QUAN HỆ KẾT HỢP CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 46 - 64)

7. Bố cục của khoá luận

2.2. QUAN HỆ KẾT HỢP CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ

hợp nghĩa, nổi bật nhất là các từ do sự kết hợp trực tiếp của các yếu tố “trăng”, “hoa” tạo thành chẳng hạn như: “hoa nguyệt” (1 lần). Trong ngữ cảnh “Hoa nguyệt đon dùng mấy phát lành” hướng đến quy chiếu sự vật trong thiên nhiên là trăng và hoa đang hồ hở hưởng thụ những khoảnh khắc tốt đẹp của mùa xuân.

2.2. QUAN HỆ KẾT HỢP CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”, “HOA” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” “TRĂNG”, “HOA” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP”

Trên bình diện cái biểu đạt, ngoài việc tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, khoá luận còn hướng đến tìm hiểu về quan hệ kết hợp của các biểu thức ngôn ngữ này với các tín hiệu ngôn ngữ khác khi chúng được sử dụng trong diễn ngôn nghệ thuật. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biểu thức ngôn ngữ và các tín hiệu ngôn ngữ đem lại sự mới mẻ, độc đáo cùng chất riêng của Nguyễn Trãi trong lối sáng tác thơ và cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Từ đây, chúng tôi khảo sát các BTCV trong mối quan hệ kết hợp với các tín hiệu xung quanh trên hai phương diện là: cụm từ và câu. Từ khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thể hiện cụ thể thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Quan hệ kết hợp của các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

Stt Quan hệ kết hợp Số lượng BTCV Tỷ lệ %

1 Trong cụm từ 119 90,15

2 Trong câu 13 9,85

Tổng 132 100

Thông qua số liệu vừa khảo ở bảng trên, quan hệ kết hợp của BTCV trong cụm từ chiếm tỉ lệ khá lớn với 119/132 BTCV chiếm 90,15% còn quan hệ kết hợp của BTCV

trong câu với 13/132 BTCV chỉ chiếm 9,85%. Và chúng tôi nhận thấy có những BTCV lại trực tiếp tham gia vào việc cấu thành nên cấu trúc ngữ pháp của câu đồng thời có những BTCV có quan hệ trực tiếp với các yếu tố khác để tạo nên các cụm từ và từ đó gián tiếp có vai trò ngữ pháp trong việc tạo câu.

2.2.1. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” ở cấp độ cụm từ:

Trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi đã sử dụng những thể thơ rất đặc biệt. Có bài thất ngôn bát cú, có bài thất ngôn tứ tuyệt; nhiều bài giữa những câu 7 tiếng chêm xen 1 – 2 câu 6 tiếng. Từ sự khắt khe trong quy luật về sáng tác thơ đã ảnh hưởng khá nhiều tới việc sử dụng những cụm từ trong hành trình tạo nên các tác phẩm nghệ thuật của nhà thơ.

Chúng tôi phân chia quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ làm hai loại là: cụm từ cố định và cụm từ tự do. Dựa vào ngữ liệu khảo sát, không thấy sự xuất hiện của BTCV có quan hệ kết hợp là cụm từ cố định. Còn ở quan hệ kết hợp là cụm từ tự do thì chiếm gần như tuyệt đối. Với xác suất sử dụng số lượng quan hệ kết hợp là cụm từ tự do khá lớn khiến cho hệ thống ngôn từ dễ hiểu hơn nhưng vẫn không kém phần sâu sắc qua đó truyền tải đến cho người tiếp nhận thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Trong cụm từ tự do bao gồm cụm từ chủ - vị; cụm từ đẳng lập; cụm từ chính phụ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Hầu hết các BTCV thuộc vào cụm từ chính phụ trong đó có 64/119 BTCV thuộc cụm danh từ; 45/119 BTCV thuộc vào cụm động từ và 10/119 BTCV thuộc cụm tính từ. Đối với BTCV chứa cụm từ chủ vị và cụm từ đẳng lập thì quá trình khảo sát chưa phát hiện ra trường hợp nào.

Một đoá hoa đào khéo tốt tươi

Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười.”

(Đào hoa thi 1)

Một vườn hoa trúc bốn bề thâu

Lánh thân nhàn được thú mầu.”

2.2.2. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” ở cấp độ câu

Quan hệ kết hợp của các BTCV có từ “trăng”, “hoa” ở cấp độ câu, khóa luận này chỉ xét các trường hợp mà BTCV này trực tiếp tham gia và giữ chức vụ cú pháp trong câu. Chức vụ cú pháp của các BTCV được xác định căn cứ vào quan hệ kết hợp trực tiếp của chúng với các thành phần ngữ pháp khác trong câu.

Bảng 2.6. Chức vụ cú pháp của các BTCV trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi

Stt Thành phần câu Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % trên 132 BTCV

1 Chủ ngữ 8 61,54 6,06

2 Vị ngữ 5 38,46 3,79

Tổng 13 100 9,85

Đầu tiên, chúng tôi sẽ xét một số ví dụ về BTCV ở cấp độ câu làm thành phần chủ ngữ:

(5) a) “Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc”

(Ngôn chí thi 17)

b) “Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn”

(Ngôn chí thi 20)

c) “Một bầu phong nguyệt nhàn tự lại”

(Bảo kính cảnh giới 28)

d, “Một đoá hoa đào khéo tốt tươi”

(Đào hoa thi)

Qua các ví dụ trên, có thể thấy vị trí của các BTCV nằm ở đầu câu, tức làm chủ ngữ trong câu đồng thời chúng thể hiện tính điển hình cho ngữ danh từ. Mỗi BTCV nằm trong câu đều mang một nét hàm ý riêng thông qua cách biểu đạt và sự linh động trong

việc sử dụng từ ngữ của tác giả.

Tiếp tục, chúng tôi xét về một số ví dụ về BTCV ở cấp độ câu làm thành phần vị ngữ:

(6) a) “Lịm đưa hương một nguyệt hay

(Mai thi 3)

b) “Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh

(Liên hoa)

c) “Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay

(Mạt lị hoa)

Như vậy, có thể thấy vị trí của các BTCV nằm ở cuối câu, tức làm vị ngữ trong câu vừa thể hiện tính điển hình cho ngữ danh từ. Mặc dù nằm cuối câu nhưng các BTCV vẫn là điểm nhấn trong câu thơ. Mục đích của tác giả khi tạo ra sự linh động về mặt vị trí của các cụm từ trong câu để thấy được rằng dù làm chức năng chủ ngữ hay vị ngữ thì nội dung, ý nghĩa của câu thơ vẫn sẽ không thay đổi. Quan hệ kết hợp các BTCV trong cấp độ câu còn làm nổi bật nét đặc trưng nghệ thuật của tác giả đó là tạo nên tính đa nhiệm trong cách đặt vị trí của các BTCV trong câu. Đồng thời, kết hợp với các ngữ cảnh khác nhau thì các BTCV cũng sẽ có sự thay đổi về nghĩa. “Trăng” không chỉ mang nghĩa là một sự vật thiên nhiên là còn là vẻ đẹp lung linh của chị Hằng trong làn nước, trăng hoà quyện quấn quýt với con người, thức cùng con người thi sĩ. “Hoa” không chỉ mang ý nghĩa về một sự vật trong thiên nhiên mà nó còn là thân phân của những kẻ quyền quý, có thể là người hiền tài cũng có thể là thân phận của một người con gái, hoa tượng trưng cho sự thanh cao, như là một cá thể sống luôn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày.

2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua chương 2, khóa luận đã trình bày kết quả khảo sát và phân tích các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Trên bình diện cái biểu đạt, chúng tôi đã khảo sát về các kiểu cấu tạo cũng như quan hệ kết hợp của các BTCV cụ thể. Kết quả đạt được là:

Về cấu tạo, chúng tôi phân chia ngữ liệu khảo sát thành 2 nhóm là danh từ và ngữ danh từ. Trong đó, các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi có kiểu cấu tạo ngữ danh từ chiếm số lượng và tỷ lệ thấp (37/132 BTCV chiếm 28,03%) hơn kiểu cấu tạo danh từ (95/132 BTCV chiếm 71,97%). Về kiểu cấu tạo danh từ, quá trình khảo sát ngữ liệu cho thấy từ đơn (67/95 BTCV chiếm 50,76%) có số lượng và tỷ lệ cao hơn từ ghép (28/95 BTCV chiếm 29,47%).

Về quan hệ kết hợp, chúng tôi tiếp tục phân chia ngữ liệu ở hai cấp độ: cụm từ và câu. Trong quá trình khảo sát ngữ liệu thấy rằng quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ (119/132 BTCV chiếm 90,15%) có tỷ lệ vượt trội so với quan hệ kết hợp ở cấp độ câu (13/132 BTCV chiếm 9,85%).

CHƯƠNG 3:

CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”,“HOA” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” CỦA NGUYỄN TRÃI

TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT

Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả khảo sát và miêu tả các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi trên bình diện cái được biểu đạt nhằm tìm ra hệ thống các chiếu vật được quy chiếu trong suốt tiến trình giao tiếp có thể đem lại những giá trị nhất định cho việc thể hiện mục đích, chủ đề và chiến lược giao tiếp trong các đối ngôn. Đồng thời, chương này cũng sẽ đi sâu vào khai thác những giá trị sử dụng trong tác phẩm để thấy rõ giá trị nội dung, nghệ thuật mà tác giả đã muốn gửi gắm.

3.1. CHIẾU VẬT TRÊN HỆ QUY CHIẾU CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”, “HOA” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP”

3.1.1. Phân loại chiếu vật trên hệ quy chiếu của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập”

3.1.1.1. Tiêu chí phân loại.

Trong phần lý thuyết đã trình bày ở chương 1 về chiếu vật và hệ quy chiếu, chúng tôi hiểu chiếu vật của một BTCV là “sự vật được quy chiếu” bởi BTCV khi BTCV đó được sử dụng trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể để quy chiếu đến một thực thể cụ thể trên một HQC nào đó. Và khi thực hiện quy chiếu bằng các BTCV trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, chỉ một thế giới khả hữu mà ở đó sự vật – CV tồn tại mới được người nói lựa chọn làm HQC cho BTCV của mình và đưa vào trong ngữ cảnh thông qua phát ngôn.

HQC chính là giao điểm thống nhất để nối kết một khía cạnh đồng nhất giữa các chiếu vật lại với nhau. Trong ngữ cảnh khách quan, các thực thể ấy có thể được phân thành các phạm trù khác nhau và chính HQC đem đến sự đồng nhất hay một mối liên hệ về một số phương diện nào đó ví dụ như về: con người, thiên nhiên, cảm xúc, tình cảm,… Mỗi phạm trù ấy đều mang tính khái quát để có thể trở thành HQC của một ngữ cảnh nào đấy và thực hiện chức năng quy chiếu.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã phân loại được 3 HQC mà chiếu vật của các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Các HQC của các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

Stt HQC BTCV “trăng" BTCV “hoa” Số lượng tổng Tỷ lệ % 1 Thiên nhiên 60 55 116 85,93 2 Con người 4 5 9 7,81 3 Thời gian 4 4 8 6,06 Tổng 3 68 64 132 100

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi đã phát hiện ra 3 HQC được biểu hiện bằng các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi đó là chiếu vật trên HQC về thiên nhiên, con người và thời gian. Tuy HQC được biểu thị bằng các BTCV không thực sự đa dạng nhưng sức biểu đạt của các HQC đó là rất lớn. Quá trình khảo sát cho thấy HQC về thiên nhiên chiếm tỷ lệ áp đảo (85,93%) so với hai HQC còn lại là con người (7,81%) và thời gian (6,06%). Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều bài thơ liên quan đến thiên nhiên và nó như là một tấm gương phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của ông vậy. Dù là đề tài cụ thể hay trừu tượng thì Nguyễn Trãi đều thể hiện một con người đầy trải nghiệm, cá tính trước thiên nhiên. Đặc biệt, không chỉ chiếu vật trên HQC về thiên nhiên, các BTCV có từ “trăng”, “hoa” còn hướng đến quy chiếu về con người, về thời gian. Nguyễn Trãi mượn thiên nhiên để tả tình, tả người, tả thời gian trôi qua. Có thể gọi mỗi HQC kể trên là một “khoảng không gian” bao gồm những tập hợp con của rất nhiều thực thể chiếu vật cụ thể được quy chiếu bởi từng BTCV trong diễn ngôn. Biểu thức chiếu vật trong hệ quy chiếu có bao nhiêu thì chiếu vật cụ thể có bấy nhiêu.

3.1.2. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thiên nhiên của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập”

Dựa vào bảng số liệu đã thống kê ở trên, các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi được sử dụng để quy chiếu thiên nhiên có số lượng 116/132 BTCV chiếm 85,93%. Để quá trình tìm hiểu, miêu tả và xác định hướng quy chiếu của các BTCV trở nên dễ dàng hơn, chúng tôi phân chia HQC thiên nhiên qua: thực thể trăng được quy chiếu (60/116) và thực thể hoa được quy chiếu (55/116).

- Thực thể trăng được quy chiếu:

Các BTCV có từ “trăng” được quy chiếu ở nhiều dạng tồn tại khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau trong vòng tuần hoàn của thời gian và vũ trụ. Đi kèm với nó, Nguyễn Trãi sử dụng nhiều loại từ và miêu tả tố khác nhau trong cấu trúc của BTCV đó là những từ thay thế cho “trăng” thì có nguyệt; loại từ đứng trước “trăng” thì có vầng, bóng…; hay các miêu tả tố đi kèm phía sau “trăng” là vặc vặc, bạc, tròn…

Đề tài thiên nhiên trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú như phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của ông. Thiên nhiên như là một người bạn tri kỷ của tác giả, tâm hồn ông như hoà quyện với đất trời, cây cỏ, hoa lá. Ngắm nhìn thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, ông nhìn thấy trong nó những bài học quý giá của cuộc đời, đặc biệt là thiên nhiên trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới:

“Trị dân sơ lập lòng cho chính,

Có nước thường in nguyệt khá rây.”

(Bảo kính cảnh giới 10)

Với đôi mắt trữ tình của tác giả, mặt trăng có thể rây ánh sáng xuống mặt nước như đang ngắm nhìn bản thân mình. Dù khúc xạ qua lăng kính là mặt nước nhưng ánh trăng vẫn toả sáng, đem lại ánh sáng cho đêm khuya thanh vắng. Từ đó, tác giả lấy hình ảnh ánh sáng của mặt trăng để hướng đến việc trị dân trước tiên phải thật lòng với chính mình, lấy sự trong sáng, trung thực làm chính như thế dân mới phục. “Trăng” trong khung cảnh thiên nhiên của Nguyễn Trãi còn căng tràn sức sống, bát ngát tình người:

“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.”

(Thuật hứng 24)

Kho chứa gió trăng đầy quá nóc còn khói và ráng nặng quá làm cho then thuyền oằn xuống hơn. Một khung cảnh thiên nhiên đầy trăng và gió khiến cho lòng người trở nên suy tư cũng như tận hưởng hết bầu không khí trong đó.

Khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi càng tận hưởng cuộc sống nhàn rỗi bất đắc dĩ của mình nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ thư thái tự tin của nhà thơ. Ta nhận ra ông với một phong thái tư do, phóng khoáng giữa thiên nhiên, đất trời hoà quyện với sự táo bạo trong cảnh nhàn mà vẫn lộ rõ nét thanh cao, mộc mạc của Nguyễn Trãi:

“Quét trúc bước qua lòng suối,

Thưởng mai về đạp bóng trăng.”

(Ngôn chí thi 15)

Bên cạnh đó, “trăng” còn được nhà thơ kết hợp với các miêu tả tố để làm nổi bật, chi tiết hơn vẻ đẹp của trăng trong bức tranh thiên nhiên của riêng ông.

“Cửa thầy giá nhơn nhơn lạnh,

Lòng bạn trăng vặc vặc cao”

(Bảo kính cảnh giới 40)

“Vô tâm, trì có trăng bạc,

Ðắc ý, kho đầy gió thanh.”

(Tự thán 8)

“Thấy nguyệttròn, thì kể tháng,

Nhìn hoa nở mới hay xuân.”

Có thể thấy rằng tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi được ông tái hiện thật thơ mộng qua hình ảnh “trăng”. Đằng sau vẻ đẹp của “trăng” là những nỗi niềm ẩn giấu, khát khao được cống hiến cho đất nước. Tác giả yêu tất cả những gì xuất hiện xung quanh mình và miêu tả nó với một thái độ trân trọng nhất. Những nỗi niềm của Nguyễn Trãi được nhà thơ giãi bày, tâm sự với “trăng”, coi “trăng” như người bạn tri kỷ và cùng thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của nó mang đến.

- Thực thể hoa được quy chiếu:

Trong “Quốc âm thi tập” có thể thấy rằng thế giới cỏ cây hoa lá được tác giả thể hiện qua rất nhiều bài thơ tả cảnh và nó mang lại một sự ấn tượng trong lòng người tiếp nhận tác phẩm văn học. Đặc biệt, nổi bật hơn cả là hình ảnh “hoa” được tác giả nhắc

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 46 - 64)