Trong thực tế, một số trường hợp người đồng bào dân tộc Ê đê bị buộc phải chấp hành các phán quyết của Tòa án, nhưng trong lòng họ, họ không hoàn toàn đồng ý với những phán quyết ấy, vì nó khác với phong tục, tập quán, là thứ họ đã biết từ rất xa xưa…
Do vậy, theo tác giả cần phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn về Luật tục, để chắt lọc và vận dụng trong đời sống, trên cơ sở đó, giảm thiểu những xung đột do những sự khác biệt giữa pháp luật với phong tục tập quán của người đồng bào các dân tộc trên phạm vi cả nước.
2.4. Những hạn chế trong áp dụng luật tục ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân nguyên nhân
2.4.1. Những hạn chế trong áp dụng luật tục ở Việt Nam hiện nay
Luật tục hình thành trong đời sống xã hội Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do hệ thống pháp luật ở nước ta thường chỉ chú trọng đến loại pháp luật thành văn, nên luật tục đã không được chú ý. Ngay cả những nhà hoạch định các chính sách pháp luật cũng không lưu tâm đến vấn đề này.
Trong khi đó, tại các buôn làng người dân tộc Ê đê, luật tục vẫn được họ giữ gìn và thực hiện, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các quy định của luật tục trong lĩnh vực này vẫn được người dân tự giác thực hiện và tuân thủ, mặc cho Tòa án phong tục đã không còn tồn tại trong cộng đồng người Ê đê từ sau ngày thống nhất đất nước cho đến nay.
62
Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã chính thức coi tập quán pháp là nguồn của pháp luật, đã gián tiếp xác định rằng: Tập quán pháp có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế các luật và thực tiễn áp dụng tập quán hiện nay có rất nhiều bất cập, bao gồm:
Thứ nhất, nguyên tắc áp dụng tập quán được quy định ở hầu hết các luật về dân sự và các luật khác như thương mại… Nhưng mỗi luật lại có cách diễn đạt khác nhau. Việc không đồng nhất trong diễn đạt có thể gây nên khó khăn và phức tạp trong việc lựa chọn, chứng minh, đánh giá và áp dụng các quy tắc tập quán đối với các quan hệ hoặc tranh chấp cụ thể.
Thứ hai, khái niệm tập quán chưa được hệ thống pháp luật của chúng ta làm rõ và xây dựng sự đồng nhất, ngay trong Bộ luật Dân sự 2015. Mặt khác, các quy định của luật vật chất và các quy định của luật tố tụng liên quan tới tập quán cũng có những mâu thuẫn nhất định không chỉ ở định nghĩa khái niệm tập quán, mà là ở xuất phát điểm của quan niệm về tập quán. Tại khoản 7, điều 82 Bộ Luật Tố tụng năm 2005 coi Tập quán là nguồn chứng cứ, thì tại điều 94 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đã bỏ qua quy định này, và chỉ
nói một cách mơ hồ tại điểm 10 điều 94: “các nguồn khác do pháp luật quy
định”. Bên cạnh đó, định nghĩa khái niệm mà các luật nói trên thể hiện đã
không phản ánh đầy đủ yếu tố vật chất và yếu tố tâm lý của quy tắc tập quán pháp. Vì vậy không ít luật gia nhận thức không hoàn toàn đầy đủ về khái niệm tập quán pháp. Từ đó dẫn đến một hệ quả là việc viện dẫn và chứng minh tập quán pháp đã trở nên rất khó khăn trước tòa án hoặc các cơ quan tố tụng khác.
Thứ ba, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn liên quan tới tập quán nói chung và áp dụng luật tục nói riêng. Vì vậy, ngoài bộ luật tục Ê đê do Sabatier sưu tầm, sau này là Bộ Luật tục Ê đê do Ts Ngô Đức Thịnh và các cộng sự sưu tầm và hệ thống lại, thì gần như không có những tài liệu tập hợp hay tuyển chọn, sưu tập về luật tục được công bố từ các
63
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này cũng gây ra những trở ngại không nhỏ cho việc áp dụng các tập quán, nhất là công tác tìm kiếm và chứng minh các tập quán.
Thứ tư, các điều kiện áp dụng tập quán chưa thỏa đáng. Pháp luật Dân sự Việt Nam quy định : tập quán sẽ không được áp dụng nếu trái trật tự công cộng, hoặc trái đạo đức xã hội. Các luật của Việt Nam hiện nay thường quy định điều kiện không áp dụng quy tắc tập quán nếu quy tắc đó trái với pháp luật hoặc chống lại các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hiện hành. Quy định này đã gây ra khó khăn cho việc áp dụng tập quán bởi bản thân luật tư chỉ mang tính chất giải thích cho ý chí của các đương sự trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc qui định không rõ ràng, mâu thuẫn hoặc phần nào đó trong thỏa thuận của các đương sự bị vô hiệu. Thỏa thuận của các đương sự, cũng như tập quán có thể khác với quy định của pháp luật (không phải là các điều cấm). Việc này có thể xem là trái với pháp luật không ? Nếu chỉ xem trái với pháp luật có nghĩa là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì cũng đã là một điều kiện rất khó giải thích bởi các luật của Việt Nam hiện nay đặt ra quá nhiều nguyên tắc.
Thứ năm, pháp luật cũng như học thuật thiếu các hướng dẫn cần thiết để áp dụng tập quán nói chung và gần như không có hướng dẫn về áp dụng luật tục, trong khi hiểu biết và kỹ năng của những người thực hành và áp dụng pháp luật còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực này.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong áp dụng luật tục ở Việt Nam hiện nay
Qua phân tích lịch sử và thực trạng môi trường pháp lý trong việc áp dụng các tập quán nói chung và luật tục nói riêng, có thể thấy các nguyên nhân của những bất cập chủ yếu đã phân tích ở trên như sau:
Một là, pháp luật Việt Nam hiện nay thiếu một mô hình chuẩn, các luật tách biệt với nhau, không có sự liên kết để hình thành một chỉnh thể. Mặt
64
khác, việc xây dựng pháp luật thiếu tính gắn kết. Cơ quan nào được giao soạn thảo Luật đều cài cắm quyền lợi cục bộ của cơ quan mình vào đó. Đồng thời lại không xác định vị trí của luật đang soạn thảo trong cơ cấu của cả hệ thống pháp luật. Việc thẩm tra các dự án luật được giao cho các cơ quan khác nhau của Quốc hội, tạo nên sự thiếu thống nhất trong công tác thẩm tra, thẩm định, vì vậy đã bỏ qua tính hệ thống. Thiếu mô hình hệ thống và một quy trình làm luật thích hợp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu đồng nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay ở Việt Nam. Việc thiếu mô hình chuẩn có thể xuất phát từ việc thay đổi liên tục các hình mẫu pháp luật trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Hai là, pháp luật Việt Nam hiện nay thiếu một nhận thức thích hợp về tập quán pháp và áp dụng tập quán pháp. Việc thiếu nhận thức về chức năng của tập quán pháp sẽ dẫn đến việc sắp đặt thứ tự ưu tiên của các loại nguồn của pháp luật thiếu thỏa đáng; hay việc thiếu nhận thức về các thành tố của tập quán pháp sẽ dẫn đến việc khó xác định các quy tắc tập quán pháp, khó xác định các chi tiết phải chứng minh trong việc nại ra và áp dụng tập quán. Việc thiếu nhận thức này có lẽ xuất phát từ việc chỉ chú trọng đến pháp luật thành văn, ít quan tâm nghiên cứu tập quán pháp cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Ba là, các cơ quan tài phán ngại áp dụng các quy tắc tập quán để bảo đảm công lý và giải quyết thích hợp các vụ tranh chấp. Đồng thời các luật sư hoặc các bên đương sự ít chú ý tới việc tìm tòi và nại ra các quy tắc tập quán đòi hỏi áp dụng. Sự chú ý thực sự của các cơ quan tài phán trong việc áp dụng, cũng như sự chú ý tìm kiếm và nại ra của các luật sư chắc hẳn sẽ làm cho việc áp dụng tập quán phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội.
65
Kết luận Chƣơng 2
Kết quả nghiên cứu ở Chương này chỉ ra rằng:
1. Các quy tắc tập quán phát sinh trong các quan hệ, các giao dịch giữa người này với người khác. Do đó hầu hết các luật hiện nay liên quan đến lĩnh vực dân sự đều đề cập tới việc áp dụng các tập quán, nếu như hệ thống pháp luật quốc gia đó thừa nhận tập quán pháp là một loại nguồn của pháp luật. Hệ quả phát sinh từ vấn đề áp dụng tập quán bao gồm: thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán; các điều kiện áp dụng tập quán; cách thức áp dụng tập quán và việc nhất thể hóa các vấn đề nêu trên trong các luật liên quan. Việc áp dụng tập quán là một vấn đề pháp lý không chỉ được quan tâm bởi các luật vật chất, mà còn là đối tượng của sự quan tâm của cả luật tố tụng.
2. Các nghiên cứu về tập quán pháp (luật tục) ở Việt Nam cho thấy không chỉ tính dân chủ trong việc thiết lập, cũng như thi hành các quy tắc của tập quán pháp, mà còn cho thấy sức sống và cách thức áp dụng tập quán một cách hữu hiệu.
3. Coi tập quán pháp là một nguồn của luật Dân sự, tại điều 5 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nêu rõ nguyên tắc áp dụng tập quán. Thế nhưng trên thực tế các luật và thực tiễn áp dụng tập quán hiện nay có rất nhiều bất cập. Các bất cập này có thể do ba nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Pháp luật Việt Nam hiện nay thiếu một mô hình chuẩn; (ii) Pháp luật Việt nam hiện nay thiếu một nhận thức thích hợp về tập quán pháp (Luật tục) và áp dụng tập quán pháp; (iii) Các cơ quan tố tụng ngại áp dụng các quy tắc tập quán để bảo đảm công lý và giải quyết thích hợp các mối quan hệ hoặc các vụ việc tranh chấp.
66
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG LUẬT TỤC ĐỂ GIẢI QUYẾT QUAN HỆ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI Ê ĐÊ
Ở TÂY NGUYÊN TỪ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC QUAN HỆ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH