4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1. Thực trạng hiểu biết của học sinh về khái niệm rác thải nhựa và rác thải nhựa
dùng một lần
Khảo sát ngẫu nhiên 200 HS THCS trên địa thành phố Đà Nẵng bao gồm trường THCS Kim Đồng, THCS Đỗ Thúc Tịnh, THCS Trần Quốc Tuấn thu nhận được kết quả như sau:
86% học sinh biết được nguyên liệu sản xuất ra đồ nhựa là dầu mỏ. 90% học sinh tham gia khảo sát xác định được đâu là rác thải nhựa sử dụng một lần (hình 3.1). Qua câu hỏi khảo sát, HS tham gia chỉ ra rằng đa phần các loại rác thải xuất hiện trong trường học là túi nilon, ống hút, vỏ ly, vỏ bánh kẹo và chai nhựa. Điều này là hệ quả của sự bùng nổ nhu cầu sử dụng nhựa một lần vì tính tiện lợi và giá thành rẻ của đồ nhựa. Với những các sản phẩm nhựa dùng một lần ta có thể bắt gặp bất cứ đâu tại các hàng quán, căn tin ở trong và ngoài phạm vi khuôn viên trường học.
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về đồ nhựa sử dụng một lần
Mặt khác có đến 64% học sinh cho rằng rác thải nhựa trong trường học có thể được tái chế. Điều này có thể thấy phần lớn HS không nhận thức rõ về nguy cơ từ rác thải nhựa khi nghĩ rằng những rác thải nhựa như ống hút, bao nilon… cũng có thể được tái chế.
28
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về xử lí rác thải nhựa
sau khi sử dụng
Dựa trên những khảo sát sơ bộ này để giúp chúng tôi định hướng xây dựng HĐTN nhấn mạnh tác hại từ nhựa và thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay, từ đó nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa cho HS.
3.1.2. Thái độ của học sinh đối với việc chống rác thải nhựa trong trƣờng học
Từ kết quả khảo sát, có 97% HS cho rằng nơi học tập không có quy định nào về giảm rác thải nhựa, 3% HS còn lại thì nhầm lẫn giữa quy định về rác thải nói chung với rác thải nhựa, hoặc đưa ra những câu trả lời lủng củng không đúng trọng tâm câu hỏi.
Qua điều tra, việc ảnh hưởng của những người xung quanh lên nhận thức chống rác thải nhựa của học sinh là rất lớn thông qua số liệu hình 3.3 dưới đây.
Hình 3.3. Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của những người xung quanh lên thái độ
của HS với việc chống rác thải nhựa 189 152 197 151 200 163 10 48 3 41 0 36 1 0 0 8 0 0 0 50 100 150 200 250
Nếu thầy cô hoặc bạn bè của tôi giảm sử dụng nhựa, tôi rất có thể sẽ làm theo Nếu hàng xóm của tôi dùng sản phẩm thay thế đồ nhựa/ hoặc túi ni lông, nhiều khả năng tôi cũng sẽ làm
theo
Nếu người thân trong gia đình tôi giảm sử dụng đồ nhựa hoặc nilon, nhiều khả năng tôi cũng sẽ làm theo Nếu các cửa hàng tôi đến có lựa chọn thay thế đồ nhựa, tôi sẽ chuyển sang dùng giải pháp thay thế đó Nếu trường học của tôi có quy
định giảm sử dụng nhựa, tôi cũng sẽ tuân theo Nếu những người có uy tín trong cộng đồng giảm sử dụng nhựa, nhiều khả năng tôi sẽ làm theo Đồng ý Phân Vân Không đồng ý
29
Mặt khác, thông qua khảo sát chúng tôi thấy HS rất mong muốn tham gia các hoạt động trải nghiệm về chống rác thải nhựa. Phần lớn học sinh muốn tham các hoạt động mang tính chủ động cao cho học sinh như diễn thời trang, đóng kịch,… để các em phát huy được tính sáng tạo của bản thân. Chính vì vậy, việc đề xuất thiết kế và tổ chức HĐTN để nâng cao nhận thức về rác thải nhựa cho HS ở bậc THCS là vô cùng cần thiết.
3.2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
3.2.1. Quy trình
Dựa trên quy trình của tác giả Trần Thị Gái đề xuất và vận dụng HĐTN, vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm nâng cao nhận thức của học sinh THCS về chống rác thải nhựa như sau:
Hình 3.4. Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm để nâng cao nhận thức của HS
THCS về chống rác thải nhựa
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu chủ đề HĐTN
Xác định mục tiêu hướng đến của chủ đề là bước tiền đề để quyết định các bước tiếp theo vì thế GV cần xác định các chuẩn đầu ra cụ thể để từ đó lựa chọn các nội dung cấu thành chủ đề hoạt động trải nghiệm phù hợp.
Căn cứ vào 10 năng lực cốt lõi (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; sử dụng ngôn ngữ; tính toán; tìm hiểu tự nhiên- xã hội; sử dụng công
Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề hoạt động trải nghiệm
Bước 2: Xác định, phân tích mạch nội dung của chủ đề
Bước 3: Đặt tên chủ đề hoạt động trải nghiệm
Bước 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm
Bước 5: Đánh giá và hiệu chỉnh
Trải nghiệm cụ thể
Quan sát, đối chiếu, phản hồi
Hình thành khái niệm
30
nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất) 5 phẩm chất chủ yếu ( yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) của HS mà GV xác định mục tiêu của HĐTN để nâng cao nhận thức của học sinh THCS về chống rác thải nhựa.
Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể có khả năng đo lường được; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực hướng đến.
Bƣớc 2: Xác định, phân tích mạch nội dung của chủ đề:
Mục đích của bước này là xác định được các mạch nội dung lớn của chủ đề. Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề đã được xác định ở bước 1, từ đó xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề. Thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, nôi dung và hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động. Trong mỗi hoạt động cũng cần xác định mục tiêu và cách thực hiện.
Bƣớc 3: Đặt tên chủ đề HĐTN
Việc đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.
Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.
Bƣớc 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm
Khi thiết kế các hoạt động trong chủ đề HĐTN, dựa vào quy trình học tập trải nghiệm của Kolb gồm các giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể
GV tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể bằng một câu hỏi động não, một thước phim hoặc tổ chức tham quan, dã ngoại liên quan đến nội dung cần học tập trải nghiệm…để tìm hiểu bản thân người học đã có những kinh nghiệm, khái niệm, kỹ năng nào liên quan đến kỹ năng mới sẽ được hình thành, từ đó giúp GV đánh giá được vốn hiểu biết của người học trước khi giới thiệu vấn đề mới.
Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi
Thông qua quá trình quan sát, cảm nhận và đối chiếu, phân tích đánh giá các sự vật hiện tượng, kết nối với vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng. Sau khi trải nghệm cụ thể, HS sẽ tự mình suy nghĩ hoặc tranh luận với các HS khác về tính đúng đắn, tính hợp lý của sự việc. Trong mỗi bản thân HS sẽ xuất hiện các ý tưởng, dự định về sự vật hiện tượng. GV cần bao quát lớp, tạo điều kiện cho các cá nhân/ nhóm tự do trình bày các ý tưởng, kịp thời điều chỉnh, hướng HS vào hoạt động
31
tập, giúp đỡ các em có khó khăn thông qua các phiếu nhiệm vụ, sử dụng các câu hỏi gợi ý...
Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm
Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, GV hỗ trợ . HS tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập. Thông qua đó HS tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành.
Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực
Từ những hiểu biết về kiến thức liên quan, những khái niệm mới đã được làm sáng tỏ và quy trình thực hành đã được xây dựng ở giai đoạn 3, HS tiến hành luyện tập, thực hành chủ động dưới sự hướng dẫn của GV. Kết thúc quá trình luyện tập, HS được củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mới, qua đó hình thành kinh nghiệm mới cho bản thân và kinh nghiệm này trở thành kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo.
Bƣớc 5: Đánh giá và hiệu chỉnh
Thiết kế công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp đo được mục tiêu của chủ đề, mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của từng HS, để đánh giá kết quả hoạt động.
Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là kế hoạch bài dạy tổ chức hoạt động.
3.2.2. Ví dụ minh họa
Thiết kế hoạt động trải nghiệm chủ đề “Rác thải nhựa- sử dụng một lần, hậu quả
ngàn năm” ( 1 tiết trên lớp và 1 tuần làm việc ở nhà- 1 tiết = 45 phút) Bƣớc 1: Xác định mục tiêu chủ đề HĐTN
1. Năng lực hƣớng đến
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực khoa học
- Năng lực đặc thù:
32
Mô tả thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.
Liệt kê được các nguồn gây ô nhiễm rác thải nhựa.
Trình bày các hiểm họa từ rác thải nhựa gây ra.
Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động chống rác thải nhựa
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhà trường và xã hội, có trách nhiệm với môi trường sống.
Bƣớc 2: Xác định, phân tích mạch nội dung của chủ đề:
STT Tên hoạt động Thời gian
1 Khởi động – Phân loại rác thải nhựa 5 phút 2 Chiếu phim “ Thảm họa ô nhiễm rác thải nhựa” 15 phút 3 Khảo sát thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa xung quanh
trường học
15 phút
4 Trò chơi CARO 10 phút
Bƣớc 3: Đặt tên chủ đề HĐTN
“Rác thải nhựa- sử dụng một lần, hậu quả ngàn năm”
Bƣớc 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm
Hoạt động 1: Khởi động – Phân loại rác thải nhựa (5’)
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích sự tìm tòi của HS đồng thời giúp học sinh phân biệt đâu là rác thải nhựa sử dụng một lần.
b. Chuẩn bị: Một số rác thải nhựa: ống hút, ốp điện thoại, hộp bút nhựa, vỏ ly đựng trà sữa, bao nilon.
33
- GV mời một số bạn trong lớp chỉ ra đâu là rác thải nhựa sử dụng một lần. - Học sinh quan sát và phân biệt đâu là rác thải nhựa sử dụng một lần - GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức cho HS
Hoạt động 2: Chiếu phim “ Thảm họa ô nhiễm rác thải nhựa”
a. Mục tiêu: Trình bày khái niệm rác thải nhựa
Liệt kê được các nguồn gây ô nhiễm rác thải nhựa a. Chuẩn bị: Video về “Thảm họa ô nhiễm rác thải nhựa” c. Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng của toàn xã hội. Ô nhiễm rác thải nhựa (ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật.
- GV đặt câu hỏi:
- Sau khi quan sát video hãy cho cô biết:
+ Rác thải nhựa là gì? Thời gian phân hủy đồ nhựa, túi nilon mất bao nhiêu thời gian?
+ Sau khi qua sử dụng thì túi đồ nhựa và túi nilon sẽ được xử lý bằng những cách nào?
34
Hình 3.5 Hình ảnh cắt ra từ video “ Thảm họa ô nhiễm rác thải nhựa”
- HS lắng nghe và quan sát video
- HS trả lời
+ Rác thải nhựa là những sản phẩm được làm từ nhựa, khó phân hủy trong môi trường và đã qua sử dụng, bao gồm chai lọ, túi ni lông, đồ chơi cũ,…
+ Thời gian để có thể phân hủy của nhựa là rất cao, có thể lên đến 1000 năm. + Sau khi qua sử dụng, rác sẽ nhựa sẽ được:
Tái chế (số ít)
Đốt hoặc chôn
Đổ ra kênh rạch, ao hồ (đa số) + Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa :
Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các khu dân cư, chợ, cửa hàng. Những rác thải nhựa từ sinh hoạt chủ yếu là túi nilon, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, ống hút, cốc sữa chua, bàn chải đánh răng…
Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, thi công của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…
35
Hoạt động 3: Khảo sát thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa xung quanh trường học.
a. Mục tiêu: - Mô tả thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa trong trường học. - Trình bày các hiểm họa từ rác thải nhựa gây ra.
- Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa.
b. Chuẩn bị: GV thông qua nền tảng mạng xã hội Facebook tạo một một group để dễ dàng hướng dẫn trao đổi với HS, đồng thời hỗ trợ học sinh xử lí số liệu.
c. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ để thực hiện ở nhà từ trước:
+ Nhóm 1 tìm hiểu về thực trạng sử dụng đồ nhựa trong và xung quanh trường hợp.
+ Nhóm 2 tìm hiểu về hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa trong trường học. - GV hướng dẫn:
+ Các em học sinh tìm hiểu bằng cách đi đến các quán ăn quanh trường học, cantin trường học và thông qua mạng Internet tìm hiểu về mức độ sử dụng nhựa của học sinh hiện nay.
+ HS có thể sử dụng hình thức phỏng vấn các bạn học sinh về việc sử dụng rác thải nhựa.
+ Cho học sinh đi các hàng quán gần trường tìm hiểu về các loại đồ nhựa đang sử dụng hiện nay (có thể chụp ảnh và quay video).
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao ở nhà và làm clip tổng hợp
- Sau khi các em HS hoàn thành nhiệm vụ khảo sát thu thập thông tin thì GV là người hỗ trợ phân tích kết quả thông qua liên lạc trên nền tảng Facebook, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để giảm rác thải nhựa.
- GV chiếu clip của từng nhóm, sau đó cho HS từng nhóm trình bày giải pháp của mình.
- Sau khi xem hết clip và phần trình bày giải pháp, học sinh của nhóm còn lại sẽ đưa ra câu hỏi cho nhóm trình bày trả lời.
36 - GV nhận xét và đánh giá
Hoạt động 4: Trò chơi caro
a. Mục tiêu: Đánh giá mức độ hiểu và biết của HS qua chủ đề hoạt động trải nghiệm
b. Chuẩn bị: PowerPoint c. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn
Trò ca-rô có 9 ô vuông tương ứng theo thứ tự với 9 câu hỏi. Học sinh 2 nhóm cử đại diện lần lượt chọn ô câu hỏi để trả lời. Nhóm thắng cuộc là nhóm trả lời đúng được 3