Giải pháp quản lý môi trường tại huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 91)

4.3.1. Hoàn thiện bộ máy tố chức quăn môi trường

- Cấp huyện:

Tăng cường biên chế về công tác quản lý BVMT cho phòng TNMT đảm bảo có ít nhất 2 cán bộ chuyên trách môi trường có trình độ về môi trường.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong quản lý các vấn đề môi trường để triển khai các hoạt động này ngày càng hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra.

Ban hành những cơ chê, chính sách đê đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong xã, thị trấn về phương thức quản lý trong bảo vệ môi trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo để có thể đề xuất và có thể giải quyết được những vấn đề môi trường quan trọng.

Tồ chức hoạt động nâng cao năng lực hàng năm đề đảm bảo các yêu cầu bảo tồn của vùng để chắc chắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường không bị mâu thuẫn và không tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái.

Ban hành các nội quy liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi huyện như thời gian đố rác các buổi trong ngày, không được xả rác bừa bãi... Bên cạnh đó cũng cần thực thi những biện pháp xử phạt cho các vi phạm như

xử phạt hành chính hay phạt tiền với những hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Cấp xã, thị trấn:

Đối với các UBND xã, thị trấn cần phải hoàn thiện ít nhất có 1 biên chế cán bộ môi trường trong bộ máy chính quyên địa phương. Đông thời phải nâng cao năng lực quản lý về môi trường tại địa phương:

Hình 4.1. Mô hình bảo vệ môi trường tại các xã, thị trân

Đe việc quản lý công tác BVMT tại địa phương được đồng bộ và hiệu quả, ƯBND các xã, thị trấn nên thành lập Ban môi trường. Thành phần Ban gồm có:

+ Chủ tịch ƯBND: Trưởng ban; + Phó Chủ tịch UBND: Phó ban;

+ Cán bộ Môi trường: ủy viên thường trực.

+ Các thành viên gồm: cán bộ Nông - lâm, cán bộ Văn hóa, cán bộ Thú y, Trưởng công an xã; đại diện Mặt trận tố quốc, Ban chấp hành Đoàn xã, Hội Phụ nữ; Thôn trưởng, tổ trưởng các tổ dân phố...

- Đề xuất thành lập tổ tự quản về môi trường:

Khuyến khích việc thành lập tổ tự quản môi trường để tăng cường công tác quản lý môi trường đô thị tại các khu vực tổ dân phố.

Trách nhiệm của tố tự quản:

Kiếm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cáo cấp có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Giữ gìn vệ sinh đường khu phố, nơi công cộng;

Tố chức thu gom, tập kết và xử lý rác thải, chất thải đối với các khu vực chưa có dịch vụ thu gom rác thải;

Xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định bảo vệ môi trường cho dân cư khu vực; đối với khu vực còn tồn tại các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, tổ chức tuyên truyền vận động để loại bỏ các hủ tục này.

Đề xuất đối các tổ chức nằm trên khu vực vực đô thị như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội làng nghề, ...cần được nhân rộng, tạo mọi điều kiện trong hoạt động BVMT;

Xây dựng các mô hỉnh trong công tác BVMT có sự tham gia cộng đồng; xây dựng và nhân rộng các mô hình như: Mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; “Nhà sạch, vườn đẹp”...

4.3.2. Hoàn thiện các chỉnh sách, quy định pháp luật về quản môi trường

Tăng cường xây dựng thế chế, chính sách quản lý môi trường và có sự tham gia của cộng đồng. Phân công, thống nhất trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý hên quan đến môi trường trong huyện nhằm tránh chồng chéo, tăng cường hiệu quả và hiệu lực trong công tác quản lý môi trường của địa phương.

Xây dựng, thiết lập hệ thống cơ sở dừ liệu đồng bộ về môi trường của huyện nhằm cung cấp, cập nhật toàn diện các thông tin có liên quan còn thiếu, tạo cơ sở đầy đủ về khoa học và thực tiến nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp giảm thiếu ô nhiễm môi trường thích hợp, kịp thời.

Tăng cường ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường nhằm tạo ra hiệu quả lâu dài và triệt để.

Luôn luôn gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với hoạt động bảo vệ môi

trường nhăm hạn chê tải lượng chât thải vào môi trường nước.

- Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, đưa ra các sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế cao thuộc lĩnh vực xử lý môi trường.

- Thực hiện các chương trinh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về BVMT, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải. Phối hợp với các ban ngành có liên quan đào tạo nhân lực về BVMT, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác quản lý môi trường.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn các kiến thức về môi trường và BVMT một cách khoa học cho cộng đồng dân cư; khuyến khích các đoàn thể, tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động nhàm nâng cao ý thức tự giác BVMT cho người dân.

4.3.3. Tăng cường thanh tra, kiếm tra, xử vi phạm môi trường

Công tác thanh tra, kiểm tra tinh hình chấp hành pháp luật về môi trường huyện Ba Vì hầu như chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, chấn chỉnh, hướng dẫn khắc phục vi phạm; việc xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiềm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường có lúc chưa quyết liệt đúng mức, thực hiện quyết định xử phạt chưa nghiêm, nhiều trường hợp còn nể nang do quen biết. Việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các đối tượng vi phạm gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định cụ thể.

- UBND huyện cần thường xuyên có các chương trình kiểm tra cụ thể việc chấp hành các quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các cơ sở sản xuất, làng nghề và xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường.

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ba Vì cần đẩy mạnh công tác tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc tiếp nhận và xử lý kịp thời các đơn thư tố cáo về môi trường theo đúng quy định và đúng thẩm quyền.

- Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường: Việc tăng cường chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cũng là một mắt

xích quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.

+ Xử phạt phải kịp thời và kiên quyết: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; cập nhật liên tục những tình hình ở địa phương lên các cấp có thẩm quyền cao như Sở Tài nguyên và môi trường, UBND thành phố bằng cách thiết lập kênh thông tin hai chiều kết nối giữa thành phố và địa phương. Hạn chế việc hướng dẫn vòng vo đối với công dân, các dữ liệu quản lý đơn thư cho các đon vị trực thuộc thành phố và địa phương cũng cần được chia sẻ, hướng dẫn cho người dân thực hiện. Chấn chỉnh lại việc thi hành các quy chế thanh tra, kiểm tra cũng như ban hành thêm các quy chế mới cho phù hợp với thực tế; việc báo cáo các kết luận thanh tra, kiểm tra phải có quy định thống nhất tránh tình trạng làm sơ sài, qua loa như trước đây.

+ Mức xử phạt phải đủ cao để đảm bảo tính răn đe: Thực tế hiện nay do mức xử phạt quá thấp dẫn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp còn xem việc nộp phạt là hiển nhiên như đóng phí môi trường, nghiễm nhiên cho rằng cứ nộp phạt là không cần phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nữa. Ngoài ra đối với các hành vi chậm hoặc không chịu nộp phí, lệ phí cần phải tăng mức phạt cao gấp nhiều lần mức phí phải đóng để đủ sức răn đe các đơn vị vi phạm. Nếu cứ áp dụng mức phạt như hiện nay thi các đơn vị sẵn sàng nộp phạt khi bị vi phạm.

KẾT LUẬN

Những năm gân đây, tình hình môi trường tại huyện Ba Vi đã có những chuyển biến tích cực, các vấn đề về môi trường bức xúc được tập trung giải quyết, hình thức xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tăng lên đà góp phần lớn vào công cuộc đổi mới quản lý môi trường, thu được kết quả cao. Có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của cộng đồng và các doanh nghiệp. Người dân đã quan tâm nhiều hơn tới môi trường, đến những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hoạt động sinh hoạt sản xuất và ngày càng có ý thức hơn đối với công tác môi trường. Đối với các doanh nghiệp, từ chỗ không quan tâm đến cải thiện môi trường, đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường chỉ mang tính chất đối phó, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về BVMT của nhiều doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện. Việc phát huy những chuyển biến tích cực, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT là một cơ hội để công tác quản lý môi trường của huyện Ba Vì ngày càng hiệu quả hơn. Từ quá trình nghiên cứu công tác quản lý môi trường tại địa bàn huyện Ba Vi, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý môi trường. Đe tài đã làm rõ các khía cạnh trong quản lý môi trường và các yếu tố

ảnh hưởng của nó. Bên cạnh đó đề tài tìm hiếu kinh nghiệm quản lý môi trường trên địa bàn cấp huyện tại một số địa phương nhằm rút ra bài học về kinh nghiệm thực tiễn cho công tác quản môi trường tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức công tác quản lý môi trường ở huyện Ba Vì chịu trách nhiệm chính là Phòng Tài nguyên và môi trường. Phòng TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp ƯBND huyện quản lý tài nguyên và môi trường. Trong giai đoạn 2016 - 2020 huyện Ba Vì đã tiếp nhận triển khai các văn bản của cấp trên và chỉ đạo tổ chức việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ BVMT đến 31 xã, thị trấn. Năm 2020 có 300 hương ước, quy ước, quy chế về bảo vệ môi trường của cộng đồng được ban hành.

Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Các hoạt động thiết thực

đế hưởng ứng kỷ niệm ngày lễ lớn nhận được sự hưởng ứng đông đảo với 15.000 người tham gia năm 2020. Công tác quản lý rác, chất thải và hóa chất bảo vệ thực vật cũng luôn được quan tâm. Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến môi trường luôn được quan tâm chú trọng, hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tồ chức quan trắc, phân tích chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất định kì trên địa bàn huyện (2 lần/năm). Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan, Ban quản lý khu kinh tế tiến hành nhiều cuộc thanh, kiềm tra. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành kiểm tra hơn 1000 đơn vị, xử lý vi phạm

13 đơn vị với tổng số tiền xử phạt là 38,5 triệu đồng.

Thứ ha, công tác quản lý môi trường tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: Điều kiện tự nhiên khó khăn, địa bàn rộng, Điều kiện kinh tế còn khó khăn, nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường tại huyện còn thấp, khả năng đóng góp của người dân cho các hoạt động bảo vệ môi trường còn chưa sẵn

sàng; Nhận thức văn hóa, xã hội còn lạc còn lạc hậu, do trình độ học vấn và ý thức, thói quen của người dân; Các chính sách của Nhà nước và của địa phương còn hạn chế; Năng lực của cơ quan quản lý môi trường còn yếu kém về chất và số lượng; Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Vì vậy công tác quản lý môi trường tại huyện Ba Vì chưa đạt được kết quả như mong muốn

Thứ tư, qua quá trình tìm tiểu thực trạng công tác quản lý, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường tại huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội đề tài đã rút ra một số giải pháp như: Hoàn thiện bộ máy tố chức quản lỷ môi trường, đặc biệt là tăng cường cán bộ chuyên trách về môi trường chứ không kiêm nhiệm ở cấp xã; Văn bản, chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, cần có nhiều chính sách tạp điều kiện, hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường; Tàng cường công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường bằng cách nâng cao chất lượng và đồi mới hình thức; Đầu tư vào thiết bị giám sát và năng lực giám sát, đánh giá, dự báo để tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá tác động và dự báo diễn biến môi trường; Tăng cường và

chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường, tăng tần suất các chương trinh kiểm tra, chế tài xử phạt phải đủ sức răn đe; Tàng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào môi trường; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý BVMT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14.

Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, 2001.

Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lỷ môi trường ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002. Khoa học Môi trường. Hà Nội: NXB Giáo dục. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường , 2001. Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lỷ môi trường ở Việt Nam.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường, 2000. Báo cáo của Chinh phủ Việt Nam tại hội nghị các hên đoi tác trong lĩnh vục môi trường

Nguyễn Thế Chinh, 1996. Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Hữu Hải, 2010. Giáo trình Lý luận hành chính Nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Học viện hành chính.

Nguyễn Đình Hòe, 2009. Quản lỷ môi trường, Khoa môi trường. Trường Đại học khoa học tự nhiên

Lê Hoàng Lan, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2016. Quản trị môi trường trong giai đoạn phát triển mới. Hà Nội

Đặng Thị Hồng Phương, 2011. Ô nhiễm môi trường và các biện pháp kiếm soát ô nhiễm môi trường. Thái Nguyên: NXB Tài nguyên - môi trường và bản đồ

Việt Nam.

Nguyễn Lệ Quyên, 2012. Quản lỷ môi trường tại thành phố Đà Nang. Luận

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)