Đường lối, chính sách của Đảng về Tịa án nhân dân

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 31 - 34)

Trải qua hơn 75 năm xây dựng và phát triển, hệ thống TAND đã không ngừng đổi mới cả về tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ ngày càng nặng nề đặt ra trong các giai đoạn cách mạng của đất nước. Địa vị pháp lý của tòa án được khẳng định là trung tâm của hoạt động tư pháp; tổ chức bộ máy dần được hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ được tăng cường; chất lượng, hiệu quả cơng tác khơng ngừng được nâng cao, hồn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu Quốc hội đề ra. Đội ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án dần được củng cố về số lượng và nâng cao chất lượng; cơ sở vật chất, điều kiện bảo đảm có bước cải thiện đáng kể. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng TAND trong sạch, vững mạnh trong thời gian gần đây theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI và XII) đã nâng cao vị thế, uy tín của tịa án và góp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đạt được thành tựu trên trong suốt quá trình phát triển là do Đảng ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cải cách tư pháp nói chung và tổ chức và hoạt động của Tịa án nói riêng. Đây là những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đã được khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 8 Khóa VII; Nghị quyết Trung ương 3 và 7 Khóa VIII; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính

trị ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/07/2010 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI… đã đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án theo hướng: “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa án cấp cao được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm; Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong Ngành”.Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, với mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Ngày 28-7-2010, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa

án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”[5], trong đó một lần

nữa xác định phương hướng tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm 4

cấp là Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, cơng bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nghiên cứu ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp. Ban cán sự đảng TANDTC đang nghiên cứu, xây dựng Đề án "Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của tình hình mới theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng" nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đề án tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: Tiếp tục xây dựng hệ thống TAND chuyên nghiệp, hiện đại, cơng bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, đáp ứng yêu cầu “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND...Việc đổi mới tổ chức TAND phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng. Thực hiện được những chủ trương cốt lõi của Đảng đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết về cải cách tư pháp.

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN cho thấy, đẩy mạnh cải cách tư pháp là quan điểm xuyên suốt, kiên định, có trọng tâm, trọng điểm của Đảng. Cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp luôn được lãnh đạo triển khai đồng bộ với xây dựng nền hành chính nhà nước và đổi mới chất lượng hoạt động của Quốc hội. Đảng khẳng định, cải cách tư pháp có mục tiêu bảo vệ quyền con người và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, lấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vì con người làm cơ sở cho triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Điều này cho thấy, quan điểm của Đảng về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN gắn với cải cách tư pháp ngày càng được thể hiện một cách cụ thể hơn, thiết thực hơn và dễ đi vào đời sống hơn khi xác định khơng chỉ lộ trình thực hiện mà cịn chỉ ra cách thức, phương pháp tiến hành có hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục đẩy mạnh, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và đổi mới hệ thống tòa án trong các luật về bộ máy, hình sự, dân sự, tố tụng, thi hành án…Do tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, vì vậy phương thức lãnh đạo của Đảng với tịa án cũng có những điểm đặc thù. Theo đó, khơng được để cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên cơ quan nhà nước hay tổ chức, người có quyền hạn nào nhân danh Đảng để can thiệp trực tiếp vào cơng tác xét xử của Tịa án. Đảng viên làm công tác xét xử phải chấp hành điều lệ Đảng bảo đảm các phán quyết của Tịa án cơng minh, chính trực, bảo vệ công lý, gắn liền với yêu cầu phát huy dân chủ trên nguyên tắc hiến định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 31 - 34)