Hoạt tính chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất các thành phần tổng số của dịch chiết lá đu đủ carica papaya l và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các phân đoạn chất chiết (Trang 42 - 45)

I .2.2.4 Tính chất của saponin

I.3. Hoạt tính chống oxy hóa

Chất oxy hoá còn gọi là các gốc tựdo sinh ra từquá trình chuyển hoá trong cơ

thểvà gây hại cho các tếbào.

Chất chống oxy hóa là chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa chất khác. Sự oxy hóa là loại phản ứng hóa học trong đó electron được chuyển sang chất oxy hóa, có khả năng tạo các gốc tự do sinh ra phản ứng dây chuyền phá hủy tế

bào sinh vật. Chất chống oxy hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi các

gốc tự do, kìm hãm sựoxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng. Để làm vậy người ta hay dùng các chất khử (nhưthiol hay polyphenol) làm chất chống oxy hóa.

Dù phảnứng oxy hóa thuộc loại cơ bản trong đời sống nhưng có thể ngăn chận nó, chẳng hạn động thực vật duy trì hệ thống rất nhiều loại chất chống oxy hóa như

glutathione, vitamin C, vitamin E, enzyme catalase, superoxyde dismutase, Axít citric. Chất chống oxy hóa yếu hay còn gọi là chấtức chếcó thểphá hủy tếbào.

Hoạt tính chống oxy hóa (antioxydant activity): sựsản sinh quá mức các gốc tự do trong cơ thểlà nguyên nhân tổn hại tếbào, sai lệch nhiễm sắc thể, đột biến DNA…

dẫn đến các bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, lão hóa, ung thư và hàng loạt các bệnh khác. Tác dụng chống oxy hóa của một sản phẩm sinh học có ý nghĩa bao trùm lên việc chữa trịnhiều loại bệnh khác nhau. Phép thử xác định hoạt tính chống oxy hóa

nhằm tìm kiếm các chất có khả năng bắt hoặc trung hòa các gốc tự do, làm giảm sự

sản sinh gốc tự do hoặc gia tăng tốc độ phản ứng phân hủy peroxyt… có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể.

Khái nim vgc tdo

Oxy được xem như một nguyên tố quan trọng giúp con người duy trì sựsống, chúng tham gia vào quá trình hô hấp ở tế bào, sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạtđộng sống của conngười.

Khoảng vài thập niên gần đây, các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ rằng oxy vào cơ thể tham gia nhiều quá trình sinh hóa và trong các quá trình đó oxy tạo ra những tiểu phân trung gian gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do có nguồn gốc oxy này có hoạt tính cao, kém bền vững và được gọi chung là các gốc dạng oxy hoạt

động (ROS: Reactive oxygen species).

Ban đầu oxygen nhận một điện tửtạo ra gốc superoxyde (O2 _

), đây là gốc tự do quan trọng nhất của tếbào. Từ superoxyde (O2-) nhiều gốc tựdo và các phân tử khác của oxy có khả năng phản ứng cao được tạo ra như hydroxyl (HO-), hydroperoxyl (HOO-), peroxyl (ROO-), alkoxyl (RO-), lipoperoxyde (LOO-), H2O2.

Các dạng oxy hoạt động này do có năng lượng cao, kém bền nên dễdàng phản

ứng với những đại phân tử như protein, lipid, DNA,… gây rối loạn các quá trình sinh hóa trongcơ thể. Đồng thời, khi một phân tử sống bị các gốc tựdo tấn công, nó sẽ mất điện tử và trởthành một gốc tự do mới, tiếp tục phản ứng với những phân tử

khác tạo thành một chuỗi phản ứng thường gọi là phảnứng dây chuyền, gây ra các biếnđổi có tác hại đối với cơ thể.

Gốc tự do được tạo ra bằng nhiều cách. Nó có thểlà sản phẩm của những căng

thẳng tâm thần, bệnh hoạn thể xác, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, thực phẩm có chất màu tổng hợp, nước có nhiều chlorine và ngay cảoxy.

Li ích ca gc tự do đối với cơ thể

Không phải là gốc tựdo nào cũng có hại đối với cơ thể. Nếu được kiểm soát, nó là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo ra chất màu melamine cần cho thị

giác, góp phần sản xuất prostaglandins có công dụng ngăn ngừa nhiễm trùng,tăng cường miễn dịch, làm dễdàng cho sựtruyềnđạt tín hiệu thần kinh, co bópcơthịt.

Tác hi ca gc tự do đối với cơ thể

Gốc tựdo có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từlúc con người mới sinh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Nếu

không được kiểm soát, kiềm chế, gốc tự do gây ra các bệnh thoái hóa như: ung thư,

xơ vữa động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teocơ quan bộ phận ở người cao niên, phá rách màng tếbào khiến chất

dinh dưỡng thất thoát, tế bào không tăng trưởng, tu bổ, rồi chết. Chúng tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da khiến ta có những vết đồi mồi trên mặt, trên mu bàn tay. Ngoài ra, chúng còn tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tửprotein, đường bột, lipid, enzyme trong tếbào, gâyđột biếnởgene,ở DNA, RNA, làm chất collagen, và elastin mất tính đàn hồi, dẻo dai khiến da nhăn nheo,cơkhớp cứng nhắc.

Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo chu trình sau đây:

Trước hết, gốc tựdo oxy hóa màng tế bào, gây trởngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzyme khiến cơ thể khôngtăng trưởng được.

Trong tiến trình hóa già, gốc tự do cũng góp phần và có thể là nguy cơ gây tử vong. Hóa già được coi như một tích tụnhững đổi thay trong mô và tếbào. Theo bác sĩ Denham Harman, các gốc tựdo là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự hóa già và sựchết của các sinh vật. Ông cho là gốc tựdo phảnứng lên ty lạp thể, gây tổn

thương các phân tử bằng cách làm thay đổi hình dạng, cấu trúc, khiến chúng trở nên vô dụng và mất khả năngsản xuấtnăng lượng.

Theo các nhà khoa học thì gốc tựdo có thể là thủphạm gây ra tới trên 60 bệnh,

đáng kể nhất gồm có: bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson,

đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơgan.

Các nghiên cứu cũng phát hiện rằng các gốc dạng oxy hóa hoạt động (ROS) sẽ được loại bỏ bằng các chất chống oxy hóa tựnhiên có sẵn trong cơ thể như enzyme superoxyd dismutase (SOD), enzyme glutathion peroxydase (GSP-Px), enzyme catalase (CAT)… đểtạo sựcân bằng giữa các dạng oxy hoạt động và các dạng chống oxy hóa trong cơ thểcon người. Đó là một trạng thái cơ bản của cân bằng nội mô (homeostasis). Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài hay bên trong

cơ thể, làm cân bằng này di chuyển theo hướng gia tăng các dạng oxy hoạt động. Trạng thái sinh lý này gọi là stress oxy hóa (oxydative stress). Hay nói cách khác, stress oxy hóa là sự rối loạn cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và các chất oxyhóa theo hướng tạo ra nhiều các chất oxy hóa.

Ngày nay, do ảnh hưởng của điều kiện sống như: ô nhiễm môi trường, tiếng

ồn, căng thẳng, lo lắng hay sửdụng các thực phẩm chứa nhiều chất oxyhóa đã tạo điều kiện làm gia tănggốc tựdo, kéo theo sau đó là sự gia tăng các dạng oxy hoạt động. Các dạng oxy hoạt động gia tăng, gây ra nhiều phản ứng bất lợi, tổn thương cho cơ

thể và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nan y. Do đócần có những nghiên cứu, tìm hiểu vềcác chất có khả năng chống oxy hóa mang lại những tác dụng tốt, có lợi cho sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần khảo sát thêm những quy trình thử hoạt tính chống oxy hóa tối ưu và dễ thực hiệnđể phục vụ cho việc nghiên cứu.

I.4. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của lá đu đủI.4.1. Các nghiên cứu trên thếgiới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất các thành phần tổng số của dịch chiết lá đu đủ carica papaya l và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các phân đoạn chất chiết (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)