9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.3. Tiêu chuẩn đánh giá bài giảng E-learning
3.3.1. Mục tiêu của bài giảng e-Learning
- Giúp người học tiếp cận bài học một cách dễ dàng, nhanh chóng; - Giúp người học có thể tự học không cần sự giám sát trực tiếp của GV; - Đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.
3.3.2. Kỹ năng trình bày
- Màu sắc hợp lý, tạo sự tương phản tốt;
- Âm thanh đủ nghe, không quá ồn ào, nhạc nền nếu có phải xuất hiện hợp lý; - Chữ đủ to, rõ, dễ đọc, nên sử dụng phông chữ chân phương;
- Không ghi quá nhiều chữ trên một slide (trang trình chiếu); - Mỗi slide nên có dòng tiêu đề;
37
3.3.3. Kỹ năng thuyết trình
- Lời giảng rõ ràng, tốc độ vừa phải, tránh không nói liên tục từ đầu đến cuối; - Nên đặt các câu hỏi dẫn dắt, khuyến khích người học phát biểu bằng cách trả lời các câu hỏi;
- Tạo sự tương tác hai chiều giữa GV và HS, giữa HS và bài học.
3.3.4. Kỹ năng multimedia
- Có âm thanh, lời giảng;
- Có video ghi giáo viên giảng bài khi cần thiết;
- Có hình ảnh, video clip minh họa về chủ đề bài giảng;
- Công nghệ: đáp ứng chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể dễ dàng upload lên các hệ thống học tập trực tuyến, cho chạy trực tuyến và ngoại tuyến (offline) … đáp ứng được vấn đề mọi lúc, mọi nơi;
3.3.5. Một số yêu cầu khác
- Có các câu hỏi tương tác nhằm kích thích tính động não của người học, làm tăng tính tích cực, chủ động của người học;
- Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học, tài liệu, website tham khảo để người học tự đọc thêm;
- Có hệ thống từ khóa để gợi ý người học tìm trên mạng, nên có cả tiếng Anh và tiếng Việt.
38
Môn: Lịch sử 4 Bài 1: Nước Văn Lang
STT Trang trình chiếu Nội dung
1 Trang bìa: Học sinh biết về thông tin
bài học.
2 Video giới thiệu bản thân và giới
thiệu vào bài.
3 Video dẫn nhập vào bài.
4 Câu hỏi tương tác để dẫn nhập vào
39
5 Tên bài học: Nước Văn Lang
6 Mục tiêu bài học: Giúp học sinh định
hướng nội dung mình sẽ tiếp cận trong bài giảng.
7 Phần 1: Nước Văn Lang ra đời trong
thời gian nào?
40
9 Câu hỏi tương tác: Giúp học sinh ghi
nhớ kiến thức mới
10 Câu hỏi tương tác: Hình thành kỹ
năng tìm tòi các kiến thức mới thông qua hình ảnh.
11 Trình bày tầng lớp nhà nước Văn
Lang.
12 Trình bày tầng lớp nhà nước Văn
41
13 Hình ảnh nghề nghiệp của người Lạc
Việt xưa.
14 Video sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh
15 Câu hỏi tương tác.
16 Giải thích cách giải quyết khó khăn
khi bị lũ lụt của nhân dân ta qua câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh
42
17 Các loại vũ khí mà nhân dân Lạc Việt
tự làm ra.
18 Giới thiệu khu di tích khảo cổ Làng
Cả - nơi tìm thấy nhiều dấu tích kinh đô của nước Văn Lang.
19 Xem phim về truyền thuyết: Âu Cơ –
Lạc Long Quân.
20 Giải thích thêm về truyền thuyết Âu
Cơ – Lạc Long Quân đã phản ánh một phần lịch sử về sự thành lập nước
43
21 Những hoạt động ghi nhớ công ơn
của các vua Hùng.
22 Những hoạt động ghi nhớ công ơn
của các vua Hùng.
23 Những hoạt động ghi nhớ công ơn
của các vua Hùng.
24 Xem phim “Bác Hồ đến thăm đền
44
25 Chốt kiến thức về lời căn dặn của Bác
với các chiến sĩ tại đền Hùng.
26 Video lời kết và dặn dò của giáo viên.
3.5. Khảo nghiệm sư phạm 3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 3.5.1 Mục đích khảo nghiệm
Để kiểm nghiệm tính khả thi, đúng đắn của đề tài và đánh giá hiệu quả việc áp dụng bài giảng E – learning vào dạy học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của một số chuyên gia là giáo viên tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Qua đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn để dạy học môn Lịch sử cho học sinh. (phụ lục 3)
3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm
Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi tham khảo ý kiến từ 10 giáo viên lớp 4,5 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ - phường Hòa Khê - quận Thanh Khê- Thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến trong việc áp dụng bài giảng E – learning bài “ Nước Văn Lang” ở trên vào trải nghiệm cho học sinh lớp 4.
3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm
Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia: qua trao đổi, nói chuyện trực tiếp với các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy chúng tôi thu thập được một số thông tin cần thiết về tính khả thi trong việc áp dụng bài giảng E – learning vào dạy học cho HS lớp 4 trong môn Lịch sử.
45
Sau quá trình trao đổi, lấy ý kiến trực tiếp với GV đang giảng dạy, chúng tôi thu được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình dạy học Lịch sử cho học sinh lớp .
Qua quá trình trao đổi, chúng tôi thu được kết quả như sau: Đánh giá mức độ khả thi của bài giảng:
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của GV về tính khả thi với việc áp dụng bài giảng E – learning vào bài học
Theo kết quả điều tra, có 9 GV (90%) cho rằng có khả thi vì nhìn thấy được những thuận lợi mà nó mang lại. Cụ thể là HS có thể tự học ở nhà, tự ôn lại kiến thức bằng bài giảng. Ngoài ra trong những trường hợp như trên lớp không đủ thời gian để học sinh thực hành luyện tập hoặc trong hoàn cảnh như đợt dịch Covid vừa rồi thì bài giảng sẽ càng trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Còn 1GV (10%) còn lại thì cho rằng không khả thi bởi vì lo ngại giáo viên không có đủ thời gian cũng như những hạn chế về khả năng CNTT sẽ cản trở người GV để tạo ra một bài giảng E-learning hoàn chỉnh như thế này.
b. Mức độ đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh qua bài giảng E – learning
90% 10%
Khả thi Không khả thi
46
Biểu đồ 3.2: Mức độ đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh qua bài giảng E – learning
Dựa vào biểu đồ ta thấy được có 8 giáo viên (80%) đồng ý bài giảng đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh, bên cạnh đó có 2 giáo viên (20%) cho rằng bài giảng chưa đảm bảo, những giáo viên này đề xuất bên cạnh tri thức chính của bài, cũng cần mở rộng thêm kiến thức cho các em.
c. Đánh giá của GV về cách thiết kế các hoạt động của bài giảng E –learning giúp HS tham gia chủ động trong việc học
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của GV về cách thiết kế các hoạt động của bài giảng E – learning giúp HS tham gia chủ động trong việc học
80% 20%
Đảm bảo Chưa đảm bảo
90% 10%
47
Có khoảng 90% giáo viên tán thành đồng ý (có). Sau khi xem bài giảng, các giáo viên này đánh giá cao về khâu thiết kế, tổ chức các hoạt động cho học sinh. Đặc biệt là ở hoạt động tìm hiểu bài mới, thay vì giáo viên là người truyền tải trực tiếp tri thức cho học sinh và học sinh thụ động nghe giảng bài như trong việc học online mùa dịch vừa qua, thì ở đây bài giảng của chúng tôi xây dựng các nhiệm vụ, các yêu cầu để học sinh tham gia giải quyết trước bằng cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết. Thông qua đó giáo viên định hướng để các em chiếm lĩnh tri thức. Còn 10% giáo viên còn lại không đồng ý (không) vì cho rằng chưa chắc học sinh nào cũng có thể hiểu và nắm bắt được các yêu cầu của các nhiệm vụ, bài tập được đề ra.
d. Mức độ hiệu quả của bài giảng E – learning để HS sửa dụng ở nhà
Biểu đồ 3.4: Mức độ hiệu quả của bài giảng E – learning để HS sửa dụng ở nhà
Có 90% giáo viên thấy hiệu quả và 10% giáo viên thấy chưa hiệu quả để học sinh tự học ở nhà. Số giáo viên thấy chưa hiệu quả cho rằng có thể nhiều học sinh chưa có kĩ năng thao tác trên máy tính vì vậy sẽ dấn đễn tình trạng gặp khó khăn khi sử dụng bài giảng điện tử để học tập. (Có vì bài giảng với các câu lệnh được thiết kế đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nên học sinh có thể tự học ở nhà)
Sau khi khảo nghiệm và xin được những đánh giá từ 10 giáo viên thì chúng tôi có được những kết luận như sau:
Bài giảng điện tử E-learning thiết kế bên cạnh việc đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài thì có thể mở rộng thêm kiến thức cho học sinh. Hoặc có thể thiết kế một bài
90% 10%
48
giảng riêng trong trường hợp kiến thức đó hơi khó và rắc rối (Ví dụ như phân biệt nhà nước Văn Lang và Âu Lạc)
Các câu lệnh trong bài giảng cần được thiết kế ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt được yêu cầu, nhiệm vụ đưa ra.
Các nhiệm vụ bài tập cần được thiết kế đa dạng, dưới nhiều hình thức để ở mỗi bài tập, nhiệm vụ học sinh đều có thể vận dụng những kĩ năng khác nhau để tư duy và giải quyết. Bên cạnh đó các thao tác để học sinh thực hiện nên rõ ràng, đơn giản để học sinh dễ dàng thao tác trên máy tính.
3.6 Tiểu kết chương 3
Dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và những nguyên nhân đã tìm hiểu ở thực trạng chúng tôi đã đề xuất biện pháp dạy học Lịch sử cho học sinh lớp 4 bằng việc xây dựng, thiết kế bài giảng E-learning. Chúng tôi đã trình bày rõ nguyên tắc, cách thực hiện cụ thể từng bước để thiết kế một bài giảng E-learning hoàn chỉnh và đầy đủ cả về mặt nội dung và hình thức đồng thời cũng đã phân tích được việc phát triển năng lực cho học sinh trong từng hoạt động. Quá trình này là một khâu quan trọng có thể hỗ trợ người giáo viên có thể tự mình tạo nên một bài giảng E-learning và một kho bài giảng tư liệu cho cả giáo viên và học sinh cùng sử dụng. HSTH thông qua bài giảng này có thể phát triển năng lực cho học sinh một cách chủ động, tự học, tự mình chiếm lĩnh tri thức trong môn Lịch sử.
49
KẾT LUẬN
Dạy học Lịch sử là dạy cho học sinh hiểu về cội nguồn đất nước, về những vị anh hùng dân tộc,…Từ chỗ hiểu rồi các em mới thêm yêu đất nước. Vì vậy, môn học này có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông cho nên tôi đã vận dụng những biện pháp nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài rút ra được một số kết luận sau:
- Đã đưa ra được thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay của học sinh cấp Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.
- Xây dựng và thiết kế nên một bài giảng E –learning mẫu để áp dụng vào dạy học Lịch sử.
- Các em học sinh đã có hứng thú trong học tập và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách có hệ thống.
Mặc dù có thể còn vài chỗ chưa được hoàn thiện nhưng chứng tỏ trong các môn học, môn Lịch sử cần có sự đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học giúp học sinh phát triển hết được các năng lực của mình.
Đề tài “Dạy học Lịch sử cho học sinh Tiểu học thông qua bài giảng E - learning” được chúng tôi thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để có thể
phát triển được năng lực và giúp học sinh yêu thích môn học Lịch sử cho học sinh Tiểu học. Bài nghiên cứu đã nêu ra được thực trạng, chỉ ra được nguyên nhân và đề xuất được biện pháp để khắc phục vấn đề để hỗ trợ cho việc dạy cho GV cũng như việc tự học của HS. Bên cạnh môn Lịch sử, có thể dựa vào bài nghiên cứu này để áp dụng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học ở những môn khác sao cho phù hợp. Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở Nhà trường Tiểu học hiện nay và nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn chuyên ngành. Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài, chúng tôi vẫn còn những thiếu sót. Hi vọng bài nghiên cứu này có thể tiếp tục được thực hiện, cải thiện những điểm hạn chế và phát triển đề tài theo nhiều hướng mới của nghiên cứu trong tương lai, góp phần hữu ích trong công tác giáo dục.
50
KIẾN NGHỊ
Sản phẩm bài giảng mà chúng tôi xây dựng thiết kế mẫu đã được một số GV tiểu học tham gia đánh giá khá hiệu quả. Vì vậy chúng tôi kiến nghị có thể áp dụng biện pháp này để khắc phục vấn đề về việc dạy học Lịch sử cho học sinh lớp 4.
Sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường cần tìm hiểu các phần mềm và ứng dụng để thiết kế bài giảng nhầm nâng cao năng lực công nghệ thông tin để đáp ứng với Quy định Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học [1] về việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Đồng thời để phù hợp với xu thế mới trong giáo dục.
51
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2016). Thông tư số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về ban
hành qui định Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ( thay thế Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001) , kỷ yếu Hội thảo Khoa học công nghệ “Ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy”.
3. Bộ GD&ĐT (tái bản), Lịch sử và Địa lý 4, NXB Giáo dục.
4. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, 2018, mục III, trang7.
5. Lê Đức Long, 2018, Tổng quan về E-Learning, Trường ĐHSPTPHCM Khoa Công nghệ thông tin.
6. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW BCHTW Đảng (khóa VIII)
về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, ngày 24/12/1996 ( trang 8)
7. Phan Ngọc Liên, Phương pháp dạy học Lịch sử (2007).
8. Phạm Thị Thúy Lan, Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch
sử 4.
9. Phạm Thị Cẩm Loan, Áp dụng một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5.
10. Quyết định số 89/QĐ-TTG ngày 9/1/2013 của thủ tướng chính phủ phê duyệt
Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”.
11. Tâm lí học học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm Đà Nẵng, năm 2017.
12. Phan Thu Trang (2018), E-learning tại Việt Nam và một số vấn đề cần quan tâm.
13. Trung tâm tin học (2019), Sử dụng ISPRING SUITE 9.0 tạo bài giảng E-
Learning (tài liệu bồi dưỡng giáo viên), Sở GD & ĐT Hải Phòng.