Củng cố và phát huy vai trò, trách nhiệm của các thiết chế bảo đảm quyền trẻ em

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 105 - 118)

dựng nhiều phong trào quần chúng với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, sinh động để quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo đảm quyền trẻ em ở cơ sở. Thơng qua các chương trình, cần tun truyền, giáo dục công dân, phát hiện tố giác những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em, đặc biệt là các hành vi bóc lột trẻ em, xâm hại trẻ em. Định kỳ thường xuyên sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chương trình và phong trào; qua đó, phát hiện những đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến để có biểu dương, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng. Đồng thời, phát hiện những sơ hở, thiếu sót, rút ra nguyên nhân để khắc phục và thúc đẩy phong trào tiếp tục phát triển cao hơn.

Phát huy trách nhiệm người đứng đầu cũng là một việc làm cần thiết và quan trọng trong việc thực hiện những quy định về bảo đảm quyền trẻ em. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Cần xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm chễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm "đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm". Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em.

3.2.5. Củng cố và phát huy vai trò, trách nhiệm của các thiết chế bảođảm quyền trẻ em đảm quyền trẻ em

3.2.5.1. Đối v i gia đình

Bảo đảm quyền trẻ em trong mơi trường sống của gia đình mang lại các giá trị quan trọng sau đây:

Thứ nhất, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm đối với trẻ em. Bảo

vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, thế hệ trẻ tương lai của dân tộc, lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Điều 65, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Trẻ em được gia

đình, nhà nư c và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Trong thời gian qua,

huyện Hải Lăng đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực với nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại vẫn đang tồn tại là việc xâm phạm tình dục đối với trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Tình hình tội phạm xâm phạm trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em có nhiều diễn biến phức tạp, đang có xu hướng gia tăng và độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng hơn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức của khơng ít người trong xã hội hiện nay, gây bức xúc trong dư luận nhân dân... Do đó, bảo vệ quyền của trẻ em trong môi trường sống của gia đình là góp phần đấu tranh, phịng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em nói riêng.

Thứ hai, bảo vệ quyền của trẻ em trong mơi trường sống của gia đình

góp phần bảo vệ mơi trường, cuộc sống bình n và những giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Nguyên nhân trẻ em bị xâm hại trước hết do mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của mạng xã hội, sự du nhập văn hóa ngoại lai khơng có chọn lọc, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong xã hội. Bên cạnh đó, cha mẹ, người thân, người chăm sóc thiếu hiểu biết về tâm, sinh lý trẻ em, nhận thức không đầy đủ về các nguy cơ xâm phạm trẻ em, thiếu quan tâm, chia sẻ về giới tính đối với trẻ em khiến các em thiếu kiến thức và kỹ năng phòng tránh xâm phạm từ bên ngoài. Nhiều phụ huynh cấm đốn trẻ, khơng cho con tiếp cận những vấn đề mà theo họ là “của người lớn” mà khơng phân tích, giải thích cho trẻ biết cái

gì nên và khơng nên; khơng dạy cho trẻ biết những bộ phận nào trên cơ thể mà người khác không được phép động vào, kể cả người thân, khiến trẻ thiếu các kỹ năng phòng tránh, tự vệ và phản kháng để chống lại các hành vi lạm dụng. Nhiều bậc cha mẹ cịn e ngại, thậm chí sợ ảnh hưởng đến danh dự nên không tố cáo hành vi bị xâm phạm đối với con mình. Trong thời gian qua, số lượng các vụ xâm phạm tình dục đối với trẻ em gia tăng. Đồng thời, với việc xác định những vụ xâm phạm tình dục đều để lại hậu quả rất nặng nề, người bị hại không chỉ bị tổn thương về thể chất mà cịn ln sống trong sợ hãi và sự ám ảnh; đồng thời, người bị hại, nhất là trẻ em gái nhỏ tuổi rất khó hịa nhập lại với cộng đồng, sống biệt lập trong một thế giới riêng. Do vậy, để góp phần ngăn chặn tệ nạn xâm phạm tình dục, cùng với việc xét xử tội phạm xâm phạm đối với trẻ em, cần có nhiều giải pháp quan trọng, khả thi nhưng trong đó cần phải nhận mạnh đến vai trị quyết định của mơi trường gia đình.

Thứ ba, bảo vệ quyền trẻ em trong mơi trường sống của gia đình giúp trẻ

em xóa bỏ mặc cảm, phát triển bình thường. Các tổ chức quốc tế đã khẳng định: “Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để thúc

đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm l và sự tái hoà nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lột hay xúc phạm nào, tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt độc ác, vơ nhân đạo và nhục hình nào khác, hoặc của các cuộc xung đột vũ trang. Sự phục hồi và tái hồ nhập như thế phải diễn ra trong mơi trường có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ em”[02]. Trên thực tế, khi trẻ em là nạn nhân trong

các vụ án xâm phạm đến các giá trị nhân thân khơng bị mặc cảm và có sự phát triển bình thường là rất khó khăn vì chính hậu quả nặng nề của hành vi xâm phạm. Đa số các em đều có tâm lý hết sức nặng nề sau khi bị xâm phạm, nhất là trẻ em đang ở độ tuổi dậy thì. Do vậy, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, bệnh viện, các cơ quan, tổ chức, chính quyền

cơ sở nơi nạn nhân cư trú để động viên, khám, chữa bệnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em hịa nhập cộng đồng, được chăm sóc và dành nhiều tình cảm từ gia đình.

Vì vậy, tất cả các chủ thể, đặc biệt là cha mẹ cần phải nhận thức đầy đủ, có kiến thức hiểu biết sâu sắc hơn về quyền trẻ em, các cơ chế hữu hiệu để bảo đảm quyền trẻ em trong các mơi trường xã hội nói chung và trong mơi trường gia đình nói riêng. Đó là trách nhiệm và bổn phận của tất cả chúng ta dành cho trẻ em.

Huyện Hải Lăng cần có những chương trình nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình trong việc xây dựng gia đình hiện nay, có người xem gia lễ hay gia phong là then chốt, có người nhấn mạnh đến hai chữ hiếu - đễ, cũng có người nhấn mạnh đến chữ tình... Nhưng nhìn chung, những giá trị văn hóa truyền thống đó đều thể hiện đậm nét yếu tố văn hóa dân tộc Việt Nam đã được bồi đắp qua hàng ngìn năm lịch sử.

3.2.5.2. Đối v i nhà trường

Đối với trẻ em, quyền được giáo dục là một quyền rất quan trọng. Ngoài thời gian ở nhà, hầu hết thời gian còn lại, các em đều ở trường, tiếp nhận kiến thức, sinh hoạt cùng thầy cơ và bạn bè. Chính vì thế, huyện Hải Lăng cần có những biện pháp thúc đẩy sự giáo dục về quyền trẻ em đối với các giáo viên, công nhân, viên chức, người lao động, học sinh trong các trường học trên địa bàn để công tác thực thi Luật trẻ em nói chung, quyền trẻ em nói riêng được thực hiện đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác cần có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em; cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thơng phải có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy

học để đảm bảo chất lượng giáo dục (Khoản 2 và 3 Điều 28 Luật Trẻ em năm 2016). Điều 22 và Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định rõ mục tiêu của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Thông qua các quy định của pháp luật cho thấy, vai trò của nhà trường đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em. Có thể nói, trong giai đoạn giáo dục mầm non và giáo dục phổ thơng thì hơn 50 thời gian trẻ em ở trường. Do vậy, môi trường học đường từ cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, phương pháp giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện mục tiêu mà Luật Trẻ em năm 2016 và Luật Giáo dục năm 2005 đặt ra. Cách đánh giá học sinh trong nhà trường hiện đã có sự thay đổi căn bản, chuyển từ việc cho điểm tạo ra áp lực cho học sinh tiểu học sang hình thức nhận xét khơng cho điểm. Giáo viên được quyền chủ động trong việc khi nào nhận xét bằng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh; căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kỹ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét và có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời sao cho phù hợp. Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong q trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hồn thiện bản thân; khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất.

Các quyền lợi cơ bản của trẻ em là phải tương đồng nhau, dù các em được sinh trưởng và lớn lên ở bất kỳ hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, xã hội hay vùng, miền nào. Trẻ em khơng phân biệt về giới tính, về tính chất pháp lý; khơng phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã

hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, con cái của họ đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật trong điều kiện tốt nhất mà xã hội và gia đình dành cho.

Ngồi ra, cũng cần phải tăng cường hoạt động giáo dục quyền con người trong trường học. Mặc dù trong chương trình mơn học Giáo dục cơng dân của các cấp học đã có một số nội dung về quyền con người, song các nội dung này cịn rất ít và mờ nhạt. Hình thức dạy và học các nội dung này trong các nhà trường chưa mang lại hiệu quả cao. Chúng ta tin tưởng rằng, khi trẻ em có nhận thức đầy đủ về quyền của mình thì chính các em sẽ bảo vệ được bản thân mình, dám đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại quyền trẻ em.

3.2.5.3. Đối v i các tổ chức xã hội

Cộng đồng, các tổ chức xã hội đóng vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc xây dựng một mơi trường sống an tồn và lành mạnh cho trẻ em. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Tổ chức, đồn thể có trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận (Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các Hội liên quan về bảo vệ trẻ em,...). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thể hiện vai trò trong việc giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, phân bổ nguồn lực đáp ứng quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật. Các tổ chức xã hội thể hiện vai trò trong việc vận động thành viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em. Điều lệ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ

nhiệm vụ của tổ chức đoàn cơ sở trong việc đảm bảo thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em tại Điều 20 như sau: “Tổ chức cơ sở Đồn có nhiệm vụ: đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi; tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đồn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị; phối hợp với chính quyền, các đồn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đồn, tích cực xây dựng cơ sở Đồn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền”. Đồn Thanh niên cịn có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi. Ngồi ra cịn có tổ chức kinh tế, tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em đều có trách nhiệm với trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước. Trên cơ sở các quy định của pháp luật đó, các tổ chức cần có những kế hoạch cụ thể để cùng chung tay tham gia xây dựng một mơi trường sống an tồn và lành mạnh cho trẻ em, bảo đảm các quyền trẻ em được thực thi đúng pháp luật, tránh các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Ngồi ra, các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, các kênh thơng tin truyền thơng và các hình thức khác về cơng tác trẻ em gắn với tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Truyền thông tư vấn, hướng dẫn kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho phụ huynh, trẻ em; đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em; thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại thông qua các kênh truyền thơng báo chí, mạng xã hội, các tài liệu, sản phẩm truyền thông...

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w