Đặc điểm về thị trường

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (đề án chuyên ngành) (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của đề án

2.2.1. Đặc điểm về thị trường

2.2.1.2. Đặc điểm pháp luật 2.2.1.2.1. Luật chung

Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kí Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA). Sau khi BTA có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng Quy chế quan hệ thương mại bình thường và Quy chế tối huệ quốc (MFN), giảm mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ 40% xuống 4%, mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. (Nhà đầu tư) Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, thủy hải sản và thiết bị điện. Theo Tổng cục Hải quan, Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên gần 75,7 tỷ USD năm 2019. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

2.2.2.1.2. Luật riêng

Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại hàng đầu thế giới. Khung luật cơ bản cho việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ

19

gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988… Các luật này được đưa ra với mục đích điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bảo vệ người tiêu dùng khỏi sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái….

Đồng thời, chính phủ Hoa Kỳ còn ban hành luật Thuế đối kháng, luật chống bán phá giá cùng những quy định về Quyền tự vệ, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm đối với sản phẩm như một công cụ để bảo hộ các ngành công nghiệp nhà sản xuất trong nước, chống lại hàng nhập khẩu.

Bên cạnh những bộ luật chung về xuất khẩu, Hoa Kỳ cũng đưa ra nhiều bộ luật về xuất khẩu thủy sản như: Luật thực phẩm; đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA), luật về nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống đăng ký quốc gia Hoa Kỳ. các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa, các quy định về phụ gia thực phẩm….

2.2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Hoa Kỳ là nền kinh tế thị trường, hoạt động tuân thủ theo cơ chế của thị trường. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được tự do cạnh tranh. Từ đó, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nước ngoài vào Hoa Kỳ. Những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh sẽ chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp non yếu sẽ nhanh chóng bị đè bẹp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên thế giới trong đó có Việt Nam có thể tham gia vào thị trường Hoa Kỳ nhưng cũng là rào cản khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ nhiều phía.

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2019, GDP của Hoa Kỳ đạt 21,43 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người 65.297,52 USD với số dân lên tới 332 triệu người. Với mức thụ nhập cao, người tiêu dùng Hoa Kỳ có đủ khả năng và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm đắt đỏ.

Giống như Việt Nam, Hoa Kỳ đã tham gia vào một số liên kết kinh tế như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC),

20

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc cùng tham gia tổ chức kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy quan thương mại giữa hai quốc gia, gia tăng sự trao đổi hàng hóa….

2.2.1.3. Đặc điểm về tự nhiên

Hoa Kỳ nằm giữa Bắc Hoa Kỳ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Nhờ tiếp giáp hai đại dương lớn, Hoa Kỳ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.

Hoa Kỳ không nuôi trồng thủy sản dọc theo bờ biển bởi những tác động môi trường. Nơi đây thường xuyên chịu nhiều thiên tai như lốc, bão, mưa lũ…gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt. Do đó, Hoa Kỳ vẫn phải phải nhập khẩu lượng lớn thủy sản. Đây là quốc gia luôn đứng top đầu nhập khẩu thủy sản. Năm 2018, Hoa Kỳ đứng thứ nhất, chiếm 14% và 9% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới. Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), hơn 90% tôm, cá hồi, cá rô phi và các loại hải sản khác tiêu thụ ở Mỹ được nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (đề án chuyên ngành) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)