Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 27 - 31)

Theo quy định tại Điều 30 Luật TCTAND và Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quyết định thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao: Tòa án nhân dân cấp cao Tại Hà Nội, TAND CC tại Đà Nẵng, TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu, tổ chức của các Tịa án nhân dân cấp cao gồm có:

- Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án (khơng q 04 người) là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và khơng q mười ba người.

- Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa hành chính, Tịa kinh tế, Tịa lao động, Tịa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tịa, phó chánh tịa (khơng q 3 người), thẩm phán cao cấp.

- Bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân cấp cao: Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân cấp cao. Ngày ngày 04 tháng 7 năm 2015 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành các Quyết định 986/QĐ-TANDTC, 987/QĐ-TANDTC, 987/QĐ-TANDTC qui định về bộ máy giúp việc của các Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh theo đó Bộ máy giúp việc gồm có

Văn phịng (đơn vị ngang cấp vụ Tòa án Tịa án nhân dân tối cao có các phịng trực thuộc là Phịng Hành chính tư pháp, phịng Kế tốn quản trị; phịng tổ chức cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng, phòng lưu trữ hồ sơ.

Phịng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính;

Phịng Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại; Phòng Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên.

Các phịng nghiệp vụ trên có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về hình sự, hành chính đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Giúp Chánh án TAND cấp cao tổ chức các phiên họp toàn thể hoặc phiên họp 03 Thẩm phán. Tham mưu tổng kết thực tiễn xét xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong cơng tác xét xử các vụ án về hình sự, hành chính.

Việc thành lập mới, sáp nhập hoặc chia tách các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Biên chế của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định trên cơ sở biên chế được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ. Tòa án nhân dân cấp cao tại

Hà Nội chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 06 năm 2015 với Tổng số biên chế là 192 người gồm có các Thẩm phán cao cấp, thẩm tra viên, thư ký, công chức khác, người lao động.

Như vậy TAND cấp cao với vị trí là một cấp Tòa án trong hệ thống TAND thực hiện chức năng của TAND nói chung là thực hiện quyền tư pháp, xét xử, giải quyết các loại vụ án. Tuy nhiên TAND cấp cao có đặc điểm riêng và thể hiện rõ nhất về việc tổ chức theo thẩm quyền, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Có thể thấy Tịa án cấp huyện, cấp tỉnh hiện nay vẫn được tổ chức tương ứng với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh, cịn TAND cấp cao tổ chức theo khu vực, thực hiện thẩm quyền đối với nhiều tỉnh, thành khác nhau. Thẩm quyền theo vụ việc TAND cấp cao thực hiện xét xử phúc thẩm các vụ án của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị và chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như vậy khác với TAND cấp huyện chỉ xét xử, giải quyết sơ thẩm, TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm và phúc thẩm các loại vụ việc thì TAND cấp cao chỉ thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm và xem xét giám đốc tái thẩm các loại án theo phạm vi lãnh thổ được giao. Mặt khác để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của TAND cấp cao do vậy bộ máy, tổ chức của TAND cấp cao được tổ chức thành các Tòa chuyên trách để xét xử phúc thẩm, phòng kiểm tra để giúp việc cho Ủy ban thẩm phán giám đốc thẩm, tái thẩm và bộ máy giúp việc để thực hiện các cơng tác về tổ chức cán bộ, văn phịng, quản trị. Mặc dù cũng thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm như Tòa án nhân dân tỉnh nhưng TAND cấp cao khơng tổ chức đồn hội thẩm như Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ về vị trí vai trị của TAND trong bộ máy nhà nước đó là Tịa án là cơ quan xét xử của Nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp, đồng thời làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp cao tại Hà Nội là xét xử phúc thẩm các vụ án có kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo qui định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 và các luật tố tụng, cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao nói chung và TAND cấp cao tại Hà Nội nói riêng. Tổ chức và hoạt động của TAND phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm đảm bảo cho hoạt động của Tòa án thực sự độc lập, khách quan, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được làm rõ ở chương 1 là tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao ở chương 2 và đưa ra giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động cúa TAND nói chung và TAND cấp cao nói riêng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 27 - 31)