7. Bố cục và nội dung của luận án
1.4 Kết luận chương 1
Nội dung chương một đã thực hiện:
+ Tổng quan vai trò, xu hướng phát triển và năng lực thích ứng và khảnăng ứng dụng thực tế của WTS.
+ Phân loại, lựa chọn, giới thiệu được các cấu hình cụ thể của WTS, dự báo xu hướng phát triển từđo lựa chọn được đối tượng phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài.
+ Trình bày tổng quan về mô hình hóa và các phương pháp, hệ thống điều khiển WTS, phân tích ưu nhược điểm, tiềm năng ứng dụng của từng phương pháp qua đó lựa chọn hướng nghiên cứu cho luận án.
Trong chương tiếp theo, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tổng quát hóa mô hình toán học cho WTS.
Nội dung chương 1 đã được công bố trong một số phần trong các bài báo:
[1] Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Văn Tài, Tống ThịLý, Đỗ Trọng Hiếu, Nguyễn Đức Hiếu (2021), “Điều khiển lực căng hệ thống vận chuyển vật liệu dạng băng” , Tạp chí khoa học công nghệcác trường đại học kỹ thuật, số 149, 22-28.
CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH TOÁN HỌC CHOHỆ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU DẠNG BĂNG
Việc phân tích nguyên lý hoạt động, xây dựng mô hình toán học cho hệ vận chuyển vật liệu dạng băng (WTS) đóng vai trò đặt nền móng để thực hiện xây dựng bài toán điều khiển hệ thống. Nội dung chính của chương này trình bày nguyên lý hoạt động của WTS, chi tiết các bước tổng hợp mô hình toán học dạng tổng quát dựa trên các nghiên cứu vềmô hình động lực học của hệ. Qua đó phân tích các ảnh hưởng của các tham số hệ thống lên mô hình, xác định rõ đặc điểm của mô hình toán học của hệ thống, các yêu cầu phục vụbài toán điều khiển với các giả thiết sau:
- WTS có lô tở và lô cuộn theo nguyên lý hướng tâm.
- Cơ cấu chấp hành (động cơ) được coi là lý tưởng.
- Không xét đến hiện tượng lệch băng và chuyển động ngang trục của vật liệu.
- Không xét đến hiện tượng trượt băng vật liệu trên lô.
- Biến dạng vật liệu tuân theo định luật Hooke.