L ỜI CAM ĐOAN
1. Giới thiệu chung về bê tông khí chưng áp
2.3. Phương hướng phát triển bê tông khí hiện nay ở Việt Nam
Theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Chính phủ thì nhu cầu công suất VLXD không nung từ nay đến 2020 rất lớn.
Bảng 1.9: Nhu cầu công suất VLXD không nung của các vùng miền
trong cả nước đến năm 2020 [12]
Đơn vị tính: tỷ viên
Vùng kinh tế Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Vùng trung du và miền núi
phía Bắc 0,30-0,34 0,76-0,88 1,50-2,00
Vùng đồng bằng sông Hồng 0,81-0,91 2,13-2,63 4,00-5,30 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 0,65-0,80 1,40-1,86 3,00-4,10
Vùng Tây Nguyên 0,09-0,11 0,26-0,33 0,60-0,90 Vùng đồng bằng Nam Bộ 0,40-0,45 1,25-1,50 2,50-3,10 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 0,25-0,30 1,30-1,60 2,30-3,20 Tổng cả nước 2,50-2,90 7,10-8,80 13,4-18,6 Để có thể thỏa mãn nhu cầu trên, số dây chuyền sản xuất dự kiến cần phát triển thêm phải tăng.
Bảng 1.10: Số dây chuyền sản xuất dự kiến cần phát triển thêm [12]
Đơn vị tính: dây chuyền
TT Loại dây chuyền
Giai đoạn Năm 2010 Năm 2011–2015 Năm 2016-2020
1 Gạch xi măng - cốt liệu công
suất vừa và lớn 25-30 140–170 300-330
2 Gạch xi măng cốt liệu công
suất nhỏ 110-140 620–660 750-800
3 Gạch bê tông bọt 5-8 10–13 15-20
4 Gạch bê tông khí chưng áp 3-4 5–8 10-15
Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Trong đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình: Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (15/01/2013) đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây). Theo Bộ Xây dựng, các công trình đó được cấp phép xây dựng hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trước ngày 15/01/2013 (ngày Thông tư này có hiệu lực) thì thực hiện như giấy phép đã được cấp hoặc quyết định đã được phê duyệt;
tuy nhiên khuyến khích chủ đầu tư thay đổi thiết kế để sử dụng vật liệu không nung. [14]
Thực tế xây dựng ở nước ta đã xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy sản xuất bê tông khí cỡ nhỏ, vừa và cả cỡ lớn. Sản phẩm của các nhà máy này đã đáp ứng một phần vật liệu nhẹ cho kết cấu bao che nhà chung cư ở các đô thị, phù hợp với Quyết định số 567/QĐ-TTg của Chính phủ và Thông tư 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp xây dựng ở nước ta, nhu cầu sử dụng loại bê tông khí có tính năng đặc thù sẽ ngày càng lớn. Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo bê tông khí có thể dễ dàng sử dụng trên các công trình xây dựng là một nhiệm vụ lớn cần được quan tâm trong những năm tới. Hướng nghiên cứu và ứng dụng nên tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Trước hết bê tông khí cần được quan niệm là một loại vật liệu tổng hợp kinh tế hiệu quả và môi trường. Nghĩa là phải có giá thành hạ, có đa tính năng (vừa nhẹ, chịu được nhiệt, cách âm, cách nhiệt, chịu môi trường bền vững). Việc sử dụng bê tông khí đặc biệt cần đảm bảo sử dụng vật liệu bền vững lâu dài, kết cấu phải đảm bảo tính toàn vẹn và linh hoạt.
- Việc nghiên cứu cơ bản vẫn là chế tạo các bê tông bằng vật liệu địa phương thay thế các vật liệu ngoại nhập, và hoàn thiện các công nghệ sản xuất thi công cho thích ứng với điều kiện khí hậu, trình độ công nghệ và tập quán xây dựng của Việt Nam. Cần cố gắng tiếp cận với những công nghệ và thiết bị hiện đại.
- Cần hoàn thiện công nghệ chế tạo và thi công các loại bê tông đã nghiên cứu để đưa vào áp dụng rộng rãi. Cụ thể đối với bê tông khí cần hoàn thiện các thông số công nghệ sản xuất phù hợp với môi trường khí hậu địa phương như chế độ trộn và đổ bê tông, thời gian phồng nở, kỹ thuật tăng khả năng đóng rắn nhanh bằng năng lượng mặt trời, chế độ bảo dưỡng bê tông khí, vấn đề hạn chế biến dạng nhiệt ẩm để chống khe nứt kết cấu tường bê tông khí. [6]
CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI