Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”,“hoa” trong “Quốc âm thi tập” thể

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 64 - 66)

7. Bố cục của khoá luận

2.2. QUAN HỆ KẾT HỢP CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ

3.2.2. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”,“hoa” trong “Quốc âm thi tập” thể

hiện đặc trưng văn hoá dân tộc

Bằng việc liệt kê những loài hoa như: sen, liễu, cúc, lan…nổi bật là “sen” chính là quốc hoa của nước ta. Chúng đều là những loài hoa đặc trưng cho tâm hồn và văn hoá dân tộc Việt. Con người là một phần của thiên nhiên, nên con người mô phỏng thiên nhiên, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp và đạo đức. Nguyễn Trãi cũng đã vận dụng lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân, tạo nên bức tranh ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc. Hay là các dấu hiệu nhận biết về vòng tuần hoàn của thời gian, về sự biến chuyển bốn mùa dưới kinh nghiệm tự nhiên của ông cha ta thuở xưa để lại như hoa nở báo hiệu mùa xuân, nguyệt tròn thì sẽ tính là giữa tháng tức ngày rằm. Do vậy, nhà thơ sử dùng các biểu thức ngôn ngữ vốn chỉ thiên nhiên để quy chiếu tới mọi phương diện nghệ thuật trong tác phẩm luôn mang nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc.

“Lánh trần, náu thú sơn lâm, Lá thông đàn, tiếng trúc cầm. Sách cũ, ngày tìm người hữu đạo, Trì thanh, đêm quến, nguyệt vô tâm. Say, hết tấc lòng hồng hộc,

Hỏi, làm chi sự cổ cầm.

Thế sự, dầu ai hay buộc bện,

Sen nào có bén cùng lầm !”

(Thuật hứng 25) Hay là:

“Rổi, hóng mát thủa ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Hồng liên, trí đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá, làng ngư phủ,

Dặng dõi cầm ve, lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ, khắp đòi phương.”

(Bảo kính cảnh giới 43)

Nguyễn Trãi không bị gò bó bởi luật thơ Đường, mà thơ Nôm của ông luôn có luật phá thể, thay nhịp, nhiều câu 5 chữ, 6 chữ xen vào những câu 7 chữ nhằm diễn đạt một nội dung tự do, phong phú, hợp với cảm xúc chân thành hồn nhiên, nhưng vẫn giữ được sự hàm súc sâu sắc. Chính vì thế, tác giả đã tạo nên một lối đi mới cho văn thơ Việt Nam.

“Bóng thưa ánh nước động người vay Lịm đưa hương một nguyệt hay.

Huống lại bảng xuân xưa chiếm được,

So tam hữu chẳng bằng mày”

(Mai thi 3)

“Mài son bén phấn dày dày,

Ðêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay.

Mấy kẻ hồng nhan thời bạc phận,

Hồng nhan kia chớ cậy mình thay”

(Mạt lị hoa)

Như vậy, qua Quốc âm thi tập, chúng ta thấy được dư vị của một tinh thần dân tộc nung nấu trong con người của Nguyễn Trãi. Không phủ nhận thơ ông vẫn phảng phất hơi thở của Đường thi tuy nhiên nhà thơ không lạm dụng nó mà tiếp nhận và biến tấu chất thơ mang bản sắc dân tộc đậm đà.

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)