Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU UNILEVER (Trang 26 - 27)

Khách hàng: Người Việt Nam trước đây chỉ quan tâm đến những hàng hóa cần thiết nhất cho gia đình và để tiết kiệm, tuy nhiên với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày được cải thiện, nhu cầu đa dạng hơn không chỉ phục vụ thứ cơ bản mà còn biết tiêu dùng nhiều hơn (quan tâm tới giải trí, sức khỏe, thực phẩm…). Đây là lợi thế để Unilever thâm nhập thị trường và có những sản phẩm chiến lược phù hợp.

Nhà cung ứng: Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của Unilever Việt Nam trong suốt những năm hoạt động là: Công ty không chỉ thành công như một doanh nghiệp độc lập, mà đã thâm nhập sâu vào nền kinh tế và cộng đồng trong nước, xây dựng và phát triển thành công các mối quan hệ hợp tác, đối tác chặt chẽ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Unilever Việt Nam đang duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với mạng lưới gồm 10 doanh nghiệp hợp tác sản xuất gia công, hơn 100 doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, bao bì,... Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là P&G. P&G là tập đoàn cung cấp các sản phẩm thiết yếu hàng ngày cho mọi gia đình. Các nhãn hiệu của P&G như: Head&shoulder, Downy, Ariel, Tide,... đều là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Unilever về cả hai mặt giá cả và chất lượng.

Trung gian phân phối: Các sản phẩm của Unilever là sản phẩm thiết yếu nên để Unilever phân phối rộng rãi thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm

13

phù hợp như: siêu thị, đại lý, các cửa hàng bán lẻ,...trong đó các cử hàng bán lẻ có số lượng nhiều nhất để phân phối sâu các khu vực tỉnh thành.

Sản phẩm thay thế: Vì các sản phẩm của Unilever đa phần thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh nên người tiêu dùng sẽ đánh giá về giá trị và giá cả của một sản phẩm dựa trên những giá cả và giá trị của sản phẩm tương đương. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thuộc nhóm tiêu dùng nhanh vì thế người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và điều này đang đe doạ thị phần của Unilever.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU UNILEVER (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w