Thu thập thông tin mạng xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài toán phân tích mạng xã hội (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.5. Thu thập thông tin mạng xã hội

Trên thực tế, có rất nhiều thơng tin về các dữ liệu mạng. Để thu thập được dữ liệu thông tin mạng cho bài tốn phân tích, đầu tiên, ta cần xác định loại mạng và loại quan hệ nào cần đưa vào phân tích.

Đầu tiên ta xét tới loại mạng. Mạng có thể chia làm hai loại chính là mạng Ego – mạng cá nhân và mạng Whole – mạng toàn bộ.

Mạng Whole cho ta cái nhìn tổng thể về cấu trúc xã hội. Mạng tập trung vào tất cả các nút thay vì tập chỉ vào mạng chỉ xung quanh một nút. Các mạng này bắt đầu từ một danh sách các nút và dữ liệu về mối quan hệ giữa các nút. Ví dụ có thể kể tới mạng lưới các diễn viên chính đóng cùng nhau (Watts, 1999)[22].

Loại mạng thứ hai ta xem xét được gọi là mạng Ego. Mạng Ego hay mạng cá nhân là mạng bao quanh của một nút. Mạng Ego này mô tả các mối

18 quan hệ của một cá nhân. Mạng này có thể mở rộng tới bậc thứ hai, tức liên kết của liên kết với nút cá nhân đang được xem xét. Dữ liệu mạng Ego có thể được trích xuất từ tồn bộ dữ liệu mạng bằng cách chọn một nút gốc và kiểm tra toàn bộ những nút có liên kết với nút gốc này - hay cịn gọi là nút hàng xóm.

Tiếp theo, ta xem xét tới chế độ trong mạng. Mạng có thể chia làm mạng một chế độ - one mode và mạng hai chế độ - two mode.

Khi nghiên cứu mạng toàn bộ, ta thường chỉ xem xét tới một loại tính chất của nút và mọi nút có thể được kết nối với các nút khác trong mạng. Đây được gọi là mạng một chế độ - mạng chỉ có một loại nút trong mạng. Ví dụ như mạng những người là bạn với nhau trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tuy vậy, một số trường hợp ta có thể xem xét tới mạng hai chế độ. Mạng hai chế độ là mạng khi ta xem xét thêm tính chất của đối tượng được thu thập. Ví dụ như tập dữ liệu Davis 'Southern Women (Davis et al., 1941)[23] ghi lại sự tham gia của một nhóm phụ nữ (nút chính) vào một nhóm sự kiện (nút phụ). Một người phụ nữ sẽ được liên kết với một sự kiện nếu như cơ ấy tham dự nó.

Thứ ba, ta cần xem xét tới loại quan hệ cần đưa vào phân tích. Quan hệ ở đây được đề cập tới là tính chất có hướng hay khơng có hướng, có trọng số hay khơng có trọng số. Các quan hệ có hướng biểu diễn mối quan hệ một chiều, ví dụ như A thích B. Việc thích này đang được mơ tả ở một chiều và khơng có nghĩa B cũng thích lại A. Quan hệ vô hướng là khi ta không quan tâm tới chiều của nó. Ví dụ như A là bạn của B. Mối quan hệ này vô hướng, như vậy ta cũng có thể nói B là bạn của A. Quan hệ có trọng số khi ta có thể đo lường sức mạnh của mối quan hệ đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài toán phân tích mạng xã hội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)