Cơ hội của việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (đề án chuyên ngành) (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của đề án

4.3. Cơ hội của việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Hoa Kỳ. Với mức thu nhập cao, người tiêu dùng Hoa Kỳ

ưu chuộng sản phẩm cao cấp, đặc biệt là tôm. Tôm là mặt hàng thủy sản được yêu thích nhất ở thị trường này. Trên thực tế ngành sản xuất tôm nội địa của Hoa Kỳ không thể nào cung ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Theo NOAA, hơn 90% tôm, cá hồi, cá rô phi và các loại hải sản khác tiêu thụ ở Mỹ được nhập khẩu. Trong khi đó, tôm là sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam. Ta có thể thấy, lượng cung tôm của nước ta từ khai thác và nuôi trồng luôn ở mức cao và ngày càng tăng. Với một thị trường có nhu cầu lớn, nguồn cung nội địa lại hạn chế đã mở ra thị trường rộng lớn cho tôm của các quốc gia khác nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

33

Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết vào năm 2001. Từ khi BTA có hiệu

lực, Mỹ đã áp dụng Quy chế quan hệ thương mại bình thường và Quy chế tối huệ quốc (MFN), giảm mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ 40% xuống 4%, mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. BTA đã tạo ra cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vị thế bình đẳng thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với các đối tác. Từ đó, hiệp định song phương này giúp thủy sản Việt Nam dễ dàng tiếp sâu hơn vào Hoa Kỳ, tăng khả năng cạnh tranh của ta so với các quốc gia khác tham gia vào thị trường này.

Việt Nam và Hoa Kỳ cùng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế. Việt Nam và Hoa Kỳ đều

tham gia vào một số liên kết kinh tế như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc cùng gia nhập vào các liên kết kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại cả hai, hưởng thêm nhiều ưu đãi khi hai nước thực hiện thương mại song phương.

Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản.

Trong suốt giai đoạn 2016 -2019, ngành thủy sản Việt Nam liên tiếp gặp phải khó khăn về thời tiết như hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hạn hay ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu. Nhưng sản lượng thủy sản Việt Nam không ngừng tăng qua mỗi năm. Trong 2 năm liên tiếp 2016, 2017 đều giữ vị trí thứ 3 thế giới trong ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2018, 2019 đứng thứ 4 thế giới trong ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản. Điều đó có được là nhờ ngoài sự nỗ lực của người dân, doanh nghiệp còn có sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản và sự hỗ trợ kịp thời của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước không chỉ liên tiếp đưa ra các quyết định, chỉ thị, kế hoạch, đề án... để quản lý một cách hiệu quả công tác khai thác, nuôi trồng thủy sản, tạo sự phát triển bền vững ngành thủy sản mà còn nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu bằng cách tháo tháo gỡ rào cản thị trường xuất khẩu, thường xuyên thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với lượng kinh phí lớn để xây

34

dựng, quảng bá hiệu quả của thủy sản Việt Nam. Nhờ đó, thủy sản của nước ta được biết đến nhiều hơn trên thế giới cũng như trên đất Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp Việt Nam hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), cuối tháng 8 năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ. Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Đây sẽ là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ. Với mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu cho 31 doanh nghiệp, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Ta có thể thấy rất rõ hiệu quả tích cực mà ưu đãi thuế 0% mang lại cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này ngay trong thời điểm 2019. Nếu như trước đó trong giai đoạn 2016 -2019, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng âm liên tiếp vào năm 2017, 2018 thì năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 10.9%. Dẫu mức tăng này chưa quá lớn nhưng cũng là dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp khi tiến vào Hoa Kỳ..

FSIS đã công nhận hệ thống kiểm tra sản phẩm cá Siluriformes của Việt Nam tương đương

Hoa Kỳ. Vào thời điểm cuối năm 2019, Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ

Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã thông báo về việc công nhận hệ thống kiểm tra, kiểm soát sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của Việt Nam tương đương với hệ thống của Hoa Kỳ xác lập theo Luật Thanh tra Liên bang sản phẩm thịt (The Federal Meat Inspection Act - FMIA) và các quy định thực thi có liên quan. Quyết định này được đưa ra khá muộn, không đủ khả năng thay đổi cục diện xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ trong năm 2019 nhưng ứa hẹn sẽ là tiền đề để giúp cá tra Việt Nam đứng vững hơn trên thị trường khó tính, khắc khe này.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa hai nước Hoa

Kỳ, Trung Quốc đã vô tình đem đến lợi ích cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dù không phải lí do duy nhất nhưng sự việc này cũng đã một góp phần nhỏ vào kết quả việc kim

35

ngạch xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ năm 2018 tăng 59.55% so với 2017. Lúc này, cá tra Việt Nam là một trong những lựa chọn của Hoa Kỳ thay cho cá ngừ Trung Quốc vào thị trường này. Đây là một cơ hội tốt cho ngành thủy sản Việt Nam. Nếu chúng ta biết tận dụng sự việc này thì trong tương lại, cá tra cũng như sản phẩm thủy sản khác xuất sang Hoa Kỳ cũng sẽ ngày càng đạt được những kết quả tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (đề án chuyên ngành) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)