Quá trình hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 45 - 49)

thụ lý 1.823 vụ án trên 1 năm theo trình tự phúc thẩm, trung bình gần 8000 đơn kiếu nại phải phân loại giải quyết trên năm. Về số lượng cán bộ 3 Tịa án nhân dân cấp cao có tổng số 309 người, gồm: 102 Thẩm phán cao cấp, 205 Thẩm tra viên, Thư ký Tịa án và 02 cơng chức khác, tuy nhiên cơ cấu số lượng thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên tại các tòa cấp cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết các loại án của mỗi Tịa cấp cao.

2.2. Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dâncấp cao tại Hà Nội cấp cao tại Hà Nội

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tịa án nhân dân cấp cao tạiHà Nội Hà Nội

Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã được QH khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thơng qua với 11 chương, 98 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TAND; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong TAND; về bảo đảm hoạt động của TAND. Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật TCTAND năm 2014.

Theo quy định của Hiến pháp mới, nhiều nội dung quan trọng về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của TAND, về Thẩm phán TAND đã được bổ sung, sửa đổi. Do đó, Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp; bảo đảm cụ thể hóa tinh thần cũng như các quy định của Hiến pháp về Tòa án. TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

TAND được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

Điều 3 của Luật quy định về tổ chức TAND bao gồm: TANDTC; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (và tương đương) và Tòa án quân sự. Như vậy, Tòa án được tổ chức trong một hệ thống thống nhất là hệ thống TAND, gồm các TAND và các Tòa án quân sự. Trong đó, các TAND được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính theo định hướng đã được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79- KL/TW của Bộ Chính trị. Việc tổ chức các TAND theo hướng này là phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đó là tổ chức theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm độc lập xét xử..., góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Tòa án hiện nay. Đây cũng là phương thức để nâng cao vị trí, vai trị của Tịa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN.

Tịa án có thể tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND tại Điều 2 của Luật có nhiều điểm mới, quan trọng như: Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền: a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về

các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật. Ra quyết định hỗn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tịa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Về nhiệm kỳ làm việc của Thẩm phán: Theo Luật Tổ chức TAND năm 2002 thì nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm. Thời gian này là ngắn và chưa phù hợp, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của Thẩm phán, thậm chí có nhiều trường hợp cịn có tâm lý e ngại trước những tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm; nhất là khi đến gần thời điểm tiến hành bổ nhiệm lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm nguyên tắc “độc lập” của Thẩm phán khi xét xử bị ảnh hưởng. Nhiệm kỳ Thẩm phán quá ngắn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tổ chức, quản lý của ngành Tòa án, gây tốn kém thời gian, vật chất cho công tác tái bổ nhiệm. Do vậy, theo quy định tại Điều 74 của Luật mới thì nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Như vậy theo quy định tại Hiến pháp và Luật TCTAND năm 2014 thì Tịa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án nước CHXHCNVN. Ngày 28/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 thành lập 3 TANDCC, trong đó TANDCC tại Hà Nội thực hiện phạm vi thẩm quyền đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía bắc.

Như đã phân tích ở chương 1 thì sự ra đời của Tịa cấp cao Hà Nội là yêu cầu khách quan và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở lý luận về vị trí vai trị, đặc thù của TAND. Về phạm vi thẩm quyền TANDCC Xét xử phúc thẩm các vụ án

do TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND thuộc phạm vi thẩm quyên theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Chức năng và nhiệm vụ của TAND cấp cao được kế thừa từ chức năng xét xử phúc thẩm của các Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội; chức năng xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm kế thừa từ chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Thẩm phán của TAND cấp tỉnh. Việc chuyển một phần nhiệm vụ của TAND tối cao và TAND các tỉnh cho Tòa án nhân dân cấp cao đã khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hệ thống Tòa án từ nhiều năm, tạo thành một chỉnh thể thống nhất từ Trung ương tới địa phương; đảm bảo sự giám sát hoạt động, hiệu lực pháp lý giữa các cấp Tòa án. Việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội đã làm giảm gánh nặng về khối lượng công việc cho TAND tối cao, để TAND tối cao tập trung, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý hệ thống Tòa án, tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, giải quyết các vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm theo qui định của Luật tố tụng.

Những ngày đầu thành lập, TANDCC tại Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận số lượng các loại án của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và lượng đơn giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách của TANDTC, Ủy ban thẩm phán Tòa án của 28 tỉnh, thành chưa giải quyết, bàn giao lại, đây là khối lượng rất lớn. Bên cạnh đó biên chế cơng chức, người lao động được giao chưa đủ và cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn thiếu thốn. Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng TANDCC tại Hà Nội đã kế thừa, phát huy các ưu điểm, truyền thống của Tòa phúc thẩm TAND tối cao và tiếp nhận nguồn nhân lực có chất lượng cao là

các cơng chức từ các Tịa chun trách của TAND tối cao được phân bổ về TAND cấp cao tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 45 - 49)