Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Đạo đức 5 - Huỳnh Huy - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 41 - 44)

. Để trái đất mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

*****

Ngày dạy : 26/03/2013 Ngày dạy : 02/04/2013 I. Mục tiêu :

Giúp HS biết :

- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

* Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ Giáo dục kĩ năng sống :

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta - Kĩ năng tư duy phê phán

( Biết phê phán đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên )

- Kĩ năng ra quyết định ( Biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên)

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

SDNLTK&HQ:

-Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, khí đốt, gió, ánh năng mặt trời,…là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người

-Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người

II. Các phương tiện dạy học :

- Hình ảnh trong SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

III.Tiến trình dạy học :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Tiết 1

1.Kiểm tra bài cũ :

- Yêu cầu kể tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương.

- Nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới :

a.Khám phá :Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. Chúng ta cần phải làm gì để phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên ? Bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các em có thái độ đúng khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin

- Mục tiêu: HS Nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Cách tiến hành

+ Yêu cầu xem và đọc các thông tin trong SGK. + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận các câu hỏi:

. Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ?

. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?

+ Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận.

+ Ghi bảng phần Ghi nhớ. * Hoạt động 2:

- Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.

- Cách tiến hành + Nêu yêu cầu BT 1. + Yêu cầu trình bày ý kiến.

+ Nhận xét, kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người.

* Hoạt động 3: bày tỏ thái độ

- Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.

- Cách tiến hành

+ Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về ý kiến trong BT 3.

+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm trình bày kết quả và thái độ của nhóm về một ý kiến.

+ Nhận xét, kết luận: (a) là ý kiến sai. Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.

d.Vận dụng :

- Nhắc tựa bài.

+ Quan sát hình, lớp đọc thầm.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.

+ Đại diện nhóm trình bày. + Nhận xét, bổ sung. + Tiếp nối nhau đọc.

+ Chú ý lắng nghe.

+ Suy nghĩ và trình bày ý kiến. + Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động

+ Đại diện nhóm trình bày theo yêu cầu. + Nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu đọc lại phần ghi nhớ.

- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, cần phải sử dụng hợp lí để cho chúng ta hôm nay và cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn.

- Nhận xét tiết học.

- Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.

Tiết 2

1.Kiểm tra bài cũ :

- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Tại sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?

- Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới :

a.Khám phá :Tiết 2 của bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các em hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước và biết được những việc làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Ghi bảng tựa bài

* Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên

- Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

- Cách tiến hành

+ Yêu cầu giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.

+ Nhận xét và kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

* Hoạt động 2:

- Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Cách tiến hành

+ Chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu thảo luận BT 4.

+ Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận:

. (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

. Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.

* Hoạt động 3:

- Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Tiếp nối nhau đọc.

- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.

- Nhắc tựa bài.

+ Xung phong giới thiệu tài nguyên thiên nhiên mình biết.

+ Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.

+ Đại diện nhóm trình bày. + Nhận xét, bổ sung.

- Cách tiến hành

+ Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm biện pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên như chất đốt, điện, nước,…

+ Yêu cầu trình bày kết quả.

+ Nhận xét, kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.

d.Vận dụng :

- Yêu cầu nêu các biện pháp để tiết kiệm điện, nước.

- Các tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận mà là có hạn. Do vậy, chúng ta cần có biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đề bảo đảm cho cuộc sống mọi người cũng như cho các thế hệ mai sau.

- Nhận xét tiết học.

- Sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu.

+ Đại diện nhóm trình bày. + Nhận xét, bổ sung.

- Tiếp nối nhau nêu.

Tuần 32 + 33 + 34

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Đạo đức 5 - Huỳnh Huy - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 41 - 44)