5. Kết cấu của đề án
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
25
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2016 - 2019
Năm Tôm Cá tra Khác
KNXK (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%) KNX K (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) 2016 708.8 - 49.2 387.4 - 26.9 23.9 2017 658.2 -7.6 46.7 344.4 -11.1 24.4 28.9 2018 632.3 3.4 38.8 549.5 59.55 33.7 27.5 2019 653.9 10.9 44.9 287,7 - 47.6 18.68 36.42
Nguồn: VASEP, Báo cáo xuất khẩu Việt Nam năm 2016, 2017, 2018, 2019 của Bộ Công thương và tính toán của tác giả
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Việt Nam năm 2016, 2017, 2018, 2019 của Bộ Công thương và tính toán của tác giả. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra sang thị trường Hoa
Kỳ giai đoạn 2016 - 2019
26
Mặt hàng tôm: Đây là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ, luôn duy trì tỷ trọng cao, chiếm khoảng gần 50% tổng kim ngạch XKTS Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 – 2019. Tuy nhiên, nhìn chung, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn chưa thực sự ổn định, liên tục biến động, khiến kim ngạch XKTS của Việt Nam vào thị trường này cũng bị ảnh hưởng theo. Kim ngạch tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã có hai năm liên tiếp tăng trưởng âm là năm 2017, 2018. Cho đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mới có bước chuyển biến tích cực với mức tăng nhẹ.
Quan sát biểu đồ, ta thấy, từ năm 2016 – 2018, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ liên tục giảm. Năm 2016, kim ngạch tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 708.8 triệu USD, chiếm đến 49.5% xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Lúc này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) áp dụng cho những lô hàng XK từ ngày 1/2/2014 đến ngày 31/1/2015. So với mức thuế cuối cùng của POR9, mức thuế cuối cùng của POR10 đã tăng lên đáng kể, từ 0,91% tới 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện. Sở dĩ mức thuế này tăng cao là do DOC vẫn áp dụng phương pháp định giá phân biệt (cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về 0) để tính toán biên độ phá giá. Tuy nhiên, tác động chưa rõ rệt do mức
thuế DOC mới công bố chỉ là mức thuế tạm tính, phải đợi đến kỳ xem xét hành chính cho những lô hàng xuất khẩu năm 2016 (khoảng 2 năm sau) thì mới biết mức thuế chính xác cho các lô hàng XK hiện tại. Cũng có thể, mức thuế sẽ về 0%. (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam). Chính vì thế, trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn giữ vững ở mức cao.
Năm 2017, kim ngạch lúc này đã giảm 7%, đạt 658.2 triệu USD. Những nguyên nhân sụt giảm trong giai đoạn này là do: (i) thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) tăng; (ii) Đồng USD sụt giá; (iii) Cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ. Vì những lí do này mà Hoa Kỳ từ dẫn đầu trong số thị trường tôm Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 4. (Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017)
27
Năm 2018, một lần nữa ta lại chứng kiến kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ giảm nhẹ 3.4% so với năm 2017. Kim ngạch tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ lúc này đạt 638.3 triệu USD. Nguyên nhân là do thời điểm này, giống như một vài quốc gia khác trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm ở Hoa Kỳ giảm. Tuy mức giảm không lớn nhưng lúc này, tỷ trọng xuất khẩu tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này chỉ còn 38,8%, thấp hơn so với cả 2 năm 2017, 2018. Trên thực tế, trong khi tôm, mặt hàng chiếm ưu thế hàng đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm thì các mặt hàng khác cùng ngành tăng điển hình như cá tra nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng 15.62% so với năm 2018.
Đến năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ đã phục hồi sau 2 năm liên tiếp tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 653.9 triệu USD, tăng khoảng 10.9% so với năm 2018. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), cuối tháng 8 năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ. Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Dù kim ngạch xuất khẩu vẫn có phần thấp hơn so với năm 2016, 2017 nhưng bước đầu đã cho thấy những dấu hiệu khả quan xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam nói riêng và XKTS sang thị trường Hoa Kỳ nói chung trong tương lai. Đây sẽ là động lực to lớn để các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ. Với mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu cho các doanh nghiệp, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới.
Mặt hàng cá tra: Đây là mặt hàng lớn thứ hai về kim ngạch XKTS Việt Nam sang Hoa Kỳ,
sau mặt hàng tôm. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này cũng biến động không ngừng, thậm chí còn thiếu ổn định hơn so với mặt hàng tôm xuất sang Hoa Kỳ. Thực tế, trong khi tôm chủ yếu chịu tác động của thuế CBPG, thì cá tra lại vừa bị ảnh hưởng bởi thuế CBPG vừa phải chịu chương trình thanh tra cá trơn của Hoa Kỳ.
28
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 387,4 triệu USD, chiếm khoảng 26,9% trong kim ngạch XKTS sang Hoa Kỳ.
Năm 2017, xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ giảm 11%, kim ngạch đạt 344.4 triệu USD. Nguyên nhân xuất phát từ kết quả thuế chống bán phá giá của các đợt xem xét hành chính đều ở mức cao, khiến số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này ngày càng giảm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với chương trình thanh tra cá trơn của Hoa Kỳ. Từ ngày 2-8-2017, thời điểm tất cả lô hàng các loài cá da trơn nhập khẩu vào thị trường này chính thức phải thanh tra theo đạo luật Farm Bill, khiến doanh nghiệp tổn hại chi phí và mất nhiều thời gian chờ đợi trước khi sản phẩm được chính thức cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ. (Anh)
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn 59.55% so với 2018, đạt 549.5 so với năm 2019. Có 3 yếu tố lớn thúc đẩy XK cá tra sang thị trường Hoa Kỳ trong năm qua: (i) Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) đối với sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam XK sang thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg. Thuế suất cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 USD/kg và thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát POR13 là 3,87 USD/kg; (ii) Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công nhận hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ; (iii) Chiến tranh thương mại Trung - Hoa Kỳ cũng tạo thêm cơ hội cho cá tra Việt Nam. (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam )
Tưởng chừng tình hình xuất khẩu cá tra đã chuyển biến tích cực hơn, đến năm 2019, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tiếp tục lao dốc. Kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng trưởng âm, giảm mạnh 46.7% so với năm 2018, đạt 287.7 triệu USD. Nguyên nhân là do: (i) thiếu nguyên liệu chế biến; (ii) DOC đã công bố mức thuế cuối cùng cho POR14 cao
29
quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam NK vào Hoa Kỳ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017.
FSIS đã đưa ra quyết định cuối cùng rằng, hệ thống kiểm tra sản phẩm cá và cá Siluriformes của Việt Nam tương đương với hệ thống của Hoa Kỳ xác lập theo Luật Thanh tra Liên bang sản phẩm thịt (The Federal Meat Inspection Act - FMIA) và các quy định thực thi có liên quan. Thời điểm đưa ra kết luận rơi vào cuối năm nên trên thực tế không đủ khả năng thay đổi tình hình xuất khẩu cá tra không mấy khả quan vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam. Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ, dù kim ngạch xuất khẩu có ít nhiều biến động bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nhìn chung, tôm và cá tra vẫn là hai mặt hàng chủ lực dẫn đầu, chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn 2016- 2019.
Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn tôm, cá tra sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Việt Nam luôn đứng ở top đầu xuất khẩu hai mặt hàng này, đặc biệt là tôm. Tuy nhiên, vị trí của chúng vẫn chưa thực sự ổn định ở thị trường này. Lượng tôm và cá tra xuất sang thị trường Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách CBPG và chương trình thanh tra cá trơn của Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp vì thế không đủ khả năng trụ vững trên thị trường Hoa Kỳ, khả năng cạnh tranh của hai mặt hàng này cũng giảm sút đáng kể.
30
PHẦN 3: NHỮNG Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VỀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Nội dung này trình bày điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.