NGUYỄN TRÃI VÀ TUYỂN TẬP “QUỐC ÂM THI TẬP”

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 29)

7. Bố cục của khoá luận

1.3. NGUYỄN TRÃI VÀ TUYỂN TẬP “QUỐC ÂM THI TẬP”

1.3.1. Tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380-19/9/1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương); sau dời đến làng Ngọc Ôỉ, xứ Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ). Ông cũng xuất thân trong một gia đình Nho học: Cha của ông là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) thời Trần. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán thuộc dòng dõi quý tộc tông thất nhà Trần lúc bấy giờ.

Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh khoa thi đầu tiên thời nhà Hồ lúc 21 tuổi. Ông được Hồ Quý Ly cho giữ chức Ngự sử đài chính chưởng. Nguyễn Trãi hội đủ điều kiện để có thể dấn thân gánh vác những trọng trách lớn lao và góp phần giải quyết những thách thức đang đặt ra đối với toàn dân tộc Việt Nam. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự

cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Gắn bó với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho đến ngày toàn thắng, Nguyễn Trãi đã tỏ rõ bản lĩnh, khí phách và tinh thần Đại Việt, trở thành nguồn sáng phẩm chất và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trãi là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trên các tư cách khác nhau: anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà chính trị - quan chức, nhà ngoại giao, nhà sử học và địa lý học. Về hoạt động xã hội, ông là bậc khai quốc công thần một lòng đắp xây vương triều Lê trong buổi ban đầu. Sau đại thắng Mậu Thân, Nguyễn Trãi đã viết một số tác phẩm trong đó có “Bình Ngô đại cáo”, “Phú núi Chí Linh”, “Lam Sơn Vĩnh Lăng Thần đạo bi” và “Băng Hồ di sự lục” … rất nổi tiếng. Thơ ca của ông có lẽ được sáng tác chủ yếu vào thời gian sau chiến tranh. Cũng vào thời kỳ hậu chiến, Nguyễn Trãi đã được ban họ vua, được phong tước Quan Phục hầu và giữ chức Nhập nội Hành khiển kiêm Lại bộ Thượng thư. Ông tiếp tục soạn thảo nhiều chế, chiếu ban bố trong nước, biểu bang giao với nhà Minh. Ngoài ra, ông còn biên soạn bộ sách Dư địa chí và Luật thư, nêu một số ý kiến tranh luận về luật hình, âm nhạc và quan niệm về nền văn hiến dân tộc. Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, người ta còn nói rằng Nguyễn Trãi còn là tác giả của Lam Sơn thực lục, Ngọc đường di cảo, Gia huấn ca ... Có thể nói, Nguyễn Trãi là người tạo đà cho bước phát triển lớn của văn học trung đại thể kỷ XV và có một sức ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà văn, nhà thơ về sau của văn chương cổ điển Việt Nam.

Đầu năm 1428, sau khi quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà. Đây là giai đoạn phức tạp nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi. Do triều thần ghen ghét, ông bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước, ông luôn cảm thấy cô đơn nên xin về ở ẩn ở Côn Sơn, đó là vào những năm 1438 – 1440. Đến năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn ghen ghét, đố kị từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội tru di tam tộc (giết cả ba họ) vào năm 1442. Đó là thảm án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử trung đại Việt Nam. Vụ án chính là hệ quả tất yếu của những cuộc tranh giành ngôi thứ, bè phái nảy sinh vào thời hậu chiến trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. Nỗi oan tày trời ấy,

hơn hai mươi năm sau, năm 1464, Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông, thơ văn được sưu tầm trở lại và người con trai duy nhất của ông còn lại cũng được triều đình trọng dụng.

Mãi đến những năm thời Tự Đức triều Nguyễn (tức gần 400 năm sau khi ông mất), các ông Dương Bá Cung, Nguyễn Định và Ngô Thế Vinh mới sưu tập và khảo chính được các văn thơ còn lại của Nguyễn Trãi tập hợp thành bộ Ức Trai di tập cho khắc in vào năm 1868. Những sáng tác của Nguyễn Trãi rất đa dạng và phong phú về cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Về chữ Hán, tác phẩm đầu tiên cần phải kể đến là Ức Trai Thi

Tập, bao gồm hơn 105 bài thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn. Tiếp đến các tác phẩn khác

như Bình Ngô đại cáo (1427), Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi ký (1433), Băng Hồ

di sự lục (Băng Hồ là hiệu của ông ngoại Nguyễn Trãi tức Trần Nguyên Đán), Chí Linh sơn phú, Lam Sơn Thực lục, Dư địa chí và Quân Trung từ mệnh tập. Về sáng tác chữ

Nôm, tác phẩm tiêu biểu nhất là Quốc Âm Thi Tập gồm 254 bài thơ Nôm. Nó được đánh giá là tập thơ Nôm phong phú nhất đồng thời còn là áng văn chương mẫu mực, có giá trị khai mở và đặt nên móng cho nền văn học Nôm Việt Nam.

Cuộc đời Nguyễn Trãi luôn đấu tranh vì đất nước, vì nhân dân, sống hết mình cho lý tưởng cao đẹp. Những đóng góp của Nguyễn là một công nghiệp huy hoàng, vĩ đại. Nguyễn Trãi là người hùng của thời đại, là tiếng nói nhân văn khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.

1.3.2. Tuyển tập “Quốc âm thi tập”

“Quốc âm thi tập” là quyển VII trong Ức Trai di tập. Văn thơ trong bộ này do Dương Bá Cung (1795 – 1868) sưu tầm và cùng với Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh biên tập. Đây được coi là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại cho đến nay. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục: Vô đề (ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thuật…); Thì lệnh môn; Hoa mộc môn; cầm thú môn. Phần lớn các bài thơ trong “Quốc âm thi tập” không có nhan đề. Đa phần là các bài thơ gửi gắm những nỗi niềm, tâm sự, tỏ chí hướng của tác giả thông qua từng lời thơ sâu sắc, mộc mạc. Quốc âm thi tập còn có ý nghĩa là sự phá cách, cách tân, khắc phục khuynh hướng quy

phạm, mở rộng cảm quan sáng tạo thi ca, đặc biệt trong cách diễn tả thế giới thiên nhiên và nội tâm con người bằng ngôn ngữ và âm điệu tâm hồn dân tộc.

Đề tài, nhân vật, cảnh vật trong Quốc âm thi tập là những gì rất gần gũi cuộc sống thôn dã. Thơ về thiên nhiên là một mảng nội dung lớn trong “Quốc âm thi tập”.Từ ao sen chở trăng lên in bóng, một tiếng suối như cung đàn cầm, một cây xoan đầy hoa đang khoe sắc….hay tình nghĩa vợ chồng, tình phụ tử, tình bằng hữu…tất cả hội tụ vào trong tác phẩm của ông một cách chân thực, bình dị nhất.

“Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy, Có thân chớ phải lợi danh vây.

Ðêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bả cây

Cây cớm chồi cành, chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu, cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoại thế,

Năng một ông này đẹp thú này”

(Ngôn chí 10)

Nội dung của tập thơ còn hướng đến việc ca tụng thú thanh nhàn, lòng yêu nước cùng nỗi niềm không thể che giấu của một bậc quân tử đó là không thể giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn.

“Ðã mấy thu nay để lề nhà,

Duyên nào đeo đẳng khó chăng tha. Một thân lẩn quất đường khoa mục,

Hai chữ mơ màng việc quốc gia

Người còn mỏi, hết phúc còn ta. Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời áo cha.”

(Ngôn chí 7)

Thể thơ trong “Quốc âm thi tập” rất đặc biệt. Có bài thất ngôn bát cú, có bài thất ngôn tứ tuyệt; nhiều bài giữa những câu 7 tiếng, xen 1 - 2 câu 6 tiếng. Đó là thể thơ riêng của thế kỉ XV. Nguyễn Trãi dùng nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều từ cổ, và có ý thức dùng từ thuần Việt thay từ Hán Việt. Đặc điểm nổi bật nhất và cũng là thành công lớn nhất về nghệ thuật của tập thơ là đã sử dụng thành công ngôn ngữ tiếng Việt, chữ Nôm. Từ ngữ trong Quốc âm thi tập được tiếp thu từ những thành tựu vãn Nôm đời Trần, cải biên từ ngữ liệu Trung Quốc, song chủ yếu là chuốt lọc và phát triển từ tiếng nói của nhân dân.

Trong tập thơ này, từ thuần Việt chiếm ưu thế hơn so với từ Hán - Việt, từ đơn âm được dùng với số lượt cao, sử dụng hư từ với tỉ lệ cao... Với lượng từ phong phú, có giá trị nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập không chỉ thành công trong việc diễn tả những trạng huống tình cảm của bản thân mà còn góp phần thúc đẩy ngôn ngữ văn học viết bằng tiếng Việt phát triển. Không chỉ vậy, sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Trãi dựa vào thể thơ Đường luật; lối ngắt nhịp câu thơ khiến nhịp ở cuối câu là nhịp chẵn; đưa câu lục vào trong thơ, dùng xen với câu thất ngôn làm cho bài thơ giàu có về tiết điệu. Đó là điều ít gặp trong thơ Đường luật. Qua đây, có thể thấy rằng Nguyễn Trãi đã thổi hồn vào văn thơ một lối viết mới mẻ, có hồn nhưng vẫn không quên giữ gìn nét truyền thống của dân tộc, mang hồn cốt Việt Nam, cốt cách Việt Nam.

Tập thơ được chia làm 4 phần như sau: 1. Phần Vô đề có 192 bài.

2. Phần Thời lệnh môn (đề tài về thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa) có 21 bài. 3. Phần Hoa mộc môn (đề tài về các loại hoa cỏ, thảo mộc) có 34 bài.

4. Phần Cầm thú môn (đề tài về các loại thú, chim muông) có 7 bài.

1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

vật có chứa các từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Dựa

trên cơ sở về lý thuyết chiếu vật. Các khái niệm cơ bản của lý thuyết chiếu vật và khung lý thuyết để giải quyết tất cả các nhiệm vụ của đề: sự chiếu vật, CV, HQC, BTCV. Đồng thời, ở chương 1 còn là sự tái hiện về các thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Trãi cùng tuyển tập “Quốc âm thi tập” và nó đã trở thành một vật báu quý giá trong kho tàng văn học Việt Nam.

CHƯƠNG 2:

CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”,“HOA” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” CỦA NGUYỄN TRÃI TRÊN BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT

Như những gì đã trình bày ở chương 1, BTCV gồm hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Ở chương này, chúng tôi sẽ miêu tả các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi trên bình diện cái biểu đạt. Cái biểu đạt của chúng được chúng tôi xét trên hai phương diện cơ bản: cấu tạo và quan hệ kết hợp trong các từ ngữ được sử dụng. Từ đó tìm ra các đặc điểm hình thức của các phương tiện ngôn ngữ được tác giả sử dụng để quy chiếu trong diễn ngôn. Với đặc điểm vừa tìm được, nó sẽ lột tả được những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong cách sử dụng ngôn từ của tác giả cũng như khai thác được hiệu quả của những ngôn từ ấy trong văn cảnh của bài thơ.

2.1. CẤU TẠO CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”, “HOA” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP”

Với các tiêu chí xác định đối tượng khảo sát đã trình bày ở chương 1, chúng tôi đã phân các BTCV khảo sát được thành 2 nhóm: nhóm BTCV có từ “trăng” và nhóm BTCV có từ “hoa”. Kết quả khảo sát tổng quát của khóa luận được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Các nhóm BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi

STT Nhóm Các yếu tố trong nhóm Số lượng Tỉ lệ %

1 Trăng Trăng, nguyệt, vầng nguyệt, bóng nguyệt, bóng trăng, đêm nguyệt, phong nguyệt, nguyệt nguyệt, minh nguyệt, nhật nguyệt

68 51,52

2 Hoa Hoa, hoa hoa, hoa đào, hoa liễu, hoa mai, liễu, lan, cúc, huệ, đoá hồng, hồng liên, sen, khóm hoa, ngàn hoa, đường

hoa, vườn hoa, hoa nguyệt

Tổng 27 132 100

Theo bảng số liệu trong bảng 2.1 cho thấy:

Trong “Quốc âm thi tập” có tất cả 27 yếu tố ngôn ngữ xuất hiện trong 132 BTCV có từ “trăng”, “hoa” kể trên. Nhóm BTCV có từ “trăng” chiếm số lượng nhiều hơn với 68/132 BTCV, chiếm 51,52%. Nhóm BTCV có từ “hoa” với số lượng 64/132 BTCV, chiếm 48,48%. Hai nhóm BTCV có tỉ lệ xuất hiện gần tương đương nhau và sự chênh lệch không đáng kể. Qua điều này cho thấy sự phân chia khá đồng đều của Nguyễn Trãi với các BTCV cùng nhau hoà quyện để tạo nên bức tranh dân dã, sự hoà mình với thiên nhiên để tận hưởng những thú vui tao nhã của tác giả.

Ở chương 1, khoá luận đã trình bày về lý thuyết chiếu vật, xét đặc điểm cấu tạo thì các BTCV có thể cấu tạo là các danh từ, động từ, tính từ hoặc các tổ hợp từ (như ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ,…) hoặc các mệnh đề. Qua quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi chỉ xét các BTCV có từ “trăng”, “hoa” ở dạng cấu tạo phổ biến nhất là danh từ và ngữ danh từ. Số lượng và tỷ lệ giữa các kiểu cấu tạo BTCV này khá chênh lệnh, thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Phân loại BTCV trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi theo kiểu cấu tạo

Stt Kiểu cấu tạo Số lượng BTCV Tỷ lệ %

1 Ngữ danh từ 37 28,03

2 Danh từ 95 71,97

Tổng 132 100

Thông qua số liệu được khảo sát ở trên cho thấy, các BTCV có cấu tạo là ngữ danh từ chiếm 37/132 BTCV chiếm 28,03%. Các BTCV có cấu tạo là danh từ chiếm 95/132 chiếm 71,91%. Giữa hai kiểu cấu tạo ngữ danh từ và danh từ có sự chênh lệch khá lớn. Việc sử dụng các kiểu cấu tạo là danh từ chiếm phần lớn cho thấy sự ưu thế và vai trò quan trọng của các danh từ đồng thời là mục đích sử dụng danh từ trong việc

thực hiện chiếu vật bằng ngôn ngữ.

2.1.1. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” có cấu tạo là ngữ danh từ cấu tạo là ngữ danh từ

Cấu tạo ngữ danh từ chứa các BTCV có từ “trăng”, “hoa” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi chiếm số lượng và tỷ lệ nhỏ nhất là 28,03% trong các kiểu cấu tạo. Trong ngữ pháp học, ngữ danh từ là một trong ba loại cụm từ chính phụ phổ biến nhất của ngôn ngữ: ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ. Các ngữ danh từ là tổ hợp tự do của các từ, do danh từ làm trung tâm. Nó là dạng biểu thức ngôn ngữ có hiệu quả quy chiếu cao nhất bởi khả năng “định danh” sự vật một cách cụ thể, xác định do các yếu tố miêu tả (định tố) đi kèm danh từ trung tâm mang lại. Các định tố - miêu tả tố càng nhiều thì hiệu quả quy chiếu càng cao. Trong Tiếng việt, thành tố phụ của danh từ được xếp ở trước và sau trung tâm. Trước trung tâm thường có một số loại từ như từ chỉ khối lượng (cả, tất cả), từ chỉ số (các, những, mọi), số từ, loại từ và từ chỉ đơn vị. Sau trung tâm có các loại từ như danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ…

Trong tiếng Việt, một ngữ danh từ có cấu tạo đầy đủ thường gồm 3 phần chia làm 6 vị trí cụ thể và có ranh giới tương đối rõ ràng như sau:

Phần phụ trước Trung tâm Phần phụ sau

Vị trí -3 Vị trí -2 Vị trí -1 Vị trí 0 Vị trí 1 Vị trí 2 TTP chỉ tổng lượng TTP chỉ số lượng Chỉ xuất Danh từ trung tâm

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa” trong “quốc âm thi tập” của nguyễn trãi (Trang 29)