Yêu cầu bảo vệ công lý

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 79 - 81)

Công lý vừa là nền tảng, vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là tiêu chí đánh giá đối với nền tư pháp của mỗi quốc gia. Ở nước ta, bảo vệ công lý đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của cải cách tư pháp, gắn với hoạt động tư pháp. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng đã đặt ra yêu cầu đối với hệ thống các cơ quan tư pháp: “Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm”, và mục tiêu cơ bản và xuyên

73

suốt của Chiến lược là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý”.

Điều 102 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Để Tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý trong giai đoạn xét xử thì ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố phải được tuân thủ đúng quy định pháp luật. Trong giai đoạn điều tra: “Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án” theo quy tại Điều 19 BLTTHS năm 2015. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát kịp thời phát hiện thiếu sót, vi phạm pháp luật trong giai đoạn điều tra, nhằm truy tố đúng người, đúng tội,bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, góp phần đảm bảo cho công tác xét xử của Tòa án có căn cứ, hợp pháp, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ công lý. Như vậy, việc thực hiện tốt công tác trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

74

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)