2.3.1. Luật tục để giải quyết các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của người Ê đê
Bộ Luật tục Ê đê có 11 chương với 236 điều, riêng chương V và chương VI quy định về Hôn nhân và gia đình có 54 điều. chiếm 22,8% tổng số điều quy định của Bộ Luật tục, đã cho thấy tính chất quan trọng của Hôn nhân và Gia đình trong Luật tục Ê đê. Các quy định về Hôn nhân và Gia đình trong bộ luật tục Ê đê gồm các trình tự như sau:
Việc trao vòng đính hôn và từ hôn (Điều 95)
Việc đính hôn được coi là hoàn thành, khi cả hai bên cùng thực hiện đầy đủ các quy định của Luật tục. Nhưng nếu sau đó, người con trai không
51
còn nhất trí về thoả ước đính hôn kể trên, thì người từ chối cuộc hôn nhân này sẽ bị coi là vi phạm luật tục Ê đê.
Về việc quá hẹn, không nộp đủ lễ dẫn cưới (Điều 96)
Trước khi kết hôn, nhà trai có quyền yêu cầu và bên nhà gái đáp ứng một số yêu cầu nhất định, nếu nhà gái không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nhà trai có quyền huỷ bỏ việc kết hôn. Những yêu cầu của nhà trai có thể là: Bên nhà gái phải làm lễ kết hôn bằng một con bò to; cúng mẹ chồng bằng một con bò hoặc một con heo, cúng bố chồng bằng một con bò hoặc một con heo; cúng các anh chị em mỗi người một con heo… Đặc biệt, nhà trai còn có thể yêu cầu nhà gái trả thêm cho họ một khoản tài sản (bằng hiện vật, trâu, bò, heo…) đây là khoản chi phí cho công lao nuôi dưỡng của cha mẹ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, khoản này có thể được trả sau khi kết hôn.
Khi đã chấp nhận những yêu cầu của nhà trai, nhà gái có trách nhiệm nộp đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận; nếu không, bên nhà trai có quyền rút lại việc đính hôn và trong trường hợp này lỗi thuộc về bên nhà gái. Nếu không nộp đủ và nộp không đúng hẹn của dẫn cưới, tức là đã vi phạm quy định của Luật tục.
Lễ đính hôn được tổ chức tại nhà trai và lễ kết hôn được tổ chức ở nhà gái. Sự đồng thuận của đôi trai gái được biểu thị bằng việc: tại lễ đính hôn, đôi trai gái tự trao còng đồng cho nhau (vòng đeo tay được làm bằng đồng), với sự chứng kiến của hai bên họ hàng và gia đình. Người con gái sau khi đính hôn sẽ ở với nhà chồng một thời gian, có thể là 1 tháng, hoặc từ 1 năm đến 3 năm, nhưng không quá 3 năm, sau đó sẽ cùng chồng về sinh sống làm ăn tại nhà gái. Tại lễ kết hôn, khi đám rước về đến nhà gái, lúc đến trước nhà sàn, chú rể có thể không bước lên cầu thang, đây cũng là một hình thức thách cưới để buộc nhà gái phải trao một vòng đồng hay một vòng bạc. Trong lễ kết hôn, những người lớn tuổi của hai bên gia đình sẽ thông báo cho hai vợ chồng biết về những hình thức, những quy định và các hình thức xử lý khi vợ hoặc
52
chồng có hành vi vi phạm đến phong tục tập quán trong lĩnh vực hôn nhân gia đình như: Người chồng hoặc người vợ ngoại tình, việc ly hôn hoặc những hành vi khác ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ và chồng phải thực hiện việc cam kết bằng cách viết giấy, cam kết bằng miệng, hoặc trao vòng đồng xem như lời hẹn ước.
Về tập tục nối nòi (Điều 97)
Đối với người dân tộc Ê đê, nòi giống là vấn đề quan trọng nhất trong buôn làng, giòng họ và trong gia đình. Việc duy trì nòi giống là trách nhiệm của cả cộng đồng. Trong thực tế cuộc sống của người dân tộc Ê đê, tập tục nối nòi vượt ra ngoài phạm vi hôn nhân chị em vợ và hôn nhân anh em chồng.
Phong tục tập quán người Ê đê quy định: “Khi người cậu chết, người cháu sẽ
thay thế; Khi người bà chết, cháu gái bà sẽ thay”.
Về tập tục phải nối nòi, nhưng không có con cháu trực hệ làm nòi, thì phải xin một đứa con của chị em gái cùng họ làm nòi (Điều 98)
Luật tục Ê đê dự liệu các tình huống như: Khi người đàn ông chết mà gia đình người đàn ông không cho người nòi để nối lại, hoặc khi người đàn bà chết mà gia đình không cho người nòi để nối lại, thì gia đình họ đã vi phạm Luật tục.
Về việc nối nòi bằng một đứa con gái quá bé mà người chồng thì đã lớn tuổi (Điều 99)
Trong tinh thần gìn giữ, duy trì và phát triển nòi giống, tập tục nối nòi để gìn giữ gia đình rất được chú trọng trong đời sống của người Ê đê, và đã được quy định chặt chẽ trong Luật tục. Trong thực tế, thực hiện việc nối nòi đã có những trở ngại nhất định về mặt tâm lý của người chồng, khi người nối nòi là một cô gái còn bé. Luật tục khuyến khích người chồng thực hiện nhiệm vụ của mình bằng việc chờ đợi cho đến khi người vợ đủ lớn. Nếu không chờ đợi được, nếu không gìn giữ được tư thế làm chồng cùng với tất cả những trách nhiệm trong gia đình, và nếu người chồng có hành vi vi phạm, cụ thể là
53
có một quan hệ ngoài luồng và bị phát hiện, người chồng phải chịu một chế tài khá nặng nề về mặt lợi ích, như là, sẽ ra khỏi nhà của người vợ mà không được mang theo bất kỳ thứ gì, dù chỉ là một miếng trầu, mảnh vỏ.
Về trường hợp nối nòi bằng một chàng trai trẻ cho một người vợ đã già (Điều 100)
Trong thực tế, khi thực hiện việc gìn giữ nòi giống bằng việc nối nòi, và trong trường hợp này, người trai trẻ đã nối với một người vợ già do anh mình để lại, người vợ phải thấy được những khiếm khuyết của mình trong gia đình do tuổi tác. Và cũng chính người vợ này đã tiếp tục thực hiện việc nối nòi bằng việc tìm một người cháu gái của mình để làm vợ lẽ cho người trai trẻ ấy, để tiếp tục gìn giữ gia đình, quản lý tài sản, và để duy trì nòi giống.
Nếu người vợ đã già thì phải cho người trai nối nòi một người vợ khác để có con cái tránh tuyệt nòi (Điều 101)
Theo quy định tại điều 101 Luật tục Ê đê là nếu người vợ đã già, không còn khả năng sinh đẻ, người vợ phải tìm trong gia đình mình một người cháu, làm vợ kế cho người chồng thế chân của mình. Do xã hội người Ê đê là một xã hội mẫu quyền, phụ nữ quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong gia đình, nhất là về tài sản. Luật tục quy định phải tìm người cháu nhằm đảm bảo rằng tài sản của gia đình không thể rơi vào tay một phụ nữ ngoại tộc nào khác.
Trường hợp chồng lớn – vợ bé, nếu người chồng ngoại tình (Điều 102)
Tuy vẫn còn nhiều nét lạc hậu. Luật tục Ê đê cho thấy đã dự liệu được tình huống có thể xảy ra trong tương lai để có biện pháp xử lý thích đáng, và theo Luật tục Ê đê, trường hợp người chồng lấy một người nòi quá bé, chưa thành người phụ nữ, chưa thể thực hiện được nghĩa vụ làm vợ,, nhất là trong quan hệ nam nữ. thì nếu người chồng có quan hệ ngoài luồng với người phụ nữ khác, Luật tục không coi hành vi đó là vi phạm phong tục, tập quán, do đó, sẽ không xem xét để xử lý đối với hành vi này.
54
Về trường hợp người chồng còn bé, nếu vợ anh ta ngoại tình (Điều 103)
Những quy định tại điều 103 cũng gần giống với quy định tại điều 102 của bộ Luật tục, chỉ khác là quy định tại điều 103 quy định về hành vi của người phụ nữ, trong trường hợp có người chồng nối nòi còn quá bé, chưa phải là người đàn ông thực sự, nên chưa thể hoàn thành hết các nghĩa vụ của người chồng, trong khi đó, người vợ - là một người phụ nữ đã có chồng, họ có những đòi hỏi đương nhiên về mặt sinh lý, vì vậy, nếu có việc người phụ nữ có quan hệ không trong sáng, thì Luật tục cũng không xem đó là tội lỗi, miễn là người phụ nữ đã lo lắng chu toàn tất cả những nhiệm vụ cần thiết trong gia đình.
Về người trưởng buôn chết phải có người nối nòi để thay thế (Điều 104)
Người Trưởng buôn – tiếng Ê đê là “Khuă buôn”, là người có vai trò
quan trọng nhất trong buôn của người Ê đê, là người đầu làng, người chăm lo cho cuộc sống của mọi người dân trong buôn, là người chịu trách nhiệm chính trong mối quan hệ với các làng buôn khác nhất là khi có các tranh chấp giữa cư dân các buôn xảy ra. Trưởng buôn còn phải chịu trách nhiệm với chính quyền cấp huyện hoặc tỉnh. Vai trò của người trưởng buôn là khó để thay thế.
Khi người trưởng buôn chết, theo quy định của Luật tục, thì gia đình người trưởng buôn phải tìm một người nòi để nối. Tuy nhiên, do người chết là Trưởng buôn, có vai trò rất quan trọng, gia đình phải tìm được người nòi có cốt cách, có thể làm thay được vai trò trưởng buôn của người chết, và đây là người nòi có giá trị, không chỉ cho người vợ có chồng đã chết, mà còn là lợi ích về sau cho cả buôn làng.
Về người nòi trở thành người đầu làng, nhưng còn quá bé, người con trai của thủ lĩnh (đã chết), phải giúp đỡ đứa bé (Điều 105)
55
Như chúng ta đã biết: tập tục nối nòi đã trở thành một tập tục rất quan trọng trong việc duy trì gia đình, duy trì nói giống, do đó, khi người chồng chết thì gia đình người chồng phải tìm một người nòi trong gia đình mình, để thay cho người chồng đã chết.
Đối với người chết là người trưởng buôn, sự việc còn hệ trọng hơn nhiều. Khi người chồng là trưởng buôn chết, gia đình người chồng phải tìm một người cháu trong họ, và người cháu này phải có cốt cách hơn người, để có thể thay thế vị trí trưởng buôn. Tuy nhiên, việc tìm chọn người nòi không hề dễ dàng, thậm chí có thể phải lựa chọn một người nòi tuổi còn nhỏ, vì thế, Luật tục có quy định trường hợp này, và buộc mọi người trong gia đình, nhất là người vợ, phải chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ cho người chồng còn nhỏ này, được hiểu biết thêm, và trưởng thành theo năm tháng, nhờ đó, có thể thực hiện tốt nghĩa vụ người chồng, và quan trọng hơn cả là thực hiện nghĩa vụ của người trưởng buôn, người đầu làng, người có trách nhiệm chăm lo cho tất cả mọi người dân trong buôn.
Về người đàn bà không con, nên nuôi con gái người cùng họ, khi người ấy chết, của cải phải thuộc về con gái nuôi (Điều 106)
Là một xã hội mẫu quyền, Luật tục Ê đê đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ, đồng thời do cuộc sống người Ê đê có tính cộng đồng cao, nên người Ê đê quan tâm đến những người phụ nữ ở vào những hoàn cảnh đặc biệt hơn những người khác. Trường hợp quy định tại điều 106 là trường hợp của người phụ nữ không có con, Luật tục quy định người phụ nữ không con, phải nuôi một người con gái của người trong họ, để được đỡ đần khi tối lửa tắt đèn, khi ốm đau, bệnh hoạn. Nếu người con nuôi ấy thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do phong tục tập quán quy định, người con nuôi ấy được thừa hưởng toàn bộ di sản do người mẹ nuôi để lại. Nếu người con nuôi không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình cho đến khi người mẹ nuôi chết, thì tùy theo mức độ thực hiện, người con nuôi sẽ chỉ được hưởng một phần, hoặc
56
thậm chí sẽ không được hưởng một chút nào trong di sản của người mẹ nuôi. Phán quyết về nội dung này sẽ do những người lớn tuổi trong giòng họ của người chết giải quyết.
Về người đàn bà vô sinh nuôi một đứa con gái của chị em gái hoặc của người đàn bà cùng họ làm con nuôi (Điều 107)
Cộng đồng người dân tộc Ê đê rất tôn trọng người phụ nữ, vì xã hội người Ê đê là xã hội mẫu quyền, nhưng là đối với người phụ nữ đã có gia đình, có chồng con. Riêng đối với người phụ nữ vì lý do nào đó mà không thể có chồng, có con, thì coi như phần số đã định sẵn, họ sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Luật tục Ê đê quy định rằng, đối với những trường hợp phụ nữ không có chồng, họ có thể tìm cho mình một người cháu gái – là con của chị gái hay em gái – để làm con nuôi, và là người con của người phụ nữ không chồng ấy, để giúp đỡ, hỗ trợ mỗi khi trái gió, trở trời, và việc tìm người con nuôi này được cộng đồng hỗ trợ theo quy định của Luật tục Ê đê …
Trường hợp người chồng chết mà không có nòi để nối thì gia đình gốc của anh ta không được chia phần trong số của cải do anh ta làm chung với vợ mà có, mà chỉ được nhận lại của hồi môn (Điều 108)
Luật tục Ê đê quy định là khi người chồng chết, gia đình chồng phải tìm một người nòi để thay thế, và điều này là nghĩa vụ bắt buộc của gia đình người chồng. Nếu gia đình người chồng không tìm được, hay vì lý do nào đó mà không cung cấp được một người nòi đễ thay thế cho người chồng đã chết, Luật tục coi là gia đình người chồng đã không có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó, gia đình người chồng chỉ được nhận lại những gì mà ngày xưa khi nhà gái cưới chồng, người chồng đã mang đến, gồm cây chà gạc, ống đựng tên, cái nỏ, đôi dép…. Những tài sản khác có được trong qúa trình chung sống tại gia đình vợ, sẽ hoàn toàn thuộc về gia đình vợ.
57
Về tính bền vững của hôn nhân (Điều 109)
Theo Luật tục Êđê, nhà gái phải chủ động trong việc lấy chồng cho con. Khi cha mẹ đã ưng thuận một người con trai nào đó làm chồng cho con mình, thì họ hàng, gia đình nhà gái phải cử người đến nhà trai để xin cưới. Trước khi đến nhà, nhà gái phải báo cho bên nhà trai biết trước một vài ngày để chuẩn bị nghi lễ đón tiếp. Khi nhà gái thực hiện các thủ tục xin cưới xong, thì nhà trai phải có trách nhiệm thuyết phục người con trai mà nhà gái đã xin cưới, nếu người con trai đồng ý nhận lời làm chồng, thì hai bên họ hàng sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn.
Việc đính hôn được coi là hoàn thành, khi cả hai bên cùng thực hiện đầy đủ các quy định trên. Nhưng nếu sau đó, người con trai không còn nhất trí về thoả ước đính hôn kể trên, thì người từ chối cuộc hôn nhân này sẽ bị coi là
vi phạm Luật tục Ê đê, với quy định như sau: trước khi kết hôn, nhà trai có
quyền yêu cầu và bên nhà gái phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, nếu nhà gái không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nhà trai có quyền huỷ bỏ việc kết hôn. Những yêu cầu của nhà trai có thể là: Bên nhà gái phải làm lễ kết hôn bằng một con bò to; cúng mẹ chồng bằng một con bò hoặc một con heo, cúng bố chồng bằng một con bò hoặc một con heo; cúng các anh chị em mỗi người một con heo… Đặc biệt, nhà trai còn có thể yêu cầu nhà gái trả thêm cho họ một khoản tài sản (bằng hiện vật, trâu, bò, heo…) đây là khoản chi phí cho công lao nuôi dưỡng của cha mẹ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, khoản này có thể được trả sau khi kết hôn.
Khi đã chấp nhận những yêu cầu của nhà trai, nhà gái có trách nhiệm nộp đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận; nếu không, bên nhà trai có quyền rút lại việc đính hôn và trong trường hợp này lỗi thuộc về bên nhà gái. Nếu không nộp đủ và nộp không đúng hẹn của dẫn cưới, tức là đã vi phạm quy định của Luật tục.
58
Vợ và chồng phải thực hiện việc cam kết bằng cách viết giấy, cam kết