Tăng cường hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng của vấn đề tôn trọng quyền trẻ em trong cộng đồng

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 95 - 97)

đề tôn trọng quyền trẻ em trong cộng đồng

Trong những năm qua, mặc dù trình độ hiểu biết, dân trí của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, tuy nhiên, trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận nhân dân còn thấp. Đặc biệt, đối với quyền trẻ em là đặc thù. Việc thực hiện quyền trẻ em chủ yếu là do người lớn thực hiện, bởi vì trẻ em chưa đủ tuổi để tự quyết định được những vấn đề quan trọng của cuộc sống bản thân. Chính vì thế, việc tun truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của vấn đề tôn trọng quyền trẻ em trong cộng đồng là rất cần thiết.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đặc biệt, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa. Việc tuyên truyền pháp luật của Nhà nước cần thực hiện thường

xuyên, liên tục, từng bước nâng cao ý thức pháp luật của người dân, góp phần tăng cường sự phổ biến Luật trẻ em.

Cần khắc phục những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật trẻ em. Cần tránh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cịn mang tính thời sự, nặng về phong trào. Nên thay đổi các hình thức tuyên truyền pháp luật để việc tuyên tuyền Luật trẻ em có thực chất và hiệu quả hơn. Có thể tổ chức các cuộc thi, xem phim tài liệu, lồng ghép với các hoạt động có đầy đủ các gia đình để việc tuyên truyền sinh động, đi vào tiềm thức của người dân. Hiện nay, các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân còn một chiều, chủ yếu tuyên truyền văn bản pháp luật là các mệnh lệnh mà người dân phải tuân thủ, chưa có nhiều nội dung tuyên truyền pháp luật liên quan đến quyền con người. Do vậy, việc tuyên tuyền Luật trẻ em là một việc làm không chỉ nhắm đến đối tượng là trẻ em mà còn cần phổ biến đến người lớn. Bởi vì như đã nêu trên, trẻ em có thực hiện được quyền, nghĩa vụ, bổn phận của mình hay khơng, phụ thuộc rất lớn vào gia đình, những người bảo hộ. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền Luật một cách có chọn lọc. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật không nên chỉ tập trung vào Luật trẻ em, cần chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành... Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về các quyền trẻ em là một việc làm đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trên thực tế, đối với một quốc gia truyền thống như Việt Nam, vẫn còn việc cha mẹ đặt đâu, cịn ngồi đó. Câu nói này khơng chỉ đúng đối với việc thiết lập hôn nhân của con cái, mà cịn đúng đối với việc ni dạy con. Từ khi một đứa trẻ sinh ra, cha mẹ, ơng bà, gia đình, cộng đồng xã hội chỉ trực tiếp nuôi dạy con theo chủ ý của người lớn, có mấy ai nghiên cứu quyền trẻ em, Luật trẻ em rồi mới ni dạy con. Ơng bà ta cịn có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Vì vậy, các hành vi bạo lực trong gia đình, cộng

đồng xã hội có diễn ra thì cũng được vin vào lý do là yêu thương dạy bảo. Chính vì thế, tầm quan trọng của việc nhận thức được tầm quan trọng của Luật trẻ em là rất lớn. Cần được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện, tuyên truyền, nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân. Mà quan trọng là để trẻ em có thể được hưởng các quyền của mình một cách trọn vẹn, sống và phát triển trong một môi trường an tồn và lành mạnh, có thể nói lên tiếng nói của mình để bảo vệ bản thân.

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 95 - 97)