CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan về mỹ phẩm
2.2.1. Khái niệm mỹ phẩm
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm vô cùng thiết yếu cho cuộc sống. Hàng ngày, các sản phẩm mà chúng ta đang dùng như: sữa rửa mặt, kem đánh răng, kem chống nắng bảo vệ da, dầu gội đầu và dầu xả, sữa tắm... chúng đều là mỹ phẩm.
Theo Blakiston’s (1972), “mỹ phẩm là những sản phẩm nhằm mục đích làm sạch cơ thể, làm tăng vẻ đẹp, làm tăng sự hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài, bảo vệ, nuôi dưỡng các mô cấu tạo bên ngoài cơ thể.”
Theo Bộ Y tế (2011), “ỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, lông tóc, móng tay, móng chân, môi.) hoặc răng, niêm mạc miệng với mục đích làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”
Quy định EC của EU về mỹ phẩm (2009) cho rằng “mỹ phẩm là bất kỳ chất hoặc hỗn hợp nào được sử dụng để tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (biểu bì, hệ thống tóc, móng tay, môi và bộ phận sinh dục ngoài các cơ quan) hoặc với răng và màng nhầy của khoang miệng được dành riêng hoặc chủ yếu để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, bảo vệ, giữ chúng trong tình trạng tốt hoặc điều chỉnh mùi cơ thể.”
Như vậy, mặc dù dưới nhiều các khái niệm được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng đều chung một ý nghĩa, “mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm
được dùng để trang điểm hay làm thay đổi diện mạo, mùi hương trên cơ thể.”
2.2.2. Phân loại mỹ phẩm
Căn cứ vào tiêu chí phân loại mỹ phẩm được phân thành nhiều loại khác nhau như sau:
2.2.2.1. Phân loại theo giới tính
Nữ: kem dưỡng da, serum dưỡng da, nước hoa hồng, tinh chất dưỡng ẩm, mặt nạ, thạch dưỡng ẩm.
Nam: kem dưỡng dành cho nam giới, dầu gội, sữa tắm, kem cạo râu, dưỡng da sau khi cạo râu, sản phẩm tạo kiểu tóc.
2.2.2.2. Phân loại theo công dụng
Dành cho mặt: sữa rửa mặt, phấn trang điểm, son, serum, nước hoa hồng, sản phẩm trị mụn, nám.
Dành cho cơ thể: lăn khử mùi, sữa tắm, sữa dưỡng thể, nước hoa.
Dành cho móng: sơn móng tay, chân, dung dịch rửa tay khô, sữa rửa tay. Dành cho tóc: thuốc nhuộm, dầu gội, dầu xả, gel xịt tóc, kem dưỡng tóc.
2.2.2.3. Phân loại theo độ tuổi
Cho trẻ sơ sinh: dầu tắm, phấn rôm, muối tắm, bơ dưỡng thể.
Cho người lớn: sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm tái tạo, chống lão hóa.
2.2.2.4. Phân loại theo cách làm
Mỹ phẩm handmade: được làm bằng tay sản xuất theo số lượng nhỏ lẻ. Mỹ phẩm công nghiệp: được sản xuất bằng máy móc hiện đại, sản xuất hàng loạt.
Mỹ phẩm thuần chay: thành phần hoàn toàn từ thực vật, không bao gồm dẫn xuất hay thành phần từ động vật.
Mỹ phẩm không thuần chay: thành phần từ cồn, dầu khoáng, etylen, axetin, chất tạo mùi, chiết xuất từ các bộ phận da, lông, móng của động vật.
2.2.3. Tác dụng của mỹ phẩm
Mỹ phẩm giúp người sử dụng tăng vẻ đẹp, tăng sự hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài, giúp bảo vệ, nuôi dưỡng các mô cấu tạo bên ngoài cơ thể.
Tuy nhiên nếu lạm dụng mỹ phẩm có chứa hóa chất trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể như: mẩn ngứa, dị ứng da, rụng tóc hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác.
2.3. Sự phát triển của Facebook
Trong thời đại số hóa 4.0, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của Internet đã và đang kết nối con người trên toàn cầu. Nó phá vỡ mọi khoảng cách về biên giới, không gian, thời gian, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp xã hội. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội ra đời như một bước ngoặt lớn, mở ra một kỷ nguyên hội nhập mới với nền tri thức tiến bộ của nhân loại. Mạng xã hội là những sàn kết nối các thành viên cùng sở thích hay cùng mối quan tâm lại với nhau trên nền tảng số. Đồng thời nó cho phép các thành viên trong cộng đồng mạng tương tác với nhau mọi lúc mọi nơi (Jones và cộng sự, 2011). Mạng xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều đối tượng khác nhau và rõ nhất là đối với giới trẻ nói chung và cộng đồng sinh viên nói riêng.
Facebook là một website dịch vụ mạng xã hội và truyền thông xã hội do công ty Facebook, Inc điều hành với trụ sở tại Menlo Park, California. Mark Zuckerberg lập trang Facebook ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard. Tên Facebook bắt nguồn từ cuốn sổ có hình mặt (face book) của tất cả các sinh viên trong các trường đại học Mỹ.
Facebook có thể truy cập được từ hầu như mọi thiết bị có khả năng kết nối Internet, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng cho đến điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký tài khoản trên Facebook, người dùng có thể tạo ra một hồ sơ tùy chỉnh cho biết tên của họ, nghề nghiệp, trường học... Người dùng có thể Thêm bạn bè (hay Add Friends), trao đổi tin nhắn, đăng trạng thái, chia sẻ ảnh, video và liên kết, cũng như nhận thông báo về hoạt động của những người dùng khác. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng giữa những người cùng có một sở thích chung nào đó (được gọi là Fanpage) giúp họ có thể tương tác với những người dùng khác dễ hơn. Người dùng cũng có thể phân loại bạn bè của họ, báo cáo hoặc chặn những người khó chịu.
Facebook có sức thu hút giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi tính năng kết nối, chia sẻ với mọi người trên toàn thế giới, tính năng tiện ích, đa dạng của Facebook mang lại. Trong đó bộ phận giới trẻ là những người sử dụng Facebook nhiều nhất, họ có khả năng tiếp thu những cái mới nhanh chóng.
Cho đến nay, Facebook đã trở thành mạng xã hội lớn nhất, được sử dụng rộng rãi nhất toàn cầu. Với những tính năng công nghệ ưu việt, độ tương tác cao, ứng dụng đa dạng, Facebook thu hút số lượng người sử dụng ngày càng lớn. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 trên thế giới về mức độ sử dụng Facebook. Đến năm 2018, lượng người dùng Facebook ở Việt Nam đã lên đến 58 triệu người và con số này đang tiếp tục tăng. Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ, những người có nhu cầu giao lưu, kết nối và mong muốn được thể hiện bản thân trên mạng xã hội thì dường như Facebook là một phần không thể nào thiếu được trong cuộc sống (Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyễn, 2016).
Tại Viện Nam, Facebook được sự dụng mạnh mẽ kể từ khi Blog 360o của Yahoo! Ngưng hoạt động vào tháng 7/2009. Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện
giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog... Đa số doanh thu của Facebook có từ các quảng cáo xuất hiện trên phần newfeed, tiếp cận tiếp thị cho khách hàng đến người dùng và cung cấp các cơ hội quảng cáo có tính chọn lọc cao.