Về nhóm quyền được phát triển

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)

Hiện nay, huyện Hải Lăng có 39 trường cơng lập, trong đó có 20 trường mầm non, 19 trường TH&THCS. Mầm non có 184 nhóm lớp với 4.549 cháu (Nhà trẻ: 953 cháu, Mẫu giáo: 3.596 cháu), tiểu học có 284 lớp với 6624 học sinh, THCS có 163 lớp với 5459 học sinh. Tổng số đội ngũ CBGVNV tồn

ngành hiện có 1427 người (MN 494, TH 460, THCS 473), trong đó: biên chế 1325 người (MN 406, TH 453, THCS 466); hợp đồng 102 người (MN 88, TH 07, THCS 7). CBQL 101 người, giáo viên 1106 người và nhân viên 220 người.

Huyện Hải Lăng đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT phối hợp với các phòng, ban, địa phương tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần tăng cường phổ biến và quán triệt quyền trẻ em trên địa bàn huyện. Phối hợp với Phịng TC-KH trong việc bố trí kinh phí cho các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động cũng như xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Đầu tư xây dựng những điểm trường chung cho học sinh nhiều xã để xóa bỏ những điểm trường ít lớp, lớp ghép. Việc sáp nhập, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: cơ cấu lại hệ thống hợp lý, tăng quy mô trường học; tinh gọn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tiết kiệm ngân sách... Huyện Hải Lăng tiếp tục quan tâm đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với chủ đề năm học “Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, năng lực đổi mới, sáng tạo của nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động với nhiều hình thức, nội dung phong phú. Phịng GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo về thực hiện chủ đề năm học để bàn về những nội dung, giải pháp, những cách làm hay... nhằm thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học. Tập trung vào các nội dung trọng tâm đổi mới sinh hoạt dưới cờ, xây dựng

trường học, lớp học, giáo viên, học sinh hạnh phúc, tổ chức diễn đàn, đối thoại... Việc xây dựng nếp sống văn hóa học đường, văn hóa cơng sở đã được các đơn vị, trường học quan tâm. Ngồi việc duy trì tốt kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức, các cơ sở giáo dục đã từng bước quan tâm xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh, an tồn, thân thiện. Đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; phịng, chống tình trạng bạo lực học đường; tăng cường các giải pháp phịng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp có ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhân sinh quan của trẻ em, cũng như cũng đóng góp vai trị quan trọng trong việc thực hiện quyền trẻ em tại huyện, huyện Hải Lăng đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên các trường học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và chính trị. Đến nay, có 100 HT, PHT có chứng chỉ Quản lý giáo dục, Có 102/102 CBQL có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị. Có 87,0 CBQL, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn đạt trên 19,7 , trong đó có 9 CBGV có trình độ Thạc sĩ. Phịng GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn như quản lý ra đề kiểm tra cho các trường TH&THCS; đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên mầm non; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho CBQL, GV các trường TH&THCS và tổ chức các chuyên đề cấp huyện, cụm. Tổ chức các hội thi dành cho giáo viên như: GVCN giỏi tiểu học tạo cơ hội cho giáo viên thể hiện năng lực của cá nhân đồng thời tạo môi trường cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

Ngồi ra, bên cạnh cơng tác tổ chức dạy tốt, học tốt, công tác kiểm tra, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được thường xuyên quan tâm trên

địa bàn huyện. Chính nhờ vậy, việc triển khai quyền được phát triển ở trẻ em được thực hiện có hiệu quả. Huyện Hải Lăng cũng thường xuyên thực hiện việc tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 100 trường học trong huyện sử dụng lịch công tác online, VnEdu, smas.edu.vn để quản lý, điều hành công việc cũng như thông tin, liên lạc với phụ huynh học sinh; tiếp tục sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng đề kiểm tra có hiệu quả. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thơng có trọng điểm, đồng bộ, cân đối giữa các hạng mục, đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, hiệu quả trong ứng dụng, tiết kiệm và an toàn, an ninh thơng tin mạng. Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý, đã xây dựng cổng thông tin điện tử giáo dục thơng minh của ngành. Khai thác sử dụng có hiệu quả kho học liệu của ngành phục vụ nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và học sinh.

Việc phổ cập xóa mù chữ, phổ cập giáo dục là một việc làm quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác thực hiện các quyền phát triển của trẻ em. phổ cập xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS đạt 100 xã, thị trấn, cụ thể: Phổ cập xóa mù chữ đạt mức độ 2 đạt 100 ; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 đạt 100%; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, mức độ 3, trong đó mức độ 3 đạt 68,8 . Đã phối hợp với Hội Khuyến học huyện triển khai đánh giá xếp loại “Cộng đồng học tập cấp xã” theo Thông tư số 44/2014/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể, Hội Khuyến học tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh xây dựng phong trào xã hội học tập, dòng họ học tập, học tập suốt đời. Trong những giai đoạn có dịch bệnh Covid-19, các trường học đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, dịch bệnh Covid 19; chuẩn bị cơ sở vật chất sẵn

sàng phương án phòng chống thiên tai; phòng chống dịch; tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Các trường học đã xây dựng các phương án dạy học online, dạy bù, kiểm tra bù khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, nên 100 đơn vị thực hiện đảm bảo chương trình và tiến độ theo khung thời gian năm học. Một số địa phương dù đã chuẩn bị các phương án để phòng chống bão, lũ. Tuy nhiên một số điểm trường ngập sâu và dài ngày nên thiệt hại nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học với tổng thiệt hại hơn 16 tỉ đồng. Các trường học tổ chức tiếp nhận và quản lý tốt các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân và đã khắc phục được một phần thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Chỉ đạo các đơn vị trường học đẩy mạnh tổ chức, tạo cơ hội trẻ tích cực và chủ động khám phá, trải nghiệm, sáng tạo; phát huy các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi. Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Cụ thể các trường học đã tổ chức thực hiện chương trình GDMN theo đúng độ tuổi. Lập kế hoạch phát triển chương trình phù hợp bối cảnh với địa phương. Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ như “Ngày hội đến trường của bé”, “Ngày hội xuân”, “Bé vui đón xuân”... tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức hội nghị chuyên môn cụm Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng về chủ đề “Tăng cường các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non” và 04 chuyên đề cấp huyện về phát triển trẻ, ngoài ra mỗi cụm trường học tổ chức 1 chuyên đề cấp cụm để trao đổi chuyên môn giữa các trường học trên địa bàn. Chỉ đạo công tác huy động trẻ đến trường, giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị trường học, kết quả tỉ lệ huy động Nhà trẻ đạt 39,2 , Mẫu giáo đạt 95,2 , trong đó trẻ Mẫu giáo 5 tuổi huy động đạt tỉ lệ 100 . Phòng GDĐT huyện đã chỉ đạo tăng cường các giải pháp

nhằm duy trì số lượng, hạn chế học sinh bỏ học và vận động học sinh trở lại trường. Triển khai các hình thức và phương pháp dạy học mới, thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, dạy học gắn liền với di sản nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Giai đoạn 2016-2020, huyện Hải Lăng đã xây dựng và triển khai nhiều hoạt động nâng cao thể chất, tinh thần cho trẻ em trong quá trình thực hiện bảo đảm quyền trẻ em. Hoạt động vui tết Trung thu, tặng quà cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền là 260.500.000 đồng [10].

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)