Quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 32)

Quy định của pháp luật là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố. Quy định pháp luật ở đây không chỉ là các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh về hoạt động trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố mà còn là các quy định khác có liên quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố, đảm bảo quyền con người, không làm oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Hiện nay, khi tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhiều vụ án phạm tội có tổ chức, có nhiều đối tượng tham gia, nên việc điều tra xác minh gặp nhiều khó khăn, các chứng cứ thu thập được chưa đáp ứng yêu cầu chứng minh tội phạm. Để đảm bảo chất lượng trả hồ sơ vụ án để ĐTBS được chặt chẽ thì việc quy định cụ thể các căn cứ trả hồ sơ là rất cần thiết.

Một số vụ án phải trả hồ sơ để ĐTBS là những vụ án lớn, có tính chất phức tạp, như: các vụ án kinh tế liên quan đến nhiều lĩnh vực, các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các vụ án xâm phạm quyền sở hữu,… phải vận dụng nhiều loại văn bản của nhiều ban ngành, nên đòi hỏi sự thống nhất của các quy định của pháp luật điều chỉnh về trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố và các quy định khác có liên quan.

26

1.3.2. Hƣớng dẫn áp dụng pháp luật

Hướng dẫn áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố, giúp cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật một cách nhất quán, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Khi Luật và các văn bản áp dụng pháp luật được sửa đổi, bổ sung thì việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan chức năng phải kịp thời và cụ thể, đảm bảo cho việc nhận thức và vận dụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được thống nhất.

1.3.3. Tổng kết thực tiễn

Tổng kết thực tiễn là hoạt động định kỳ trong ngành kiểm sát. Thông qua Báo cáo chuyên đề án trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các Viện kiểm sát địa phương, để thấy được tình hình việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa VKS và CQĐT, từ đó phân tích nguyên nhân, trách nhiệm các trường hợp trả hồ sơ vụ án để ĐTBS. Trên cơ sở này, đưa ra những đánh giá về sự phù hợp với thực tiễn của những quy phạm pháp luật đã ban hành, chỉ ra những bất cập, mâu thuẫn và giải pháp. Đồng thời, đề cao tinh thần trách nhiệm của KSV, nhận thức đúng về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.

27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua phân tích một số vấn đề lý luận, luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, các căn cứ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố. Thông qua đó, đề cập đến những vấn đề về chủ thể, hình thức, mục đích trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát là chủ thể duy nhất, sử dụng những quyền năng của mình, trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung, nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong quá trình điều tra, bằng hình thức ra “Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung”.

Chế định trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố không chỉ đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự mà còn là cơ sở cho hoạt động xét xử đúng người, đúng tội, góp phần thực hiện mục tiêu của cải cách tư pháp. Chỉ khi quy định của pháp luật được cụ thể, thống nhất, hoạt động hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời, chi tiết, việc tổng kết thực tiễn toàn diện thì hoạt động trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố mới đạt hiệu quả.

28

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TRẢ HỒ SƠ VỤ ÁN ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

2.1.1. Thẩm quyền trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Tại khoản 1 Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định: “Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung”. Quy định này phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của VKS được ghi nhận tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Đối với từng vụ án cụ thể, BLTTHS năm 2015 cũng đã quy định việc phân định thẩm quyền VKS có quyền trả hồ sơ như sau: “Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án”. Theo đó, VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra sẽ là VKS quyết định việc truy tố, và có thẩm quyền trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn này. So với BLTTHS năm 2003 không quy định về thẩm quyền truy tố, thì đây được coi là một quy định mới, nhằm giải quyết những vướng mắc liên quan đến quyền truy tố, xây dựng nên khung pháp lý nhằm thực hiện tốt chức năng của VKS các cấp.

29

Về chủ thể trực tiếp ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS được quy định tại điểm m, khoản 2, 3 Điều 41 BLTTHS năm 2015 như sau:

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

m) Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;

...

3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm khoản 1 Điều n y. hó iện trưởng iện kiểm sát kh ng được giải quyết khiếu nại, tố cáo về h nh vi, quyết định của m nh...”.

Như vậy, sau khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án từ CQĐT, kiểm sát viên tiến hành nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, nếu phát hiện vi phạm thuộc căn cứ trả hồ sơ vụ án để ĐTBS thì báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phụ trách. Viện trưởng, Phó Viện trưởng phụ trách là người có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu ĐTBS.

Về thời hạn để VKS xem xét, quyết định việc trả hồ sơ vụ án để ĐTBS chính là thời hạn quyết định việc truy tố, được quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 (theo thủ tục chung), khoản 1 Điều 461 BLTTS năm 2015 (theo thủ tục rút gọn). Theo đó: đối với thủ tục chung thời hạn là 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn này được tính kể từ ngày VKS nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đến

30

khi VKS ra quyết định trả hồ sơ để yêu cầu ĐTBS. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với thủ tục rút gọn thời hạn là 05 ngày kể từ ngày VKS nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án đến khi VKS ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS.

2.1.2. Các trƣờng hợp trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Việc pháp luật quy định cụ thể các trường hợp trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là rất cần thiết, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền THTT áp dụng pháp luật một cách thống nhất, tránh tình trạng trả hồ sơ tràn lan, tùy tiện, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án không cần thiết. Các trường hợp trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 245 BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP) bao gồm:

Thứ nhất, Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được.

Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Trong phạm vi nhiệm vụ,

31

quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Muốn xác định được người bị buộc tội có tội hay không, cơ quan tố tụng phải dựa trên những chứng cứ đã thu được để xem xét [23, tr53]. Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm thu thập những chứng cứ để chứng minh, làm sáng tỏ tất cả những vấn đề liên quan đến đối tượng cần chứng minh, có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Trong giai đoạn truy tố, sau khi nhận được bản kết luận điều tra và hồ sơ vụ án, VKS nghiên cứu phát hiện thiếu chứng cứ để chứng minh mà không tự mình bổ sung được thì VKS trả hồ sơ vụ án cho CQĐT để ĐTBS.

So với quy định tại Điều 168 BLTTHS năm 2003 quy định trường hợp trả hồ sơ vụ án để ĐTBS do “Còn thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được”, còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có nhận thức chung, thống nhất về “chứng cứ quan trọng” thì việc quy định cụ thể trường hợp “Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được” tại Điều 245 BLTTHS năm 2015 là điểm mới, tiến bộ hơn, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền THTT có nhận thức cụ thể, thống nhất và thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật.

Điều 85 BLTTHS năm 2015 quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, bao gồm: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết

32

giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Chứng cứ để chứng minh trong vụ án hình sự được làm rõ hơn tại Điều 3 Thông tư số 02/2017/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP, như sau:

- Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác theo quy định của luật);

- Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;

- Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;

- Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;

- Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa;

33

có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;

- Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt;

- Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định bị can, bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51, Điều 84 của Bộ luật Hình sự hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 52, Điều 85 của Bộ luật Hình sự;

- Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo; nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề khác có liên quan đến địa vị pháp lý và hoạt động của pháp nhân thương mại;

- Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra;

- Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)