Mục đích khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm để nâng cao nhận thức của học sinh trung học cơ sở về chống rác thải nhựa trong trường học (Trang 48)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các hoạt động trải nghiệm đã thiết kế trong giáo dục chống rác thải nhựa trong trường học cho HS THCS.

3.5.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm mức độ phù hợp và hiệu quả của 4 kế hoạch bài dạy HĐTN đã thiết kế trong việc giáo dục chống rác thải nhựa cho học sinh.

3.5.3. Kết quả khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm ý kiến của GV hiện đang giảng dạy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc trường THTS Đỗ Thúc Tịnh. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2

40

Bảng 3.2. Mức độ phù hợp của các kế hoạch bài dạy do giáo viên THPT đánh giá

STT Nội dung Mức độ phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Kế hoạch bài dạy

được thiết kế phù hợp với đặc điểm của hoạt động trải nghiệm.

15 75% 5 25% 0 0%

2 Kế hoạch bài dạy có thể được áp dụng tại trường THCS.

13 65% 7 35% 0 0%

3 Hoạt động được thiết kế đảm bảo được mục tiêu đặt ra. 17 85% 3 15% 0 0% 4 Các hoạt động góp phần phát triển đa dạng năng lực và phẩm chất ở học sinh. 14 70% 6 30% 0 0%

Kế hoạch bài dạy được tất cả các giáo viên đánh giá là phù hợp và rất phù hợp. Để giải thích cho sự phù hợp này, giáo viên nhận xét các kế hoạch bài dạy có những ưu điểm sau: kế hoạch bài dạy có tính sáng tạo cao, giúp học sinh dễ dàng nhận biết và tiếp thu, áp dụng được hầu hết phương pháp dạy học hiện nay. Các hoạt động trong kế hoạch bài dạy được trình bày mạch lạc, rõ ràng, có tính giáo dục học sinh cao, dễ hiểu. Các kế hoạch bài dạy thiết kế đa dạng về mặt nội dung và hoạt động, hình thành nhiều năng lực và phẩm chất của HS, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo làm việc nhóm. Bên cạnh đó, các giáo viên còn đề xuất nên phân bổ lại thời gian cho hợp lí gữa các phần.

41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Trường phổ thông nói chung và Trường THCS nói riêng. Đề tài đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến hoạt động trải nghiệm cũng như làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục của HĐTN cho HS Trường THCS.

- Thiết kế được 04 kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm để nâng cao nhận thức của học sinh THCS về chống rác thải nhựa, bao gồm các chủ đề: Rác thải nhựa- sử dụng một lần, hậu quả ngàn năm, Ô nhiễm trắng, Mỗi học sinh là một chiến binh, Cuộc thi đóng kịch “ Nói không với rác thải nhựa”.

- Kết quả phân tích các thông tin thu nhận được sau quá trình khảo nghiệm bước đầu đã chứng tỏ được tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Từ kết quả khảo nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định rằng việc thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao ý thức học sinh về chống rác thải nhựa , đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

2. KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả thu được và qua phân tích ý kiến chuyên gia, chúng tôi có một số đề xuất như sau:

- Tiếp tục thiết kế và sưu tầm các HĐTN về nhiều nội dung kiến thức khác ở bậc THCS nhằm xây dựng được một hệ thống HĐTN hoàn chỉnh để nâng cao nhận thức của học sinh THCS về chống rác thải nhựa.

- Tiếp tục nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói chung, chương trình hoạt động trải nghiệm dành cho bậc THCS nói riêng để xây dựng hệ thống kế hoạch bài dạy hợp lí.

- Tiếp tục xây dựng các bài tập kiểm tra đánh giá năng lực đạt được cho các chủ đề đã thiết kế.

42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ân, Đ. T. (2015). Mô hình trường học mới Việt nam nhìn từ góc độ thực tiễn và lí luận.

NXB GDVN.

anphatholding.com, B. (2020). Thực trạng ô nhiễm chất thải nhựa đang ở mức báo động.

anphatholdings. (2020). Tác hại khôn lường của rác thải nhựa đối với môi trường và

cuộc sống. Retrieved 11 2, 2021, from anphatholdings.com:

https://anphatholdings.com/hoat-dong-moi-truong/tac-hai-khon-luong-cua-rac- thai-nhua-doi-voi-moi-truong-va-cuoc-song.html

Dearden, R. F. (1976). Problems in primary education.. Routledge. Dewey, J. (2012). Kinh nghiệm và giáo dục. NXB Trẻ.

Duy, T. (2015). Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển. NXB Hà Nội. GD-ĐT, B. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt

động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).

GD-ĐT, B. (2019). Tài liệu tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018).

Hoành, T. B. (2006). Vấn đề giáo viên – những nghiên cứu lý luận và thực tiễn. NXB ĐHSP, tr83.

Kolb, D. A. (2011). Experiential Learing: Experience as the Source of Learning and

Development. Prentice Hall PTR.

Mary James a, *. R. (2007). Teachers learning how to learn, Teaching and Teacher Education, journal homepage : www .elsevier .com /locate /tate a Teachers learning how to learn, Teaching and Teacher Education.

McLeod, S. (1984). Phân tích lý thuyết học tập thông qua trải nghiệm của David A. Kolb.

Minh, H. (2018). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. tòa soạn báo Nam Định.

Mortimore, P. (1998). Learning: the treasure within report to UNESCO of the international commission on education for the twenty-first century. Jacques Delors, chairman: UNESCO Publishing.

Nam, H. (2019). Giảm chất thải nhựa trên biển: Bài 1 -"Ô nhiễm trắng hiện hữu". Retrieved 4 20, 2021, from Bnews.net: https://bnews.vn/giam-rac-thai-nhua-tren- bien-bai-1-o-nhiem-trang-hien-huu/142017.html

Nguyễn Quang Uẩn, N. V. (2015). Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB ĐHSP. Tr43. nhiên, (. T. (2010). Rác thải nhựa.

43

Svinicki, D. D. (1987). The Kolb model modified for Classroom Activities. College Teaching, , vol 35, No.4, , pp 141.

tạo, B. g. (2016). Giáo dục công dân 10. NXB Giáo dục.

tế, B. y. (2019). Ngành Y tế chung tay cùng cộng đồng “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni

lông”. Retrieved 1 15, 2021, from Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế:

https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-

/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/nganh-y-te-chung-tay-cung-cong-ong- giai-quyet-o-nhiem-nhua-va-ni-long-?inheritRedirect=false

Thomas, B. (2019). Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ USAID.

Trứ, T. Đ. (2018). Những giải pháp nhằm giảm thải nguồn gây ô nhiễm chất.

Tuyến, N. (2019). Rác thải nhựa: Cơ hội mới cho ngành xi măng, thép và điện?

Retrieved 4 24, 2021, from Tạp chí điện tử Vneconomy: https://vneconomy.vn/rac-thai-nhua-co-hoi-moi-cho-nganh-xi-mang-thep-va- dien.htm

UNDP, C. t. (2020). Chung tay hành động vì một tương lai không rác thải nhựa. Vietnam, W. (2019). Nghiên cứu khảo sát hiện trạng chất thải nhựa tại Việt Nam.

Vietnamnet. (2018). Hiểm họa từ đồ nhựa dùng 1 lần. Retrieved 12 4, 2019, from Báo điện tử Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/hiem-hoa-tu- do-nhua-dung-1-lan-

490924.html#:~:text=Bao%20b%C3%AC%20nh%E1%BB%B1a%2C%20c%E1 %BB%91c%20d%C3%B9ng,ung%20th%C6%B0%20cho%20ng%C6%B0%E1% BB%9Di%20d%C3%B9ng.

Vietnamplus. (2020). Mỗi ngƣời Việt Nam đã tiêu thụ tới 41kg nhựa trong năm 2019. Retrieved 4 24, 2021, from Báo Vietnamplus: https://www.vietnamplus.vn/moi- nguoi-viet-nam-da-tieu-thu-toi-41kg-nhua-trong-nam-2019/621752.vnp

VNCPC. (2019). Làm sao để nhận biết các loại nhựa an toàn. Retrieved 3 26, 2021, from Trang tin về sản xuất và tiêu thụ bền vững: https://vncpc.org/lam-sao- de%CC%89-nhan-biet-loai-nhua-an-toan/

44

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC KẾ HOẠCH BÀI DẠY Ô NHIỄM TRẮNG

( 1 tiết trên lớp và 2 tuần làm việc ở nhà- 1 tiết = 45 phút)

I. Mục tiêu:

1. Năng lực hƣớng đến

- Năng lực chung:

 Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Năng lực khoa học.

- Năng lực đặc thù:

 Trình bày được khái niệm rác thải nhựa.

 Mô tả thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.

 Liệt kê được các nguồn gây ô nhiễm rác thải nhựa.

 Trình bày các hiểm họa từ rác thải nhựa gây ra.

 Nêu được các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động chống rác thải nhựa.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhà trường và xã hội, có trách nhiệm với môi trường sống.

II. Phƣơng pháp tiến hành

- Phương pháp hoạt động: Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi.

- Thời gian: 45 phút. - Quy mô: 1 lớp học. III. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân kết hợp với hợp tác nhóm. IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy

- PowerPoint

45

2. Học sinh:

- Trước nuổi học: 2 tuần- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin về ô nhiễm trắng. Chuẩn bị bài thuyết trình với chủ đề chống ô nhiễm rác thải nhựa.

- Trong buổi học: học sinh chia làm 4 nhóm để tìm hiểu về ô nhiễm trắng.

- Sau buổi học: Yêu cầu học sinh thực hiện theo dặn dò để tìm hiểu chủ đề tiếp theo.

V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

Hoạt động 1: Thảo luận về vấn đề ô nhiễm trắng

a. Mục tiêu : Trình bày được về khái niệm ô nhiễm trắng. Nêu những hiểm họa từ rác thải nhựa.

b. Cách tiến hành

- GV đặt vấn đề: Việt Nam đang là một trong năm nước dẫn đầu thế giới về lượng rác thải nhựa xả ra mỗi ngày.Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, mỗi năm, Việt Nam thải ra 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa. Hiện chúng ta chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines về lượng rác thải nhựa đổ ra biển (chiếm 6% toàn thế giới). Với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Đây là con số đáng báo động mà không phải người Việt Nam nào cũng biết rằng họ là một phần tác nhân tạo nên. Vậy chúng ta có thể làm gì để biển chỉ có cá mà không có rác thải nhựa?

- GV: Nhìn vào bản đồ (ti vi) các quốc gia ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất. Em thấy Việt Nam đứng thứ mấy?

- GV chiếu video ngắn về tình trạng ô nhiễm trắng.

- Học sinh quan sát và trả lời.

- GV tiến hành cho 4 nhóm thảo luận dựa trên các câu hỏi:

 Ô nhiễm trắng là gì?

 Bạn cảm thấy sao về việc loại bỏ đồ nhựa một lần?

 Nếu không có nhựa thì cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

- HS thảo luận và trình bày trên bảng phụ dạng sơ đồ tư duy.

- Đại diện 4 nhóm học sinh lên trình bày.

- GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức cho học sinh. - GV dẫn chứng hiểm họa từ rác thải nhựa.

 Ảnh hưởng đến môi trường đất.  Ảnh hưởng đến môi trường nước.  Ảnh hưởng đến môi trường không khí.  Ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

46  Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hđ 2: Trò chơi – Vượt chướng ngại vật

a. Mục tiêu: giúp học sinh có thêm kiến thức về xử lí hiệu quả rác thải nhựa sau khi xử dụng.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT:

Trò chơi này gồm có 1 bức tranh (là 1 gợi ý quan trọng liên quan đến Chướng ngại vật) được che khuất bởi 4 miếng ghép góc tương đương với 4 câu hỏi cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các học sinh phải đi tìm.

Học sinh có quyền trả lời chướng ngại vật ngay từ lúc đầu tức là 100 điểm hoặc trả lời các mảnh ghép cho đến khi vượt qua chướng ngại vật. Trong trường hợp học sinh trả lời câu hỏi mảnh ghép mới tìm ra chướng ngại vật thì cứ 1 mảnh ghép là 20 điểm.

Trò chơi kết thúc khi có nhóm tìm ra được chướng ngại vật.

- GV chia lớp thành 4 nhóm: mỗi nhóm ngồi thành 1 khu vực và được phát cho 1 bảng con để điền đáp án.

Câu hỏi chướng ngại vật: Đây là một giải pháp thiết thực giúp giảm tải rác thải nhựa.

Câu hỏi:

Câu 1: Hãy kể tên 3 đồ vật là nhựa sử dụng một lần trong trường học? Câu 2: Đâu là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm rác thải nhựa? a. Ý thức từng cá nhân

b. Thiếu hệ thống xử lí rác

c. Sự quản lí thiếu chặt chẽ của chính quyền địa phương.

Câu 3: Loại khí nào được sinh ra khi đốt rác thải nhựa gây nên hiện tượng mưa axit?

47 a. SO2

b. CO2 c. O2

Câu 4: biện pháp 3T nghĩa là gì?

CHƯỚNG NGẠI VẬT: PHÂN LOẠI RÁC

Hđ 3: Thuyết trình: Rác thải và hành động của chúng ta

a. Mục đích: Tìm kiếm và thu thập được những tài liệu và hình ảnh về rác thải nhựa.

Truyền tải được nội dung chống rác thải nhựa đến mọi người. b. Cách tiến hành:

- GV cho 4 nhóm học sinh trong lớp lên thuyết trình theo yêu cầu GV đã dặn dò. - Nội dung:

Mỗi phần thuyết trình là một thông điệp, lời kêu gọi gửi đến tất cả mọi người góp phần nâng cao nhận thức về mối nguy hại rác thải nhựa, những tác động tiêu cực trực tiếp, từ đó chung tay phòng chống, nói không với rác thải nhựa.

Mỗi học sinh của lớp sẽ là một tuyên truyền viên tích cực góp phần vào công tác tuyên truyền về vấn đề này.

48 GV nhận xét và kết luận.

49

CHỦ ĐỀ 3: MỖI HỌC SINH LÀ MỘT CHIẾN BINH ( 1 tiết trên lớp và 2 tuần làm việc ở nhà- 1 tiết = 45 phút)

I. Mục tiêu:

1. Năng lực hƣớng đến

- Năng lực chung:

 Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Năng lực khoa học.

- Năng lực riêng:

 Trình bày được khái niệm rác thải nhựa.

 Mô tả thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.

 Liệt kê được các nguồn gây ô nhiễm rác thải nhựa.

 Trình bày các hiểm họa từ rác thải nhựa gây ra.

 Nêu được các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động chống rác thải nhựa.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhà trường và xã hội, có trách nhiệm với môi trường sống.

II. Phƣơng pháp tiến hành

- Phương pháp hoạt động: Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi.

- Thời gian: 45 phút. - Quy mô: 1 lớp học III. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân kết hợp với hợp tác nhóm. IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Tiền quỹ hỗ trợ các nhóm 400.000 đ - PowerPoint 2. Học sinh:

- Trước nuổi học: 2 tuần- Yêu cầu học sinh chuẩn bị trang phục thời trang tái chế từ rác thải nhựa, các đồ vật để phục vụ hội chợ 0 đồng.

- Trong buổi học: Yêu cầu học sinh chia làm 4 nhóm trình diễn thời trang về trang phục tái chế đồng thời phối hợp tổ chức hội chợ 0 đồng.

50

V.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

Hoạt động 1: Trình diễn thời trang với chủ đề “ Tái chế rác thải nhựa”

a. Mục tiêu:

- Thiết kế được trang trang phục làm từ rác thải nựa

- HS tham gia trình diễn thời trang giúp tìm hiểu rõ về các hoạt động tái chế rác thải nhựa.

- Nâng cao ý thức về tái chế vật liệu nhựa.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm để nâng cao nhận thức của học sinh trung học cơ sở về chống rác thải nhựa trong trường học (Trang 48)