Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của lá đu đủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất các thành phần tổng số của dịch chiết lá đu đủ carica papaya l và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các phân đoạn chất chiết (Trang 45)

I .2.2.4 Tính chất của saponin

I.4. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của lá đu đủ

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước đã và đang nghiên c ứu về dịch chiết tổng số có trong lá đu đủvà hoạt tính sinh học như:

Các chiết xuất từ đu đủ có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.Đu đủ đãđư ợc sử dụng trong y học cổ truyền ở Châu Ávà Úc. Bs.Ts Nam Dang, từ Đại

cơ chế hoạt động và vai trò tiềm năng của nó trong việc ức chế sự phát triển của các dòng tế bào khối u. Nhóm nghiên cứu thấy rằng hợp chất từ lá đu đủ có khả năng làm chậm lại sự phát triển của mười loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư, cổ tử cung, phổi, gan và tuyến tụy... [45,49].

Ngoài rađu đủ còn có lợi làm thay đổi hệthống miễn dịch, các nhà nghiên cứu cho rằng: “chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng cung cấp các phương tiện để điều trị và phòng ngừaung thư, rối loạn dị ứng khác nhauở trên con người’’.

Một nghiên cứu khác về độc tính của nước chiết xuất từ là đu đủ ảnh hưởng

đến máu và các phảnứng hóa sinh trên chuột bạch tạng [20].

Kết quả của các nhà khoa học cho thấy, dịch chiết lá đu đủ thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định với cả chủng Gram (-) và Gram (+), ngoài ra còn có tác dụng khám viêm, chống oxy hóa [3].

Trong nghiên cứu của Olabinri và cộng sự nghiên cứu vềkhả năng chống oxy hóa của lá đu đủ là lá xoài chiết bằng polyphenol có công bố trên tạp chí Tropical

Medicine tháng 5 năm 2010 bằng phương pháp ức chếgốc tự do DPPH thử ở 5 nồng

độ khác nhau từ 50, 100, 150, 200 và 250 µg/ml và cho kết quả ức chế lần lượt là 21,22; 23,18; 35,59; 11;67; 6,74 %. Kết quả tăng từnồng độ 50 đến 100µg/ml và giảm

đi ở2 nồngđộ sau. Và kết quả đạt tốt nhấtởnồng độ 150µg/ml [31].

Ngozi O. A. Imaga và cộng sự cũng nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa,

gây độc tế bào và khảo sát thành phần lá đu đủ khô . Lá đu đủ được chiết bằng methanol và cũng thử hoạt tính chống oxy hóa dịch chiết methanol của lá đu đủ khô bằng phương pháp ức chế gốc tựdo DPPH cho kết quả ức chếlà 14,27; 50,92; 67;95; và 87,28 %đối với các nồng độ từ0.25–1 mg/ml [42].

Năm 2008 Suresh K, DeepaP, HarisaranrajR và Vaira AchudhanV nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của lá đu đủ và một vài loài khác cho kết quả ức chế đến 60% các vi sinh vật đem thửnghiệm. Hơn nữa, cũng có tủy lệcao với các vi khuẩn kháng kháng sinh. Dịch chiết lá đu đủ bằng nước thể hiện khả năng

với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia

coli và Klebsiella pneumoniae [49].

S.Z.Halim, N.R.Abdullah, A.Afzan, B.A. Abdul Rashid, I.Jantan and Z. Ismail công bốkết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí nghiên cứu thực vật làm thuốc năm

2011 với nội dung nghiên cứu độc tính cấp của lá đu đủ Carica trích xuất trong chuột Sprague Dawley. Nghiên cứuđộc tính cấp này trích xuất ở mức 2000mg/kg thể trọng bằng đường uống đối với chuột Sprague Dawley nhưng không gây ra tác dụng tửvong hoặcảnh hưởng cấp tính nào trên quan sát lâm sàng và tỷlệtử vong đối với chuột thí nghiệm. Tuy nhiên, từ điều tra máu, nó cho thấy khi cho chuột uống lá đu đủ được chiết xuất có thể gây mất nước bởi sự minh chứng của gia tăng HGB, HCT và hồng cầu cũng như tổng mức protein, các thông số khác trừ triglyceride bình thường. Phát hiện này sẽ được theo dõi tiếp trong các nghiên cứu về độc tính cấp [54].

Saiful M.N. Azmi, Parveen Jamal and Azura Amid năm 2012 công bố kết quả

nghiên cứu của mình trên tạp chí cơ sở và ứng dụng khoa học của Úc vềkhả năng ức chế enzyme anthine xidase thể hiện hoạt tính chống oxy hóa sử dụng sắc ký cột đảo pha (RPFCC) và sắc ký lỏng cao áp hiệu năng cao (HPTLC)[51].

I.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Nước ta hiện nay có một số nghiên cứu như: Phạm Kim Mãn đã chứng minh cao chiết với cồn từ lá đu đủ có tác dụngức chếsựphát triển u báng gây bởi tếbào UT Sarcoma TG–180ở chuột nhắt trắng [20].

Theo nghiên cứu mới nhất của nghiên cứu sinh Hồ Thị Hà, Viện Công nghệ

Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thì kết quả

sàng lọc hoạt tính gây độc tếbào của các phân đoạn chất chiết cho thấy rằng: thửhoạt

tính gây độc tế bào, hoạt tính enzyme caspase 3 và 7 trên dòng tế bào ung thư phổi LU-1, hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và thửhoạt tính chống oxy hóa của một số

hợp chất chiết tách từ lá đu đủ (gồm: acid pluchoic, danielone, apocynol A, carpaine, pseudocarpaine), các tác giả đã đưa ra được các kết quả: có hai hợp chất carpaine và pseudocarpaine thể hiện hoạt tính gây độc đối với tế bào ung thư rất mạnh (IC50 từ

cũng gây độc với tế bào thường 3T3, bên cạnh đó, hai hợp chất này còn thể hiện khả năng kích hoạt enzym caspase 3 và 7ởnồng độthửcao nhất [3].

Theo Phùng Thị Thùy, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm,

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,đã tiến hành nghiên cứu một sốhoạt tính sinh học của dịch chiết lá đu đủ. Trong nghiên cứu này tác giả chiết các chất hòa tan trong

nước, các hợp chất carotenoid, các hợp chất phân cực có trong lá đu đủ trồng tại Việt Nam và thử nghiệm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cũng như kiểm tra một sốhoạt tính sinh học khác của dịch chiết thu được. Kết quả cho thấy tất cả các dịch chiết thu

được đều có hoạt tính chống ô xy hóa mạnh hơn so với chất đối chứng là vitamin C ở

nồng độ tương ứng. Thử nghiệm khả năng ức chế tế bào ung thư cho thấy ở nồng độ

100µg/ml, các dịch chiết thu được đều có khả năng ức chếtế bào ung thư phổi LU–1 từ43,47% (các chất hòa tan trong nước) đến 62,88% (các chất phân cực). Trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB khả năng ức chế của các dịch chiết này thấp hơn 2,8% (các

chất phân cực) và 20,6% (các chất hòa tan trong nước). Trên dòng tế bào ung thư vú

MCF7 khả năng ức chế của các dịch chiết này cũng khá cao từ 33,95% đến 56,19%. Trên dòng tế bào ung thư máu HL 60 hoạt tính ức chếcủa các dịch chiết này cũng thể

hiện cao từ 39,56-60,64%. Tuy nhiên khi thử nghiệm trên tế bào gốc (ESC) phân lập từ phôi chuột cho thấy các dịch chiết thu được không gây độc cho dòng tế bào lành

này. Điều này cho thấy dịch chiết lá đu đủ có triển vọng trở thành một trong những nhóm chất có thể điều trịbệnh ung thư ởmột số trường hợp nhất định.

Theo PGS.TS ĐỗThị Hoa Viên, HồThịHà thuộc Viện Công nghệSinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tiến hành nghiên cứu và chiết xuất và bước đầu khảo sát hoạt tính kích thích miễn dịch và độc tính cấp của một sốdịch chiết lá đu đủCarica Papaya L. Trong nghiên cứu này đã nghiên cứu quy trình công nghệvới các thông sốthích hợp đểchiết các chất phân cực, flavonoid, saponin và alkaloid từ lá đu đủ (Carica papaya). Hàm lượng các nhóm chất trong lá đu đủ (tính theo % nguyên liệu khô) giảm dần từ các chất phân cực, alkaloid, flavonoid và

saponin; hàm lượng ương ứng của các nhóm chất trên là 6,02%; 3,40%; 1,67% và 0,11%. Trong bốn nhóm chất (các chất phân cực, alkaloid, flavonoid và saponin) đã thửnghiệm hoạt tính kích thích miễn dịch thông qua khả năng kích thích sự phát triển

của tế bào lymphocyte lách chuột, chỉ có nhóm các chất phân cực và saponin là có hoạt tính. SD50 (liều kích thích 50% sựphát triển của tếbào lymphocyte) của các chất phân cực và saponin tương ứng là 287,87 và 192,99g/ml. Các chất phân cực và các alkaloid chiết xuất từ lá đu đủ khô không có độc tính cấp với chuột ở liều đã thử

nghiệm (10000 mg hoạt chất/kg thểtrọng) [3,4].

Theo Đỗ Sơn Tùng, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm,

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tiến hành nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đu đủCarica papaya L. và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân

đoạn chất chiết. Cao chiết tổng được chiết bằng methanol sau đó chiết phân đoạn bằng

các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, dicloromethan, ethyl acetate, n-

butanol. Sau đó tác giảtiến hành thửhoạt tính gây độc tế bào và định tính hợp chất tự

nhiên trong các phân đoạn cao chiết thu được. Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung

thư của các phân đoạn chất chiết trên các dòng tếbào tế bào ung thư: KB (ung thư biểu mô), tế bào ung thư LU –1 (ung thư phổi), dòng tế bào ung thư Hep – G2 (ung thư

gan). Kết quả thử nghiệm cho thấy phân đoạn chiết bằng dung môi diclorometan có hoạt tính trên cả 3 dòng tế bào ung thư. Dòng tếbào Hep – G2 (ung thư gan) thểhiện hoạt tính ở phân đoạn chiết bằng dung môi n – hexan. Phân tích định tính hợp chất flavonoid có trong phân đoạn ethyl acetate, hợp chất alkaloid có trong phân đoạn diclorometan [20].

CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị II.1.1. Nguyên liệu

Cây Đu đủ (Carica papaya L.) giống đu đủ Đài Loan, được trung tâm giống

cây ăn quả - Trường Đại Học Nông nghiệp I - Hà Nội nhập hạt và nhân giống. Cây

được trồng tại Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội. Lá thu hái vào tháng 10 năm 2012.

Hái lá bánh tẻ, lá không sâu bệnh, không dập nát.

Sau khi thu hái lá đu đủ tươi ta tiến hành sấy khô nguyên liệu thu hái bằng

phương pháp sấy thường ở nhiệt độ400C - 500C. Các mẫu tươi đều được làm khô đến

độ ẩm 10,3% và xay nhỏ lọt qua sàng có đường kính lỗ sàng 1,0 mm. Bột lá được

đóng gói kín trong túi nilon tối màu, bảo quản trong tủ lạnh ở khoảng nhiệt độ 00C - 50C.

II.1.2. Hóa chất

- DPPH (1,1- Diphenyl 1-2 picrylhydrazyl) (sigma, Mỹ) -Nước cất 2 lần bằng máy A4000D (Bibby Scientific, Anh)

-DMSO (Merck, Đức)

- Ethanol 80%.

- Đệm KH2PO4, K2HPO4 50mM, pH7.8

- Xanthine oxydase 0.02U (Grade IV, butter milk) - Xanthine 0.5mM

- NBT 0.05mM (Nitro Blue Tetrazolium chloride) - DMSO (Merk)

II.1.3. Thiết bị, dụng cụ

-Cân điện tử

- Máy cô quay chân không (rotavapor) - Máy sấy thường

- Cân phân tích

- Bình tam giác, cốc đong

- Giấy lọc

- Bình chiết ( bình chiết hình quảlê)

-Máy đọc ELISA Bio-Rad (Laboratories,Mỹ) - Bể ổn nhiệt, thiết lậpở25oC , 37oC

- Micropipet loại 10 μL, 20 μL, 200 μL, 1000 μL (Isolab, Đức) -Đầu côn 20μL, 200 μL, 1000 μL

- Phiến 96 giếng (SPL Life Sciences, Hàn Quốc).

II.2.Phương pháp nghiên cứu

II.2.1. Phương pháp chiết xuất hợp chất tựnhiên từthực vật

Chiết xuất là phương pháp sửdụng dung môi đểlấy các chất hòa tan ra khỏi các mô thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi. Dung môi nàyđược gọi là dịch chiết. Có ba quá trình quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:

 Sựhòa tan của chất tan vào dung môi

 Sựkhuếch tán của chất tan trong dung môi

 Sựdịch chuyển của các phân tửchất tan qua vách tếbào thực vật

Các yếu tố ảnh hưởng đến ba quá trình này (bản chất của chất tan, dung môi, nhiệt độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào…) sẽ quyết định chất lượng và hiệu quảcủa

Nguyên liệu trước khi chiết xuất cần kiểm tra vềmặt thực vật xem có đúng loại, cần ghi rõ nơi thu hái, thời gian thu hái. Tùy theo trường hợp mà đặt vấn đềvềthời vụ thu hái, để đảm bảo hoạt chất mong muốn có hàm lượng cao nhất. Mẫu nguyên liệu

được làm khô hoặc để tươi đểchiết. Nhiều hoạt chất rắn rất dễbiếnđổi trong quá trình làm khô hoặc ngay khi còn tươi nếu không xử lý để diệt enzym. Kích thước của bột nguyên liệu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết.

Dung môi chiết cũng tùy theo từng loại hoạt chất mà chọn cho thích hợp. Về

nguyên tắc, để chiết các chất phân cực (các glycoside, các muối của alkaloid, các hợp chất polyphenol…) thì phải sử dụng các dung môi phân cực. Để chiết các chất kém phân cực (chất béo, tinh dầu, carotenoid, các triterpene và streroid tự do…) thì phải sử

dụng các dung môi kém phân cực. Trên thực tế, cồn với các độ cồn khác nhau là dung

môi hay được dùng để chiết. Còn có thể hòa tan được nhiều nhóm hoạt chất, không

độc, rẻ tiền và dễ kiếm. Trong một vài trường hợp mẫu được thả từ từ trong cồn sôi vừa để dịch enzym vừa đểhòa tan hoạt chất.

Có rất nhiều kỹ thuật và thiết bị chiết khác nhau được áp dụng cho hai phương

pháp chiết như trên như: chiết ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngâm kiệt ở nhiệt độ thường) hay nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc, ngâm kiệt nóng); chiết với các thiết bị

Soxhlet, kumagawa… tùy yêu cầu, điều kiện mà chọn kỹthuật chiết thích hợp.

Trong điều kiện chiết xuất, dựa vào trạng thái của nguyên liệu và đặc tính của dung môi chiết xuất, người ta chia chiết xuất thành 2 loại.

 Chiết xuất tĩnh: là trong suốt quá trình chiết xuất nguyên liệu và dung môi

không được đảo trộn. Nguyên liệu được ngâm trong dung môi trong một thời gian nhất định trong suốt quá trình chiết xuất.

 Chiết xuất động: dung môi và nguyên liệu chuyển động hoặc cả hai cùng chuyển động nhờcánh khuấy làm tăng khả năng tiếp xúc, nhờ đó hiệu suất chiết xuất cao sẽ hơn.

II.2.1.1. Phương pháp ngâm dầm trong dung môi

Nguyên liệu đã làm nhỏtới độ thích hợp và dung môi được chứa vào một bình

kín để ở nhiệt độ phòng. Ngâm trong thời gian xác định, thỉnh thoảng có khuấy trộn hoặc lắc.

Sau đó gạn, ép bã lấy dịch chiết xuất. Đểlắng 24–36 tiếngởnhiệt độphòngđể

loại bỏ tạp chất lơ lửng. Gạn, lọc lấy dịch trong, có thể ngâm đơn giản hoặc ngâm

phân đoạn.

 Ngâm dầm đơn giản: ngâm một lần với toàn bộ lượng nguyên liệu trong dung môi.

 Ngâm dầm phân đoạn: chia dung môi ra làm nhiều phần rồi ngâm làm nhiều lần với nguyên liệu, sau mỗi lần ngâm thì tiến hành gạn lấy dịch chiết xuất, ép bã, lại cho dung môi mới vào ngâm và tiếp tục tiến hành như trên, các phần dịch chiết xuất được tập hợp lại được gọi là dịch chiết xuất.

Với phương pháp này, cùng lượng dung môi sẽchiết xuất được hàm lượng hoạt chất nhiều hơn so với phương pháp ngâm dầm đơn giản. Phương pháp ngâm dầm lạnh

dùng cho các dược liệu chứa hoạt chất dễtan hoặc dễbị phân hủyởnhiệt độcao.

Ưu điểm:

 Phương pháp ngâm dầm trong dung môi là phương pháp dễthực hiện

 Dụng cụthí nghiệm đơn giản

 Chí phí thí nghiêm thấp

Nhược điểm:

 Để đạt được hiệu suất chiết cao thì phải chiết làm nhiều lần với thời gian chiết

tương đối dài

Các bước thực hiện:

Bước 1: cân 30g nguyên liệu cho vào bình tam giác 500ml, tiếp theo lấy dung môi etanol 80% theo tỷ lệ khảo sát (1/5, 1/6, 1/7) cho vào bình,đậy nút nhám,

quấn giấy bạc, ngoài lớp quấn giấy bạc quấn bằng dây để cố định giấy bạc (chống bay hơi dung môi).

Bước 2: Cho bình tam giác vào tủ lắc ở điều kiện khảo sát (nhiệt độ: 30oC, 35oC, 40oC; thời gian: 24h, 36h, 48h; tỷlệnguyên liêu/dung môi: 1/5, 1/6, 1/7) , tốc độlắc 120 vòng/phút.

Bước 3: Lọc dịch chiết bằng giấy lọc thu dịch chiết.

Bước 4: Cô quay chân không dịch chiếtđến kiệt dung môi thu cao chiết.

Bước 5: Sấy cao chiết ở nhiệt độ 50oC đến trọng lượng không đổi, cân và tính

lượng cao chiết thu được.

II.2.1.2.Phương pháp chiết xuấtSoxhlet

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất các thành phần tổng số của dịch chiết lá đu đủ carica papaya l và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các phân đoạn chất chiết (Trang 45)