Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 25 - 27)

Theo Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tịa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn:

Xét xử phúc thẩm các vụ án do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. (Nhiệm vụ này được tiếp nhận từ

nhiệm vụ của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Tòa án cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền theo

lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra bắc gồm Hà Nội, Hải Phịng, Hịa Bình, Phú Thọ, Tun Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật. (Nhiệm vụ giải quyết các vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm được kế thừa từ nhiệm vụ của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Điều 23; Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Tòa án cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao được kế thừa từ chức năng xét xử phúc thẩm của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; chức năng xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm kế thừa từ chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Việc chuyển một phần nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các tỉnh cho Tòa án nhân dân cấp cao đã khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hệ thống

Tòa án từ nhiều năm, tạo thành một chỉnh thể thống nhất từ Trung ương tới địa phương; đảm bảo sự giám sát hoạt động, hiệu lực pháp lý giữa các cấp Tòa án.

Việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao đã làm giảm gánh nặng về khối lượng cơng việc cho Tịa án nhân dân tối cao, để Tòa án nhân dân tối cao tập trung, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý hệ thống Tòa án, tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và duy trì chức năng duy nhất trong hoạt động xét xử là giải quyết các vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để đảm bảo hiệu lực pháp lý tối cao trong các quyết định của Tòa án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 25 - 27)