Việc xác định các nhóm con gắn kết trong mạng là một trong những việc đầu tiên ta cần xem xét. Nhóm con gắn kết là tập hợp con của các tác nhân mà trong đó có mối quan hệ tương đối mạnh mẽ, trực tiếp, thường xuyên hoặc tích cực. Những phương pháp này một phần cố gắng chính thức hóa khái niệm trực quan và lý thuyết về nhóm xã hội sử dụng các thuộc tính của mạng xã hội. Tuy nhiên, do khái niệm nhóm xã hội được các nhà khoa học xã hội và hành vi sử dụng khá chung chung và có nhiều thuộc tính cụ thể của mạng xã hội liên quan đến tính gắn kết của các nhóm con nên có nhiều định nghĩa về nhóm con của mạng xã hội có thể xảy ra.
21 Có bốn đặc điểm chung của nhóm con gắn kết cần xem xét. Đầu tiên là mối quan hệ tương đương giữa các nút. Thứ hai là mức độ gần gũi hoặc khả năng tiếp cận của các thành viên trong nhóm con. Thứ ba, ta đề cập tới tần suất quan hệ giữa các thành viên. Và cuối cùng là tần suất tương đối của mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm con so với những người không phải là thành viên.
Mối quan tâm chính trong phân tích mạng xã hội là việc xác định nhóm – cộng đồng trong xã hội quan trọng. Đây là một số tập hợp nhỏ hơn các nút trong đồ thị có thể cường độ hoặc tần suất của các mối quan hệ giữa chúng cao hơn so với những nút khác của mạng.
Có nhiều cách để xác định nhóm. Hầu hết các phương pháp đều xem xét trên thành phần liên thông nhưng theo các cấp độ khác nhau.
Trong thực tế, mạng xã hội thường chứa nhiều nhóm những người gắn bó với nhau. Ta có thể coi chúng là các nhóm con gắn kết. Trong mỗi nhóm con, ta thường mong đợi những người thuộc nhóm này sẽ có nhiều quan hệ với nhau và có những tính chất tương đối giống nhau.
Trong bài luận này, tôi sẽ đề cập tới ba nhóm liên thông với ba cấp độ khác nhau: thành phần, k-core và cliques.