Thứ nhất, Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành trong việc thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
- Cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu nghiệp vụ được nêu trong Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai cũng như các Quy chế nghiệp vụ của ngành. Nắm vững và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của BLTTHS
80
năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của VKS trong giải quyết vụ án hình sự [31].
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các cấp. Lãnh đạo các đơn vị cần nghiên cứu, tổ chức hoạt động của cơ quan mình cho phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở từng địa phương; nâng cao trách nhiệm trong quản lý, điều hành, chỉ đạo sát sao trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự để hạn chế thấp nhất các vi phạm, sai sót. Ngay từ khi phân công cán bộ tiến hành điều tra, truy tố, xét xử cần căn cứ vào năng lực, sở trường công tác để lựa chọn người có khả năng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Ngoài ra, định kỳ hàng năm, có thể tổ chức các buổi tổng kết rút kinh nghiệm về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Từ đó, thiết lập mối quan hệ bền chặt giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, làm nền tảng cho các hoạt động tố tụng về sau được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Với vị thế là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử, VKS đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mối quan hệ giữa các cơ quan tố tụng mà công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS là vấn đề có ảnh hưởng tới các hoạt động tố tụng. Do đó, lãnh đạo Viện cần tăng cường thực hiện công tác này, để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình giải quyết vụ án. Cụ thể, trong quá trình điều tra, bên cạnh việc phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, lãnh đạo Viện cũng cần quan tâm nắm tình hình, tiến độ và kết quả điều tra, thận trọng khi ký quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, khi thấy chưa đủ căn cứ xác định người đó có hành vi phạm tội thì yêu cầu xác minh làm rõ; trường hợp chứng cứ yếu thì tuyệt đối không được phê chuẩn theo kiểu cho nợ [12, tr23].
81
- Tăng cường sự giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và trình độ của Kiểm sát viên. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
Thứ hai, Xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Kiểm sát viên có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Kiểm sát viên phải nắm chắc các đạo luật cơ bản; trình tự thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự; thường xuyên nghiên cứu và cập nhật, tích lũy các văn bản quy phạm pháp luật mới về hình sự, các Nghị Quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan đến công tác nghiệp vụ, Quy chế của ngành để áp dụng vào thực tiễn. Nâng cao ý thức, trách nhiệm hành động vì mục đích chung trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên thực hiện tốt việc chuyển giao tài liệu, chứng cứ mà hoạt động điều tra không có Kiểm sát viên tham gia theo khoản 5 Điều 88 BLTTHS để kiểm sát; đây cũng là phương thức để nắm chắc tiến độ điều tra của Điều tra viên, kịp thời yêu cầu, bổ sung những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra vụ án. Trước khi hết thời hạn điều tra, Kiểm sát viên và Điều tra viên phải phối hợp rà soát, đánh giá lại kết quả điều tra vụ án lần nữa, xem tài liệu, chứng cứ có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can hay chưa? Còn những vấn đề gì cần phải làm rõ, bổ sung? Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải trao đổi, định hướng đường lối xử lý vụ án theo quy định [30].
82
- Trước khi kết thúc điều tra vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải nghiên cứu thật kỹ hồ sơ, xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được. Đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, bị can không nhận tội, Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi cung tổng hợp làm rõ việc nhận tội hoặc không nhận tội của bị can để tiếp tục yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, không để kết thúc điều tra vụ án mới đề xuất trả hồ sơ điều tra bổ sung [29].
- Cần chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ tiến hành tố tụng. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử tốt hay chưa tốt, đúng pháp luật hay chưa đúng pháp luật cũng do con người thực hiện nên việc đào tạo con người có chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu hoạt động tố tụng hình sự là rất quan trọng và cần thiết [15, tr73].
- Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp triển khai thực hiện quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ vụ án để ĐTBS trong giai đoạn truy tố. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về BLTTHS và các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn về BLTHS nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức.
- Cần thực hiện nghiêm túc việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tiến hành tố tụng khi để xảy ra những vi phạm, thiếu sót dẫn đến phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Việc nâng cao kỷ luật và trách nhiệm cá nhân của người tiến hành tố tụng trong trường hợp trả hồ sơ vụ án do lỗi chủ quan là cần thiết, góp phần hạn chế những sai sót, vi phạm trong quá trình tố tụng, khiến vụ án phải bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể: đối với Điều tra viên, cần xem xét trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên dẫn đến trường hợp
83
phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với những vấn đề đó; Không thực hiện hoặc thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu điều tra bổ sung trong Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát dẫn đến phải trả hồ sơ đến lần thứ hai đối với những vấn đề đó. Đối với Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án cần xem xét trách nhiệm theo quy định của ngành Kiểm sát nhân dân trong trường hợp có sai phạm do không đề ra yêu cầu điều tra, không kiểm sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án khiến vụ án phải trả hồ sơ; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ hoặc không cần thiết và Cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên kết luận điều tra, sau đó Viện kiểm sát quyết định truy tố như đề nghị của Cơ quan điều tra; trong thời hạn truy tố, Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không đánh giá đúng, kiểm tra đầy đủ những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án mà đã quyết định truy tố dẫn tới Tòa án quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung [8, tr50,51].
Thứ ba, Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để đạt được mục tiêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiêm túc thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch số 02/2017 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như các văn bản pháp luật khác. Cơ quan điều tra, VKS cần chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra để nắm chắc nội dung vụ án, đưa ra phương hướng điều tra và xử lý những vấn đề phát sinh đúng đắn. Trong quá trình điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải thường xuyên trao đổi, theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra, nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã thu thập và đối chiếu với các quy định của
84
BLTTHS để xem xét tính hợp pháp, có căn cứ của các quyết định, thủ tục tố tụng. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp khi tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ theo quy định. Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên cần trao đổi với Kiểm sát viên kiểm tra đánh giá lại toàn bộ chứng cứ trong hồ sơ vụ án và thủ tục tố tụng để kịp thời khắc phục, bổ sung trước khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Trong trường hợp không thống nhất được quan điểm thì phải báo cáo lãnh đạo hai ngành để thống nhất xử lý [2, tr29].
- Cần xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa 3 ngành, để phối hợp khắc phục thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án. Khi xảy ra tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án cần tiến hành họp ngay và làm rõ trách nhiệm về những thiếu sót của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để cùng rút kinh nghiệm đối với những vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, hướng tới mục đích đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn luật định, hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với những vụ án phức tạp và nghiêm trọng, lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần chủ động phối hợp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, bên cạnh đó tranh thủ sự hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên.
- Duy trì việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về chuyên đề án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm bàn bạc, thống nhất và tìm ra giải pháp khắc phục các vướng mắc, thống nhất quan điểm về nhận thức và trong việc áp dụng pháp luật.
85
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, khi phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hiện hoạt động trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục những vi phạm, thiếu sót đó. Hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, góp phần thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Trong thời gian qua, hoạt động trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động xét xử được thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế. Do đó, việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố luôn là một yêu cầu cấp bách, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố cần: tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố, tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật và tổng kết thực tiễn. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành trong việc thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Kiểm sát viên có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án.
86
KẾT LUẬN
1. Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố là hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, theo đó trong thời hạn quyết định việc truy tố, Viện kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi phát hiện có căn cứ trả hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật. Hoạt động này là cơ sở để Viện kiểm sát loại bỏ được những thiếu sót, vi phạm trong giai đoạn điều tra, đồng thời củng cố chứng cứ để quyết định việc xử lý đối với tội phạm, là tiền đề cho hoạt động xét xử được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Có thê thấy, hoạt động trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố không chỉ có ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa chính trị. Không những góp phần hạn chế oan sai, bảo đảm quyền con người, quyền công dân mà còn góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, thực hiện mục tiêu của cải cách tư pháp,…
2. Quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố được quy định ngay từ khi ban hành BLTTHS năm 1988, được sửa đổi, bổ sung tại BLTTHS năm 2003 và tiếp tục được hoàn thiện tại BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Qua nghiên cứu số liệu cụ thể về thực trạng trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã phân tích tổng quan tình hình trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tại thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, từ đó nêu ra những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
3. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế tác giả đề xuất một số giải
87
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố như: tính thời hạn điều tra bổ sung cần căn cứ vào loại tội phạm, quy định chế tài trong trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung, thường xuyên thực hiện công tác hướng dẫn pháp