- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét
3. Giới thiệu bài mới: (
phút) 4.Các hoạt động: (32 phút) * Hoạt động 1: Nhận biết hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. - Hoạt động nhóm bàn, lớp - Tổ chức cho học sinh thảo
luận theo nhóm bàn. - HS thảo luận nhóm. - Treo bảng phụ đã viết sẵn
3 cách hiểu câu văn: - Hổ mang bò lên núi.
- mang: → hành động mang vác
_ hổ mang : tên loài rắn độc
- bò: → trườn, bò (hành động)
con bò - Vì sao có thể hiểu theo
nhiều cách như vậy? - Vì người viết biết dùng từđồng âm (mang) để chơi chữ. “mang” có lúc là động từ, có lúc là danh từ. Do vậy, đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo nên những cách hiểu câu văn trên rất khác nhau.
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
⇒ Ghi nhớ
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. * Hoạt động 2: Luyện tập về sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. - Hoạt động nhóm, lớp Tổ chức cho HS thảo luận
nhóm
* Nhóm 1:
- Bác bác trứng, tôi tôi
vôi - bác 1: chú bác - bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt
- tôi 1: mình
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. - đậu 1: bu, đứng trên - đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen
* Nhóm2::
- Kiến bò đĩa thịt bò. - bò 1: đi trên - bò 2: thịt (bò)
- Một nghề cho chín còn hơn
chín nghề. - chín 1: biết rõ, thành thạo- chín 2: số lượng (9)
* Nhóm 3:
- Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh. Đánh giá.
- Dùng một cặp từ đồng âm nói trên để đặt câu - Yêu cầu học sinh đặt câu
(cá nhân, khoảng 10 em) - Nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp - Yêu cầu học sinh đọc lại
nội dung ghi nhớ - Học sinh đọc - Treo bảng phụ ghi bài ca
dao:
“Bà già đi chợ Cầu Đông Xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi
chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng
còn”
- Suy nghĩ và nêu nhận xét của mình về cái hay của bài ca dao trên → chơi chữ bằng từ đồng âm: “lợi”. + lợi 1: ích lợi
+ lợi 2: nướu răng
→ Chốt: “Đó là tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ → học tập có chọn lọc trên cơ sở hiểu kỹ từ đồng âm sẽ giúp em nói và viết hay hơn, tinh tế, độc đáo hơn”. - Nêu ví dụ tự tìm 5. Tổng kết - dặn dò: - Dặn dò: Chuẩn bị: “Từ nhiều nghĩa” - Nhận xét tiết học KHOA HỌC