CẤU TẠO CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”,“HOA”

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của khoá luận

2.1. CẤU TẠO CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”,“HOA”

TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP”

Với các tiêu chí xác định đối tượng khảo sát đã trình bày ở chương 1, chúng tôi đã phân các BTCV khảo sát được thành 2 nhóm: nhóm BTCV có từ “trăng” và nhóm BTCV có từ “hoa”. Kết quả khảo sát tổng quát của khóa luận được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Các nhóm BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi

STT Nhóm Các yếu tố trong nhóm Số lượng Tỉ lệ %

1 Trăng Trăng, nguyệt, vầng nguyệt, bóng nguyệt, bóng trăng, đêm nguyệt, phong nguyệt, nguyệt nguyệt, minh nguyệt, nhật nguyệt

68 51,52

2 Hoa Hoa, hoa hoa, hoa đào, hoa liễu, hoa mai, liễu, lan, cúc, huệ, đoá hồng, hồng liên, sen, khóm hoa, ngàn hoa, đường

hoa, vườn hoa, hoa nguyệt

Tổng 27 132 100

Theo bảng số liệu trong bảng 2.1 cho thấy:

Trong “Quốc âm thi tập” có tất cả 27 yếu tố ngôn ngữ xuất hiện trong 132 BTCV có từ “trăng”, “hoa” kể trên. Nhóm BTCV có từ “trăng” chiếm số lượng nhiều hơn với 68/132 BTCV, chiếm 51,52%. Nhóm BTCV có từ “hoa” với số lượng 64/132 BTCV, chiếm 48,48%. Hai nhóm BTCV có tỉ lệ xuất hiện gần tương đương nhau và sự chênh lệch không đáng kể. Qua điều này cho thấy sự phân chia khá đồng đều của Nguyễn Trãi với các BTCV cùng nhau hoà quyện để tạo nên bức tranh dân dã, sự hoà mình với thiên nhiên để tận hưởng những thú vui tao nhã của tác giả.

Ở chương 1, khoá luận đã trình bày về lý thuyết chiếu vật, xét đặc điểm cấu tạo thì các BTCV có thể cấu tạo là các danh từ, động từ, tính từ hoặc các tổ hợp từ (như ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ,…) hoặc các mệnh đề. Qua quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi chỉ xét các BTCV có từ “trăng”, “hoa” ở dạng cấu tạo phổ biến nhất là danh từ và ngữ danh từ. Số lượng và tỷ lệ giữa các kiểu cấu tạo BTCV này khá chênh lệnh, thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Phân loại BTCV trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi theo kiểu cấu tạo

Stt Kiểu cấu tạo Số lượng BTCV Tỷ lệ %

1 Ngữ danh từ 37 28,03

2 Danh từ 95 71,97

Tổng 132 100

Thông qua số liệu được khảo sát ở trên cho thấy, các BTCV có cấu tạo là ngữ danh từ chiếm 37/132 BTCV chiếm 28,03%. Các BTCV có cấu tạo là danh từ chiếm 95/132 chiếm 71,91%. Giữa hai kiểu cấu tạo ngữ danh từ và danh từ có sự chênh lệch khá lớn. Việc sử dụng các kiểu cấu tạo là danh từ chiếm phần lớn cho thấy sự ưu thế và vai trò quan trọng của các danh từ đồng thời là mục đích sử dụng danh từ trong việc

thực hiện chiếu vật bằng ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)