Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tập quán là quy tắc xử sự
có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lập đi lập lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán, nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Dân sự quy định tại điều 3 của Bộ Luật này”.
Quy định trên của BLDS năm 2015 cho thấy sự chú trọng việc áp dụng các quy tắc của tập quán pháp để giải quyết các mối quan hệ, các tranh chấp giữa các bên ở Việt Nam hiện nay. Các quy tắc của Tập quán pháp có thứ tự ưu tiên chỉ sau văn bản quy phạm pháp luật, và sự thỏa thuận giữa các bên liên hệ. Tuy nhiên các quy tắc tập quán được áp dụng không thể trái với các
nguyên tắc của Bộ luật Dân sự. Vì vậy: “Tập quán có thể được áp dụng với
tính cách là một nguồn của luật dân sự khi có đủ các điều kiện: (i) Đã thành thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn hoặc cùng hành nghề trên cùng một lĩnh vực thừa nhận; (ii) Không trái với nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Dân sự; (iii) Chỉ được áp dụng nếu quan hệ pháp luật đó chưa được pháp luật quy định hoặc các bên trong quan hệ đó không có thỏa thuận”.
Điều kiện không trái với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự nói trên là một điều kiện khó xác định, bởi Bộ luật Dân sự 2015 quy định nhiều nguyên tắc ở các tầng nấc khác nhau và đôi khi khó giải thích một cách đầy đủ trong các mối liên hệ.
49
Đối với người Ê đê ở Tây Nguyên, Luật tục quy định các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm phong tục tập quán của cộng đồng người Ê đê nhằm mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích, tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của mọi người trong cộng đồng, trực tiếp bảo vệ người bị xâm hại bằng các hình thức xử phạt, nhằm giáo dục, răn đe đối với người có hành vi vi phạm, đồng thời cũng là biện pháp nhằm nhắc nhỡ những người khác phải tôn trọng các quy định của phong tục, tập quán được coi là luật tục - trong buôn làng, qua đó duy trì cuộc sống bình yên của cộng đồng.
Mặc dù Luật tục Ê đê không quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, mức độ, thẩm quyền xử lý vi phạm, nhưng các quy định về phong tục tập quán được truyền miệng từ ngàn xưa, đã thể hiện như sau:
Về đối tượng bị xử lý: là những người - hoặc cha mẹ của người - có các hành vi trái với quy định của phong tục, tập quán, trái với lệ làng, hoặc trái với lời hứa, lời cam kết.
Về phạm vi xử lý: Phong tục tập quán của cộng đồng người Ê đê căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi để ấn định phạm vi xử lý.
Về mức độ xử lý hành vi vi phạm: Việc áp dụng các mức độ xử lý những hành vi vi phạm phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi buôn, làng, cùng với sự thỏa thuận của các bên đương sự. Các bên đương sự có thể là gia đình, họ hàng của người có hành vi vi phạm, và gia đình, họ hàng của người đã bị hành vi vi phạm xâm hại đến.
Về thẩm quyền xử lý vi phạm: Người có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm là những người đại diện cho các bên đương sự. Họ thường là những ngưởi lớn tuổi trong giòng họ như ông, bà , bác, chú, dì... có hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, về lệ làng. Những người đại diện cho hai bên đương sự sẽ chọn thời gian, địa điểm để tiến hành giải quyết sự việc khi có yêu cầu của bên vi phạm.
50
Nếu sự việc đã được những người đại diện cho hai bên gia đình giải quyết nhưng không ổn thỏa, thì sự việc sẽ được chuyển đến Già làng để trực tiếp giải quyết. Đối với những hành vi vi phạm thuộc loại nghiêm trọng, thì chỉ có Già làng mới có thẩm quyền giải quyết.
Về thời hạn thi hành kết luận trong việc xử lý các hành vi vi phạm: Các hình thức xử lý các hành vi vi phạm sau khi được hai bên gia đình hoặc Già làng quyết định đều phải được thi hành ngay sau khi công bố giải quyết xong sự việc.
Mặc dù không có bất kỳ một biện pháp chế tài nào vụ thể, các hành vi vi phạm luật tục khi đã bị xử lý thì người có hành vi vi phạm thường chấp hành triệt để phán quyết về việc xử lý ấy.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, việc giải quyết các hành vi vi phạm trong cộng đồng người dân tộc Ê đê đã có nhiều thay đổi, nếu có sự việc xảy ra mà hai bên gia đình, họ hàng không giải quyết được, thì một trong hai bên làm đơn gửi đến ban hòa giải của thôn, buôn, xã để yêu cầu giải quyết.
2.3. Thực tiễn áp dụng luật tục để giải quyết các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của ngƣời Ê đê