Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, công tác bảo đảm quyền trẻ em trên địa bàn huyện vẫn cịn gặp khơng ít những khó khăn, hạn chế.
*Về nhóm quyền được sống cịn
Điều kiện kinh tế chung của địa phương cịn thấp, mức thu nhập bình qn đầu người hiện tại chưa cao, do đó, nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình nơng thơn có điều kiện kinh tế cịn thấp. Những thành viên trụ cột trong gia đình thường xuyên dành nhiều thời gian để phát triển kinh tế, cho nên việc quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cịn hạn chế, do đó vẫn cịn nhiều trẻ em sống trong hồn cảnh khó khăn, thiếu các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Sự tác động của nền kinh tế thị trường đã phần nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Hiện nay, có nhiều bậc phụ huynh vì điều kiện kinh tế, phải đi xa làm việc nên việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái thường gửi gắm lại cho ông bà, người thân. Nhiều trẻ em phải sống xa cha mẹ, thiếu vắng tình thương và sự chăm sóc dạy dỗ trực tiếp của cha mẹ. Ngồi ra, nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc đầu tư, chăm sóc, bảo vệ trẻ em. giao việc chăm sóc, dạy dỗ con cái của mình cho nhà trường. Nhiều gia đình đã chú tâm chăm lo phát triển kinh tế, nhiều phụ huynh cịn có tâm lý ỷ lại, mà qn đi việc thực hiện các quyền cơ bản của con em mình, thiếu sự quan tâm, phối hợp với nhà trường, cộng đồng, đoàn thể trong việc chăm lo, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ của trung tâm y tế huyện, của xã, thị trấn còn thấp nên dẫn đến có những vụ việc ảnh hưởng đến
sinh mạng của trẻ em. Việc nâng cao chất lượng tay nghề và cơ sở vật chất cần sự đầu tư lớn nhưng nguồn kinh phí eo hẹp dẫn đến kết quả cịn thấp.
Cơng tác xây dựng mơ hình Bảo vệ trẻ em và nhân rộng mơ hình chưa được thực hiện thường xun, cịn mang tính dàn trãi.
* Về nhóm quyền được phát triển:
Tại huyện Hải Lăng hiện nay, điều kiện về cơ sở vật chất và khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Hầu hết ở các địa phương khơng có điểm vui chơi đảm bảo cho trẻ em. Ngoài nhà trường, các em thường chỉ chơi ở các khu vực tự phát. Nguồn kinh phí phân bổ cho cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cịn hạn chế, chưa đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động ở địa phương, nhất là kinh phí bố trí cho các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em hàng năm, Trung thu và kinh phí cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã còn cào bằng, chưa trọng điểm. Việc phân bổ nguồn kinh phí hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các cơng tác chăm sóc, tạo các sân chơi lành mạnh cho các em.
Điều kiện cơ sở vật chất tại huyện còn thiếu thốn, Nhà thiếu nhi huyện cịn hoạt động cầm chừng, có lúc khơng hoạt động nên các em khơng có địa điểm để hoạt động vui chơi, đặc biệt là vào các dịp hè về. Trên địa bàn huyện cũng thiếu tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.
Việc cập nhật thông tin vào hệ thống phần mềm và khai thác dữ liệu tại phần mềm quản lý đối tượng trẻ em thông qua địa chỉ http:/treem.gov.vn chưa hiệu quả; Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực nên việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cịn nhiều hạn chế.
Cơng tác tuyên truyền về pháp luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa thực sự sâu rộng; biện pháp tuyên truyền chưa phong phú, chưa hiệu quả... do đó nhận thức của một số bộ phận nhân dân, cịn hạn chế. Một số gia
đình của trẻ em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng, vai trị của việc vui chơi, giải trí, coi trọng việc học tập văn hố là chủ yếu, chưa tạo điều kiện để con em tham gia các hoạt động vui chơi giải, điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ cho sự phát triến của trẻ.
*Về nhóm quyền được bảo vệ:
Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; nhiều gia đình ở nơng thơn chưa thực sự quan tâm, chưa cảnh giác và còn chủ quan đối với những tác động xấu đến con em mình, nhất là đối với trẻ em gái. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền được bảo vệ cho trẻ em đạt hiệu quả thì ngồi gia đình, rất cần sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng xã hội nhằm tạo mơi trường an tồn cho trẻ em. Các thành viên trong gia đình hay cộng đồng cịn thiếu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường đuối nước. Các bậc cha mẹ còn thiếu chủ động trong việc quản lý và đảm bảo mơi trường vui chơi an tồn cho con em mình. Đặc biệt, việc tập bơi cho trẻ, hướng dẫn trẻ các nguyên tắc an toàn khi bơi và xử lý tình huống đuối nước cịn ít được chú trọng.
Đối với các cấp chính quyền từ cơ sở đến huyện. Sự vào cuộc của các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có lúc cịn chưa tốt khiến tình trạng bạo lực hoặc xâm hại trẻ em cịn xảy ra. Cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã chủ yếu do công chức phụ trách lĩnh vực LĐTB&XH đảm nhận, trong khi khối lượng công việc của công chức này rất lớn nên đã ảnh hưởng đến việc phát hiện xử lý cũng như các hoạt động hỗ trợ, can thiệp trẻ em khi bị xâm hại. Công tác phối hợp báo cáo thơng tin giữa các ban, ngành, đồn thể các cấp (huyện, xã) cũng như việc báo cáo giữa cấp xã - cấp huyện về các vụ việc xâm hại chưa kịp thời, đồng bộ. Trong các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em, người bị hại và gia đình của người bị hại thường có tâm lý
e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống gia đình của người bị hại thường có tâm lý e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống gia đình nên nhiều người chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân họ hoặc người thân khi bị xâm phạm. Khi xảy ra vụ việc, họ thường khơng trình báo với cơ quan có thẩm quyền mà giấu diếm, bỏ qua hoặc tự thoả thuận với người có hành vi phạm tội và gia đình của người phạm tội gây khó khăn cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử. Trong các vụ việc xâm hại trẻ em, nhất là các vụ xâm hại tình dục, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hố sẹo, khơng thu được tinh dịch...) nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay khơng và ai là người thực hiện hành vi. Do đó, q trình điều tra đối với các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, bị hại là trẻ em nên qua việc lấy lời khai cũng địi hỏi cán bộ điều tra phải có những kiến thức, kỹ năng giao tiếp nhất định với trẻ em. Vì nhiều lý do nên các vụ xâm hại tình dục trẻ em ít được đưa ra xét xử lưu động cơng khai, trong khi đó có nhiều vụ việc cần được đưa ra xét xử lưu động công khai nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và răn đe, ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm và tội phạm tương tự xảy ra. Kinh phí dành riêng cho cơng tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em còn hạn chế. Số lượng các đợt phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em cịn ít. Cơng tác truyền thơng, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại một số xã chưa được thường xuyên; kiến thức, kỹ năng của một số trẻ em về phịng tránh xâm hại tình dục cịn hạn chế. Cha mẹ sao nhãng, bỏ mặc con cái ở một số gia đình cũng là mầm mống nảy sinh các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em. Hồn cảnh kinh tế khó khăn, con cái khơng có khơng gian riêng để giữ khoảng cách và cha mẹ ít có thời gian quan tâm con cái. Cơng nghệ thông tin trên mạng Internet, phim ảnh ngồi luồng có tính
chất bạo lực, khiêu dâm cũng góp phần dẫn đến nguy cơ trẻ bị xâm hại. Sự biến đối về tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên khiến cho một bộ phận trẻ dễ bị tác động bởi hồn cảnh, dễ bị kích động và thích thể hiện, dẫn đến các em trở thành chủ thể các hành vi bạo lực, xâm hại những trẻ em khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn thương tích chủ yếu là do mơi trường cộng đồng, gia đình cịn thiếu kiến thức về phịng, chống tai nạn, thương tích đặc biệt là tai nạn đuối nước; địa hình chủ yếu là ao, hồ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho trẻ em; sự bất cẩn, sao nhãng của bố mẹ trong việc chăm sóc con cái (mùa hè các em thường đi tắm sơng một mình, đi bắt ốc, mị cua, chơi gần ao, hồ...); kinh tế gia đình cịn khó khăn và các trang thiết bị an tồn cho trẻ em chưa được sử dụng phổ biến, mơi trường xã hội cịn tiềm ẩn gây tai nạn thương tích; một số địa điểm nguy hiểm cịn thiếu biển báo; một số xã chưa chú trọng về cơng tác truyền thơng phịng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn giao thơng và tai nạn đuối nước.
*Về nhóm quyền được tham gia
Việc triển khai chính sách, pháp luật về quyền trẻ em vẫn cịn nhiều bất cập; vấn đề về trẻ em chưa được nhận thức một cách đầy đủ, dẫn đến hạn chế trong triển khai thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
Nhìn chung, đối với xã hội truyền thống như ở nước ta nói chung, ở huyện Hải Lăng nói riêng, cuộc sống của trẻ em vẫn cịn phụ thuộc vào gia đình, người thân rất lớn. Trong khi đó, cha mẹ, ơng bà, người lớn, thường áp đặt suy nghĩ, lối sống, hành vi của người lớn lên trẻ em. Vẫn rất ít người được tiếp cận hoặc có suy nghĩ tiếp cận và tìm hiểu về quyền trẻ em và thực hiện việc bảo đảm quyền trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia của trẻ em. Có thể nói, ngay tại trong gia đình, quyền tham gia của trẻ em rất hạn chế. Các em cũng sống trong môi trường phụ thuộc lâu dài cho nên các em cũng hình thành tâm lý phụ thuộc. Ngồi ra, các em cũng ít được tiếp cận và khơng hiểu, khơng
nắm về quyền của mình. Cho nên các em khơng thể hiện được tiếng nói của bản thân. Hầu hết các em đều có tâm lý lo lắng, sợ hãi khi phải nói lên tiếng nói của bản thân về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Chính vì tâm lý chung như vậy, khi bước ra xã hội, việc thể hiện quyền được tham gia cũng là một việc làm khó đối với trẻ em. Hiện nay, có q ít diễn đàn, hội nghị... được tổ chức để lắng nghe ý kiến của các em.