Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-10-HUYNH THUAN NU (Trang 64 - 66)

Bảng hỏi được gửi đi bằng hình thức online thông qua các công cụ trên mạng xã hội và nhận được 360 bảng phản hồi. Số bảng hợp lệ sau khi sàng lọc loại bỏ các bảng phản hồi không đáng tin cậy là 348 (tương ứng với tỷ lệ 97%). Số lượng phản hồi này phù hợp với số lượng mẫu nghiên cứu cần thiết là trên 300 mẫu.

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn và môi trường làm việc được tóm tắt ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học

Chỉ tiêu Tần số (người) Tần suất (%)

Nam 120 34,5 Giới tính Nữ 228 65,5 Tổng 348 100 Dưới 25 26 7,5 Từ 26 đến 40 273 78,4 Độ tuổi Từ 41 đến 55 49 14,1 Trên 55 0 0,0 Tổng 348 100 Dưới 5 triệu 21 6,0

Thu nhập Từ 5 triệu đến 9 triệu 85 24,4

Từ 10 triệu đến 20 triệu 123 35,3 hàng tháng Trên 20 triệu 119 34,2 Tổng 348 100 Trung học phổ thông 11 3,2 Trình độ học Trung cấp – cao đẳng 52 14,9 Đại học 213 61,2 vấn Sau đại học 72 20,7 Tổng 348 100

Chỉ tiêu Tần số (người) Tần suất (%)

Văn phòng 224 64,4

Nhà máy sản xuất 22 6,3

Vận tải (shipper, tài xế) 2 0,6

Môi trường Siêu thị 5 1,4

làm việc Bệnh viện, trạm y tế 21 6

Ở nhà 45 12,9

Khác 29 8,3

Tổng 348 100

(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả (2021))

Thống kê mẫu theo giới tính: qua khảo sát cho thấy, có 228 người là nữ

giới (chiếm 65,5%), còn lại 120 người là nam giới (chiếm 34,5%). Vậy trong mẫu nghiên cứu này giới tính nữ chiếm số đông hơn giới tính nam.

Thống kê mẫu theo độ tuổi: về cơ cấu tuổi của mẫu có thể thấy số người từ

26 đến 40 tuổi là nhiều nhất bao gồm 273 người chiếm tỷ lệ 78,4%, số người trong độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi có số lượng lớn thứ hai (49 người) chiếm tỷ lệ 14,1%, số còn lại 26 người thuộc vào nhóm tuổi dưới 25 chiếm 7,5%, không có người khảo sát thuộc lứa tuổi trên 55 tuổi. Như vậy, trong tổng số người tham gia điều tra khảo sát, tập trung trọng yếu vào số người trong độ tuổi lao động có kinh nghiệm từ 26 tuổi đến dưới 55 tuổi, chiếm 92,5%.

Thống kê mẫu theo thu nhập hàng tháng: từ bảng khảo sát có thể thấy

nhóm người có thu nhập từ 10 triệu đến 20 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,3% tương ứng với 123 người. Nhóm có tỷ lệ tương đương cao thứ hai bao gồm 119 người là nhóm có thu nhập trên 20 triệu tương ứng với 34,2%. Nhóm có thu nhập từ 5 đến 9 triệu đồng gồm 85 người, chiếm tỷ lệ 24,4%. Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất 6% là nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồng, tương ứng với 21 người. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ những người tham gia trong mẫu khảo sát có thu nhập cao là cao, tập trung ở mức từ 10 triệu trở lên (chiếm 69,5%). Lý do cho việc thu nhập cao có thể lý giải rằng đa phần những người tham gia khảo sát đều tập trung trong độ tuổi đi làm và có thâm niên (từ 26 đến dưới 55 tuổi).

Thống kê mẫu theo trình độ học vấn: qua khảo sát cho thấy, trình độ phân bổ khá đa dạng. Số lượng nhiều nhất tập trung ở trình độ đại học với 213 người (chiếm 61,2%), trình độ sau đại học là 72 người (chiếm 20,7%), trình độ trung cấp – cao đẳng 52 người (chiếm 14,9%) và thấp nhất ở trình độ trung học phổ thông với 11 người (chiếm 3,2%). Như vậy, mẫu khảo sát nghiên cứu tập trung trọng yếu ở những người

có trình độ cao, từ đại học trở lên (chiếm 81,9%).

Thống kê mẫu theo môi trường làm việc: qua khảo sát cho thấy nhóm

người làm việc trong văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,4% (tương ứng 224 người), nhóm tỷ lệ cao thứ hai là những người làm việc ở nhà chiếm 12,9% (tương ứng 45 người), nhóm làm việc trong các môi trường khác chiếm tỷ lệ 8,3% (tương ứng 29 người), hai nhóm có tỷ lệ gần tương đương nhau là nhà máy sản xuất và bệnh viện, trạm y tế với tỷ lệ lần lượt là 6,3% và 6% (tương ứng 22 người và 21 người). Chỉ có một số ít người làm trong môi trường siêu thị (5 người với tỷ lệ 1,4%) và vận tải (2 người với tỷ lệ 0,6%).

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-10-HUYNH THUAN NU (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)