Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”,“hoa” trong “Quốc âm thi tập” có cấu

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 37 - 46)

7. Bố cục của khoá luận

2.1. CẤU TẠO CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”,“HOA”

2.1.1. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”,“hoa” trong “Quốc âm thi tập” có cấu

cấu tạo là ngữ danh từ

Cấu tạo ngữ danh từ chứa các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi chiếm số lượng và tỷ lệ nhỏ nhất là 28,03% trong các kiểu cấu tạo. Trong ngữ pháp học, ngữ danh từ là một trong ba loại cụm từ chính phụ phổ biến nhất của ngôn ngữ: ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ. Các ngữ danh từ là tổ hợp tự do của các từ, do danh từ làm trung tâm. Nó là dạng biểu thức ngôn ngữ có hiệu quả quy chiếu cao nhất bởi khả năng “định danh” sự vật một cách cụ thể, xác định do các yếu tố miêu tả (định tố) đi kèm danh từ trung tâm mang lại. Các định tố - miêu tả tố càng nhiều thì hiệu quả quy chiếu càng cao. Trong Tiếng việt, thành tố phụ của danh từ được xếp ở trước và sau trung tâm. Trước trung tâm thường có một số loại từ như từ chỉ khối lượng (cả, tất cả), từ chỉ số (các, những, mọi), số từ, loại từ và từ chỉ đơn vị. Sau trung tâm có các loại từ như danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ…

Trong tiếng Việt, một ngữ danh từ có cấu tạo đầy đủ thường gồm 3 phần chia làm 6 vị trí cụ thể và có ranh giới tương đối rõ ràng như sau:

Phần phụ trước Trung tâm Phần phụ sau

Vị trí -3 Vị trí -2 Vị trí -1 Vị trí 0 Vị trí 1 Vị trí 2 TTP chỉ tổng lượng TTP chỉ số lượng Chỉ xuất Danh từ trung tâm (DT đơn vị + DT vật thể) TTP hạn định/ miêu tả TTP chỉ định

Qua khảo sát trong các BTCV có từ “trăng”, “hoa” có cấu tạo ngữ danh từ trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi không có BTCV nào có cấu tạo đầy đủ cả 6 vị trí như trên.

a) Đặc điểm của thành tố trung tâm trong ngữ danh từ làm BTCV

Thành tố trung tâm do các danh từ thuộc các nhóm “trăng”, “hoa” biểu thị về các danh từ chỉ thiên nhiên thuộc nhóm được khảo sát (hoa, trăng, nguyệt, …) xuất hiện với

tư cách là thành tố trung tâm trong các BTCV. Các BTCV chứa nhóm từ trên chiếm 28,03% so với danh từ không thuộc nhóm ngữ danh từ là 71,97%. Để thực hiện quy chiếu trong “Quốc âm thi tập”, việc sử dụng các BTCV có từ “trăng”, “hoa” kết hợp cùng các yếu tố thuộc trường từ vựng thiên nhiên đã tạo nên một hiện tượng lạ ngay cả khi các danh từ thuộc nhóm này nằm ở vị trí trung tâm thì hầu như chúng đều kết hợp với một danh từ đơn vị tự nhiên đứng trước như đoá, vầng…

Theo quan điểm của nhà ngôn ngữ Nguyễn Tài Cẩn [2], khi có một danh từ đơn vị (đặc biệt là danh từ đơn vị tự nhiên) kết hợp với một danh từ chỉ sự vật thì việc xác định trung tâm trở nên phức tạp hơn. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra nhằm giải quyết vất đề này, tuy nhiên, Nguyễn Tài Cẩn đã căn cứ vào từng quan điểm đó và rút ra hướng giải quyết, đó là: phần trung tâm của đoản ngữ danh từ có thể gồm hai từ: danh từ đơn vị + danh từ chỉ sự vật. Trường hợp này còn gọi là “tổ hợp kép” của hai danh từ đều nằm ở vị trí thành tố trung tâm. Và tổ hợp này có mức độ khá chặt chẽ cũng như ý nghĩa của hai danh từ đều có sự phối hợp nhau [24,tr.31].

Thông qua quá trình khảo sát, các danh từ thuộc các nhóm “trăng”, “hoa” đều nằm ở vị trí trung tâm, hầu hết chúng đều kết hợp với một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đứng trước (vầng, một, bóng, đoá, khóm…) để cùng làm trung tâm của cả ngữ danh từ. Dẫn chứng bằng một số ví dụ như sau:

(1) a) Một đoá hoa đào khéo tốt tươi,

Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười.”

(Đào hoa thi)

b) “Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh

Trinh làm của có ai tranh”

(Liên hoa)

c) “Nhặt hoa tàn xem ngọc rụng, Soi nguyệt xủ kẻo đèn khêu.”

d, “Khí dương hoà há có tư ai,

Năng một hoa này nhẫn mọi loài.”

(Mai thi 9)

Các thành tố cấu tạo của các BTCV trong (1) có thể được phân tích như sau:

Ví dụ Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau

1a Một đoá hoa đào

1b đêm nguyệt tĩnh

1c Hoa tàn

1d Một Hoa

Từ việc phân tích các ví dụ trên, thành tố trung tâm có thể kết hợp với các loại từ để làm thành phần trung tâm của cả ngữ danh từ (như 1a, 1b) hoặc là thành tố trung tâm thuộc nhóm yếu tố ngôn ngữ được khảo sát đứng một mình đảm nhiệm (như 1c, 1d). Việc phân chia các thành tố trung tâm giúp ta nhận ra được rằng các danh từ vừa phân tích không chỉ có mục đích chỉ ra “loại” sự vật trong thiên nhiên (về các loài hoa, về vầng trăng) được quy chiếu đến mà còn biểu hiện được các trạng thái khác nhau của “hoa” được quy chiếu trong từng ngữ cảnh khác nhau. Một số ví dụ được đưa ra như:

Một nguyệt hay trong ngữ cảnh “Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay”(Mạt lị hoa).

Câu thơ được viết trong bài thơ nói về hoa nhài (Mạt lị hoa), loài hoa cực thơm nhưng chỉ đưa hương vào ban đêm. Một nguyệt hay được Nguyễn Trãi đưa vào câu thơ với ngụ ý rằng trao tình yêu trong đêm trăng và chỉ có trăng mới hay biết được. Hay, đêm nguyệt

tĩnh trong ngữ cảnh “Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh”(Liên hoa) là khung cảnh yên

tĩnh, lắng đọng những không kém phần nhẹ nhàng, yên bình của một đêm trăng hoà quyện với làn gió bay bổng thoang thoảng hương hoa…

b, Đặc điểm của thành tố phụ trước trong ngữ danh từ làm BTCV

Số các BTCV có từ “trăng”, “hoa” là ngữ danh từ có thành tố phần phụ trước không nhiều và không đa dạng về mặt vị trí, chủ yếu là vị trí (-2) – là vị trí chỉ lượng. Trong đó có cả các thành tố phụ trước chỉ lượng xác định (một, hai, ba..). Đặt trong

“Quốc âm thi tập”, chúng tôi đã chắt lọc và thấy rằng chỉ có thành tố phụ trước chỉ số lượng là “một” được xuất hiện trong tác phẩm. Tiếp tục quá trình khảo sát trên ngữ liệu, các ngữ danh từ của BTCV có từ “hoa” có một số trường hợp có thành tố phụ trước. Ví dụ như những trường hợp sau đây:

(2) a) “Năng một hoa này nhẫn mọi loài”

(Đào hoa thi 4)

b) Một đoá hoa đào khéo tốt tươi”

(Đào hoa thi 1)

Như vậy, từ một trong ngữ danh từ một hoa một đoá hoa đào thuộc vào nhóm

các phụ từ chỉ số lượng (số từ) trong thành tố phụ chỉ ý nghĩa số lượng (tức vị trí -2). Từ

một là số từ và nó có thể thay thế bằng các số từ khác như hai, ba, bốn… hoặc là các

lượng từ như những, mọi,…Tuy nhiên, Nguyễn Trãi chỉ sử dụng từ một đi cùng với các danh từ tạo thành cụm danh từ. Từ quá trình chiêm nghiệm với cuộc sống cùng ngòi bút sắc sảo trong tâm hồn, có lẽ tác giả có lí do đặt từ một vào trong văn cảnh như là một lẽ thường. Chắc hẳn, nhà thơ có một dụng ý nghệ thuật nào đó muốn gửi gắm tới người tiếp nhận cùng với đó lại càng lột tả được tính mộc mạc, chân thực trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Trãi.

c, Đặc điểm của thành tố phụ sau các ngữ danh từ làm BTCV

Đa số các BTCV có từ “trăng”, “hoa” là ngữ danh từ đều có thành tố phụ sau và chỉ có ở vị trí (1) – định tố miêu tả hoặc hạn định. So với phần phụ trước, phần phụ sau của cụm danh từ đa dạng hơn về cấu tạo, phong phú hơn về ý nghĩa, linh hoạt hơn về thứ tự sắp xếp. Cấu tạo của thành tố phụ sau của các ngữ danh từ thường là một trong hai trường hợp: trường hợp thứ nhất là phụ sau của các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên (thuộc nhóm trăng, hoa…) hoặc một cụm C-V (hoa nở, trăng vặc vặc, nguyệt tròn…). Trường hợp thứ hai là phụ sau của các danh từ/động từ/tính từ/đại từ hoặc các cụm động từ/tính từ để biểu thị một trạng thái hoạt động hoặc đặc điểm của sự vật do danh từ trung tâm biểu thị (đoá hồng, hoa tàn, hoa đeo, vườn hoa khóc, hoa chẳng rụng rời…). Thông qua quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi rút ra rằng: áp lực của thể loại diễn ngôn cũng tác động rất lớn tới chọn lựa ngôn ngữ, mà đặc biệt là sáng tạo nên

các cụm từ mang nhiều nghĩa như ngữ danh từ.

Chúng tôi xét thành tố phụ sau của các ngữ danh từ theo công dụng của chúng: thành tố phụ hạn định hay miêu tả sự vật và thành tố phụ chỉ định sự vật. Trong ngữ liệu được khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng phụ sau là thành tố phụ hạn định hay miêu tả chiếm gần như tối ưu trong các ngữ danh từ. Vì vậy, phần phụ sau trong trường hợp này là các danh từ, động từ, tính từ (xét về bản chất từ loại). Cụ thể, danh từ hầu như không thấy tác giả sử dụng; động từ như đeo, nở, rụng…; tính từ như cao, vặc vặc, tròn, bạc, hồng…. Bởi đặc trưng về thể loại là thơ vì thế nó có sự khắt khe về cách gieo vần, niêm, luật, thể thơ thế nên trong ngữ liệu này không có trường hợp phần phụ sau nào là các cụm từ. Dẫn chứng bằng một số ví dụ dưới đây:

(3) a, “Cửa thầy giá nhơn nhơn lạnh Lòng bạn trăng vặc vặc cao.”

(Bảo kính cảnh giới 40)

b, “Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân”

(Tự thán 32)

c, Vô tâm đìa có trăng bạc, Đắc thú kho đầy gió thanh.”

(Tự thán 8)

2.1.2. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” có cấu tạo là danh từ cấu tạo là danh từ

Lấy số liệu đã khảo sát ở bảng 2.2, các BTCV có chứa từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi có cấu tạo là danh từ chiếm có 95/132 chiếm 71,97%, so với kiểu cấu tạo là ngữ danh từ thì kiểu cấu tạo là danh từ có số lượng áp đảo hơn. Với việc sử dụng BTCV có cấu tạo là danh từ chiếm khá lớn như vậy cho thấy dụng ý nghệ thuật mà Nguyễn Trãi muốn đưa vào trong tác phẩm của mình đó có thể là

sự ngắn gọn, súc tích trong từng ngôn từ vừa mang lại hiệu quả cảm thụ tác phẩm một cách dễ dàng cho người tiếp nhận.

Theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt, các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là danh từ chỉ có hai loại: từ đơn và từ ghép. Từ láy không xuất hiện trong ngữ liệu với BTCV có từ “trăng”, “hoa”. Từ khảo sát đó, chúng tôi minh chứng thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Phân loại các BTCV là danh từ trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi

Stt Kiểu cấu tạo từ Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % trên 132 BTCV

1 Từ đơn 67 70,53 50,76

2 Từ ghép 28 29,47 21,21

Tổng 95 100 71,97%

Qua các con số thống kê từ bảng số liệu trên, BTCV có từ “trăng”, “hoa” là danh từ chiếm tỷ lệ khá cao (71,97%) trên tổng 132 BTCV. Trong đó số lượng kiểu cấu tạo từ đơn chiếm ưu thế hơn với 67/103 BTCV chiếm 70,53% là danh từ và gần gấp 2,4 lần so với số lượng từ ghép chỉ có 28/103 BTCV chiếm 21,21%.

a) BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là từ đơn

Với ngữ liệu được khảo sát của khóa luận, BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” chứa từ đơn gồm: trăng, nguyệt, hoa, lan, huệ, cúc, sen, liễu (8 yếu tố được sử dụng để tạo ra 67 từ đơn) trên tổng số 27 yếu tố mà chúng tôi khảo sát được. Các từ đơn này đều mang ý nghĩa về mặt từ vựng đó là chỉ sự vật trong thiên nhiên và mỗi sự vật đều thực hiện chức năng chiếu vật riêng biệt. Trong đó, “nguyệt” được dùng độc lập để chiếu vật khá nhiều với 40 lần; “hoa” với 33 lần; tiếp sau có là “cúc” với 7 lần; “trăng” với 6 lần; “liễu” với 4 lần; “lan” với 3 lần; “sen” với 2 lần; “huệ” với 1 lần. Kết hợp với quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các từ đơn này đều hướng đến chung một HQC là các sự vật trong thiên nhiên nhưng chiếu vật đến khá nhiều khía cạnh khác nhau trong những ngữ cảnh cụ thể khác nhau. Dẫn chứng bằng một số vị dụ như sau: (4) a) “Hoa càng khoe tốt tốt thì rữa,

Nước chứa cho đầy đầy ắt vơi”

(Tự thán 15)

b) “Phượng những tiếc cao diều hãy liệng,

Hoa thì hay héo cỏ thường tươi”

(Tự thuật 9)

c) “Ngắm xem mai hay tuyết đến

Say thưởng nguyệt lệ thu qua.”

(Bảo kính cảnh giới 41)

d, “Tính kể tư mùa có nguyệt, Thu âu là nhẫn một hai phần.”

(Thu nguyệt tuyệt cú)

e, “Trì cỏ, được câu ngâm gió, Hiên mai, cầm chén hỏi trăng.”

(Mạn thuật 1)

f, “Cúc đợi đến thu hương chỉn muộn, Mai sinh phải tuyết lạnh chăng hiềm.”

(Tự thuật 4)

h, “Lan còn chín khúc, cúc ba đường, Quê cũ chẳng về, nỡ để hoang.”

(Tự thuật 6)

g, “Thế sự, dầu ai hay buộc bện, Sen nào có bén cùng lầm!”

(Thuật hứng 25)

Các từ đơn “hoa” trong 2 ví dụ (4a) và (4b) ví dụ trên đều có chung hệ quy chiếu là nói đến con người. Nhưng khi đặt nó trong từng văn cảnh cụ thể thì chúng ta nhận thấy hướng quy chiếu của 2 ví dụ trên rất khác nhau. Ở ví dụ (4a) từ hoa trong ngữ cảnh

Hoa càng khoe tốt tốt thì rữa” hướng quy chiếu đến hình ảnh về bọn quyền quý dù xa hoa thì đâu có trụ được mấy trăm đời, họ càng khoe thì càng rữa mà thôi. Còn ở ví dụ (4b), từ hoa trong ngữ cảnh “Hoa thì hay héo cỏ thường tươi” cũng chỉ về con người nhưng ở đây là đang nói về những người hiền tài thì không được trọng dụng, kẻ tham tàn thì nhởn nhơn lộng hành. Đối với từ nguyệt, ở ví dụ (4c),(4d) đều hướng đến quy chiếu đến một sự vật có trong thiên nhiên là trăng, lấy trăng để thộ lộ giãi bày tâm sự về cuộc đời, lấy trăng làm người bạn đồng hành, lấy trăng để tả cảnh…

b) BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là từ ghép

Từ quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 19 yếu tố là từ ghép trong BTCV có chứa từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” đó là “Vầng nguyệt”, “bóng nguyệt”, “bóng trăng”, “phong nguyệt”, “nguyệt nguyệt”, “minh nguyệt”, “nhật nguyệt”, “hoa hoa”, “hoa đào”, “hoa liễu”, “hoa mai”, “đoá hồng”, “hồng liên”, “khóm hoa”, “ngàn hoa”, “đường hoa”, “vườn hoa”, “đêm nguyệt”, “hoa nguyệt”. Số lượng và tỷ lệ cụ thể được chúng tôi thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.4. Các BTCV là từ ghép trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi

Stt BTCV Số lượng Tỷ lệ % 1 Đêm nguyệt 4 14,29 2 Nhật nguyệt 4 14,29 3 Phong nguyệt 3 10,71 4 Vầng nguyệt 2 7,14 5 Bóng trăng 2 7,14

6 Đường hoa 2 7,14 7 Vườn hoa 1 3,57 8 Nguyệt nguyệt 1 3,57 9 Minh nguyệt 1 3,57 10 Hoa hoa 1 3,57 11 Hoa liễu 1 3,57 12 Hoa mai 1 3,57 13 Hồng liên 1 3,57 14 Khóm hoa 1 3,57 15 Ngàn hoa 1 3,57 16 Bóng nguyệt 1 3,57 17 Hoa nguyệt 1 3,57 Tổng 28 100

Qua bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” là từ ghép chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các từ đơn, chiếm 29,47%. Trong tất cả các BTCV là từ ghép trên thì chiếm số lượng nhiều nhất là BTCV có từ “đêm nguyệt” và “nhật nguyệt” (14,29%), tiếp đến là BTCV có từ “Phong nguyệt” (10,71%); “vầng nguyệt”, “bóng trăng”, “đường hoa” (7,14%), còn lại là BTCV có từ “vườn hoa”, “minh nguyệt”, “nguyệt nguyệt”, “hoa hoa”, “hoa liễu”, “hoa mai”, “hồng liên”, “khóm hoa”, “ngàn hoa”, “bóng nguyệt”, “hoa nguyệt” cùng bằng nhau (3,57%). Có thể thấy, thông qua quá trình khảo sát, các từ ghép chính phụ chiếm đa số các BTCV. Tiêu biểu như sự kết hợp giữa hình vị không thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên với một trong các yếu tố thuộc nhóm “trăng”, “hoa” qua đó càng nhấn mạnh hơn về tính cụ thể cũng như ý nghĩa của ngôn từ được rõ ràng hơn như “vầng nguyệt”, “bóng trăng”, “vườn hoa”, “khóm hoa”, “ngàn hoa”, “đường hoa”, “bóng nguyệt”…. Chẳng

hạn như trong ngữ cảnh “ Thưởng mai về đạp bóng trăng” hướng đến quy chiếu hình ảnh trăng chiếu dưới mặt đất cùng tận hưởng vẻ đẹp của hoa mai dưới ánh trăng đêm.

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)