họ có ý định chuyển đổi.
Mục tiêu của chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn đạt được thông qua các biện pháp sau:
- Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề, chủ động, tích cực tham gia vào công tác dạy nghề đối với lao động có định chuyển đổi nghề.
- Phối hợp, đàm phán với doanh nghiệp để xác định số lượng nhu cầu lao động được đào tạo ở các trung tâm hướng nghiệp, đào tạo nghề trên địa bàn.
- Tổ chức dạy nghề theo các đơn đặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực từ doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các khu công nghiệp sẽ và đang được đầu tư trên địa bàn.
- Kết hợp đào tạo, chuyển đổi nghề với hỗ trợ tín dụng cho học tập, lập nghiệp. - Xây dựng cơ chế ưu đãi để người lao động khu vực nông thôn, miền núi tự tạo việc làm mới tại chỗ như mở xưởng sản xuất, thành lập doanh nghiệp, thành lập các hợp tác xã, các tổ hợp tiểu thủ công nghiệp để phát triẻn các nghề truyền thống của địa phương.
- Đẩy mạnh các chương trình, dự án giao đất, trồng rừng, cho người Lao động nông thôn.
- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhằm đảm bảo kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.6.3. Chính sách tín dụng
Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với Lao động nông thôn là những quan điểm, giải pháp mà nhà nước sử dụng nhằm hỗ trợ nhóm đối tượng của chính sách được vay vốn với lãi suất ưu đãi, với số lượng và thời hạn nhất định, nhằm hỗ trợ tài chính cho đối với Lao động nông thôn, đảm bảo cho họ có điều kiện tài chính để tiếp tục tham gia vào quá trình làm việc, tạo ra sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với lao động nông thôn trước hết hướng tới mục tiêu xă hội và sau:
+ Về xã hội, chính sách nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nông thôn, cắt giải các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền đối các hộ gia đình nghèo và thúc
đẩy sự tham gia của Lao động nông thôn vào thị trường lao động từ đó gớp phần vào sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
+ Về kinh tế, điều khoản thực hiện hỗ trợ tín dụng buộc các đối tượng vay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (Adrian Ziderman, 2004). Khi đó thu nhập của hộ gia đình tăng lên, tình trạng nghèo và thiếu việc làm của Lao động nông thôn biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ tín dụng đối với lao động nông thôn đạt được thông qua các biện pháp sau:
- Xác định đúng đối tượng có nhu cầu vay và cung cấp tín dụng ưu đãi cho họ với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng: đó là các khoản vay ưu đãi giúp lao động nông thôn thực hiện các dự án SXKD, tự tạo việc làm và thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội; phục vụ việc theo học các khoá đào tạo nghề (trả học phí, trang trải cuộc sống..), phải trả vốn và lãi sau khi tìm được việc làm với những điều kiện ràng buộc nhất định;
- Các tổ chức tín dụng được nhà nước uỷ quyền trong việc thực hiện hỗ trợ việc làm cho Lao động nông thôn tăng cường các biện pháp phối hợp cùng các tổ chức thực hiện khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề, hỗ trợ đất cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… để lên phương án vốn vay để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cho người vay.
- Giám sát chặt chẽ để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.