Nguyên tắc xây dựng hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm để nâng cao nhận thức của học sinh trung học cơ sở về chống rác thải nhựa trong trường học (Trang 27 - 28)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1.3.5. Nguyên tắc xây dựng hoạt động trải nghiệm

Để phát huy được hiệu quả của HĐTN thì khâu xây dựng phải được đầu tư kỹ lưỡng và đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ cho HS. Việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua trải nghiệm góp phần làm cho q trình học của HS thêm phong phú, sát với thực tiễn môi trường và thực tiễn cuộc sống của HS. Tránh việc các HĐTN đưa thêm quá nhiều kiến thức, quá tải, nặng nề, lệch ra khỏi mục tiêu dạy học.

- Đảm bảo khai thác tối đa kinh nghiệm cá nhân của HS. Khi thiết kế các HĐTN, GV phải đảm bảo gắn nội dung các HĐTN vào thực tiễn đời sống, tạo cơ hội để các em được tiếp xúc với môi trường thực tiễn, với các sự vật, hiện tượng. Chính khi tiếp xúc với

19

môi trường, giúp các em có những tình cảm chân thật nhất, từ đó giúp HS có những kỹ năng, thái độ và hành vi đúng đắn.

- Đảm bảo khai thác hiệu quả việc sử dụng các giác quan của HS. Khi thiết kế các HĐTN cần đảm bảo sao cho HS được cảm nhận trực tiếp bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác,… từ đó giúp HS hình thành những hình ảnh, biểu tượng về sự vật, sự việc. Chính trên cơ sở các hình ảnh, biểu tượng này, giúp HS những khái niệm cơ bản, ban đầu về các đặc điểm, đặc tính của sự vật, hiện tượng.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ thể tích cực, tự giác học tập của HS và vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV. Trong từng giai đoạn của HĐTN, GV phải xác định được nhiệm vụ của mình và của HS để đảm bảo GV ln là người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn HS phát huy tính tự giác, sáng tạo, tích cực và độc lập nhận thức của mình.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm để nâng cao nhận thức của học sinh trung học cơ sở về chống rác thải nhựa trong trường học (Trang 27 - 28)