5. Kết cấu của đề án
4.2. Điểm yếu của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
Nguồn thủy sản tuy lớn nhưng không ổn định. Nguyên liệu chế biến thuỷ sản xuất khẩu
được lấy từ ba nguồn: nguyên liệu từ khai thác tự nhiên, từ nuôi trồng và nguyên liệu nhập khẩu. Thế nhưng, có thế thấy như trong thống kê của tổng cục thống kê được nêu ra ở phần 2, gần như 50% nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản là dựa vào khai thác tự nhiên. Lượng thủy sản từ nuôi trồng vẫn luôn chiếm nhiều hơn nhưng không áp đảo so với lượng thủy sản từ khai thác. Dù tỷ trọng lượng thủy sản khai thác từ tự nhiên trong tổng sản lượng thủy sản qua các năm có giảm nhưng không đáng kể, tốc độ khá chậm. Quả thật, ngành thủy sản của nước ta còn phải phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Tuy nhiên những gì từ tự nhiên không bao giờ là vô tận. Trong khi thực tế, nước ta thường xuyên phải đối mặt với thời tiết bất thường như hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại... hay như sự cố tràn dầu vào năm 2016 gây thiệt hại nặng nề. Nếu không nhờ sự vào cuộc khẩn trương, nhanh chóng, sát sao của nhà nước, ban ngành các cấp thì có thể xảy ra những thiệt hại khôn lường, không đủ cả nguồn cung trong nước cũng như xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thiếu ổn định. Trong suốt giai đoạn 2016 –
2019, kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn biến động không ngừng. Thủy sản xuất khẩu của nước ta liên tục bị tác động bởi nhiều yếu tố: nhu cầu thị trường, hàng rào thương mại, cạnh tranh đến từ quốc gia khác, … Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này có những năm tăng trưởng âm. Đáng nói là cá tra năm 2019 đã giảm
32
mạnh khoảng 47.5% so với năm 2018. Như vậy, việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, chưa thực sự bền vững. Do đó, chúng ta buộc phải tìm ra những phương án chuẩn bị trước những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra để có thể giảm thiểu thiệt hại một cách tối đa nhất cho các bên liên quan.
Việt Nam rơi vào thế bị động trong quá trình xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Phương thức chủ yếu
được Việt Nam sử dụng để xuất khẩu sang Hoa Kỳ là FOB. Nguyên nhân là do “thế” và lực của ta vẫn còn yếu. Với hạn chế trong năn lực hiện tại, nước ta chủ yếu là xuất khẩu nguyên nhiên liệu, sản phẩm thô, hàng linh kiện, lắp ráp, bán thành phẩm là chủ yếu, cho nên giá trị gia tăng thấp, nhu cầu xoay vòng vốn nhanh và mạnh, cộng thêm thiếu kinh nghiệm trong công tác làm hàng xuất khẩu nên thường để các nhà nhập khẩu hàng hóa dành quyền thuê phương tiện vận tải và chịu trách nhiệm cho các chi phí phát sinh hay rủi ro
trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong khi các doanh nghiệp Mỹ là những người mua
hàng luôn ở thế chủ động: được tham quan, khảo sát tận nơi nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ở Việt Nam rồi mới đặt mua thì ta phải làm những công việc khó khăn từ tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thuỷ. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam thường sẽ phụ thuộc vào các đối tác Hoa Kỳ.