Từ Hán Việt dùng để miêu tả hoạt động văn hóa tâm linh con người Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 51 - 84)

7. Cấu trúc đề tài

3.2. Giá trị biểu đạt của từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn

3.2.3. Từ Hán Việt dùng để miêu tả hoạt động văn hóa tâm linh con người Việt

Một trong những cái hay, cái độc đáo của việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn chính là giá trị biểu đạt: Từ ngữ Hán Việt được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh dùng đúng lúc, đúng chỗ đã làm cho nội dung của tiểu thuyết thêm sắc thái trang trọng và nhất là đáp ứng về yêu cầu biểu đạt những khái niệm về những quan niệm về đạo đức, văn hóa tâm linh của con người được thể hiện trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.

Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là tiểu thuyết tìm hiểu về những sự kiện lịch sử, nó tái hiện lại bức tranh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đó là thời kì mà các tôn giáo và học thuyết có sự xáo trộn. Là giai đoạn đánh dấu sự suy vi của Phật giáo. Sự xâm nhập và truyền đạo Thiên Chúa giáo của phương Tây. Và để chọn cho mình một tôn giáo giữa một bên là tôn giáo ngoại lai gắn liền với kẻ xâm lược một bên là tôn giáo ngàn đời xưa, gắn liền với hơi thở, cuộc sống của người dân thì người dân quê chọn trở về với đạo Mẫu. Vì lẽ đó mà giai đoạn lịch sử này chứng kiến sự lớn mạnh chưa từng thấy của tôn giáo thờ Mẫu, mà cụ thể là tục thờ Mẫu thượng ngàn. Và để dựng lại không khí thời đại, xã hội lúc đó thì việc lựa chọn ngôn ngữ là điều rất quan trọng. Bên cạnh từ thuần Việt, nhà văn đã sử dụng khá nhiều từ ngữ Hán Việt để tại dựng lại không khí cổ kính ấy. Chính vì thế mà ta thấy trong tác phẩm đạo Mẫu đã tạo nên cho truyện lớp ngôn ngữ, mà từ Hán Việt là sự lựa chọn để tác giả thể hiện không khí cổ kính của nền văn hóa xưa. Người già kể cho con trẻ nghe, rồi con trẻ truyền lại cho nhau những câu chuyện về “ Thánh Mẫu”, “ giá mẫu”, “ hầu đồng” , “ hát chầu văn”,… Ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng để nói về đạo Mẫu, nghi thức phần lớn là từ Hán Việt. Bởi lớp từ này cho ta thấy được bức tranh văn hóa nhiều màu sắc và tạo ra sắc thái cổ kính cho tác phẩm.

Có thể nói rằng, xuyên suốt tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là câu chuyện về những nét đẹp về phong tục, những tín ngưỡng văn hóa tâm linh làng Cổ Đình. Trong tiểu thuyết, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng khá nhiều từ ngữ Hán Việt liên quan đến văn hóa tâm linh, góp phần thể hiện không khí cổ kính về vẻ đẹp của văn hóa làng xã. Khi nói về tục liệm người chết, tiểu thuyết của nhà văn đã cho ta thấy được hàng loạt những phong tục, tập quán trong việc chôn cất người chết thể hiện những tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Ở mỗi vùng miền sẽ có những tục mai táng khác nhau. Đến với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, ta thấy hiểu hơn về một phong tục mai táng của

người Cổ Đình. Nào là làm lễ “ mộc dục”, “ phạt mộc”, “ phạm hàm” “ Khâm liệm”,…Ở đây, từ Hán Việt được sử dụng với một số lượng khá nhiều khi nói về tập tục mai táng người chết. Nếu thay thế các từ Hán Việt “ mộc dục” bằng từ thuần Việt với nghĩa tắm gội sẽ làm cho cách miêu tả trở nên thiếu sắc thái trang trọng. Mặc dù những từ ngữ Hán Việt đó khá trừu tượng, đôi lúc khó hiểu nhưng việc sử dụng đúng lúc lại có hiệu quả biểu đạt cao, mang tính tao nhã hơn khi sử dụng từ thuần Việt đơn giản nhưng lại gợi cảm giác thô tục.

Hay khi nói về tín ngưỡng Mẫu, một trong tín ngưỡng dân gian khá phổ biến, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Lấy bối cảnh không gian làng Cổ Đình cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đầy biến động. Nguyễn Xuân Khánh đã kiến tạo lại nền văn hóa Việt qua những trang viết của mình. Đó là lễ hội Kẻ Đình với những tục lệ cổ xưa mang đậm dấu ấn tâm linh.

- “Hội Kẻ Đình bắt đầu từ ngày mười một tháng ba. Cũng như ở khắp mọi nơi có lễ rước nước, lễ mộc dục tức là tắm tượng của tướng công họ Đinh. Ngày mười một trống đánh thì thúng suốt ngày đêm; phường nhạc réo rắt đàn sáo làm cho cuộc tế lễ

càng thêm phần trịnh trọng, tôn nghiêm.”[22, tr.690-691].

Để thể hiện nét sinh động, tinh thần của hội làng nhà văn đã sử dụng những từ ngữ Hán Việt “ Mộc dục”, “tế lễ” để lắp ghép những nghi thức mang tính phồn thực của người dân làng Kẻ Đình. Hay để tô đậm không khí, màu sắc lễ hội tác giả lại dùng liên tiếp hai từ ngữ Hán Việt “trịnh trọng, tôn nghiêm”. Việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ đúng lúc đã góp phần thể hiện được không khí cổ kính của lễ hội qua những từ ngữ Hán Việt đó.

Ngoài ra, đọc tác phẩm để nói về những quan niệm văn hóa, tâm linh nhà văn phần lớn lựa chọn và sử dụng rất nhiều từ ngữ Hán Việt để nói về phong tục, văn hóa của Hội Kẻ đình. Những từ như “ tục lệ, tục lụy, trần gian, hầu thánh, hành lễ, trần tục,…” tất cả là những từ Hán Việt vì thế nó làm cho câu chuyện về lễ Hội Kẻ Đình nó mang sắc thái trạng trọng, thể hiện không khí cổ kính, thiêng liêng về một nét đẹp trong văn hóa xưa của người Việt.

Những cuộc hầu thánh, lên đồng có một nghi thức chính là hát “cung văn”. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng đạo Mẫu. Tiếng hát của cô bé Nhụ và tiếng đàn của Trịnh Huyền góp phần hoàn thiện lễ thức lên đồng

ở đền Mẫu. Trong đoạn văn miêu tả cảnh hát chầu văn của nhân vật Trịnh Huyền ta thấy xuất hiện hàng loạt các từ Hán Việt:

- “Giá đầu tiên của bà Mùi bao giờ cũng là giá Mẫu. Cung văn thỉnh mẫu về ngự. Sau là những khổ nhạc nghiêm trang, tưng bừng, hai cha con ông Trịnh Huyền một thổ một kim đồng thanh cất tiếng.

Kiếp giáng sinh vào nhà Lê Thị Cải họ Trần vận khíthiên hương

Vốn sinh vẻ cốt phi thường

Giá danh đòi một, hoa vương khôn bì…” [22,tr.706]

Ta thấy đoạn văn trên, nhà văn đã sử dụng những từ Hán Việt “cung văn thỉnh mẫu, ngự, kiếp, vận khí, thiên hương,…” tạo ra một không khí cổ kính cho nghi thức hát lễ của chầu văn lúc hầu đồng. Những từ ngữ này đã cho ta thấy được không khí vô cùng trang nghiêm và đầy cổ kính, giúp diễn tả được phần nào sự thiêng thiêng của những lời hát chầu văn. Tiếng đàn đó còn là giai điệu đầy cảm xúc của Trịnh Huyền “làm vơi nhẹ tâm hồn, dẫn dắt con người ta tới chỗ thăng hoa, siêu thoát vượt ra khỏi cõi tục”, “ rửa sạch bụi bặm của kiếp nhân sinh”[22,tr.425]. Tiếng đàn ấy có khả năng lay động thật sự vào tâm hồn người, nhờ cách sử dụng những từ ngữ Hán Việt “ siêu thoát”, “ kiếp nhân sinh” những từ ngữ Hán Việt mang đến một màu sắc trang trọng, làm nên giá trị của lễ “ chầu văn” lúc lên đồng.

Trong đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam thì Lễ hội là một phần không thể thiếu. Vào mùa xuân ngôi làng Cổ Đình có lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực được rấ nhiều người dân háo hức chờ đợi đó là “Hội Kẻ Đình”. Lễ hội mà năm mới có một ngày.

-“Đám trai thanh, gái lịch, đối với cuộc rước ông Đùng bà Đà, lại càng háo hức hơn tất cả. Háo hức và phấp phỏng. Nghe nói đến, ai ai cũng tủm tỉm cười, có người còn đỏ ửng đôi gò má. Đó là một ngày hội cho phép con người được tự do nhất. Tự do ở những tục lệ sau hội, sau đám rước” [22, tr.724].

Và cả làng ai cũng háo hức, nhồn nhịp, vì trong lễ hội này có một tục lệ cho phép trai gái yêu nhau, dù chưa cưới xin, được phép tạo một chiếc giường tình. Được phép tạo một chiếc ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đương của mình, trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó trong rừng, cạnh núi Đùng” [22, tr.725]. Chúng ta có thể thấy rằng, cái không khí cổ kính, trang trọng về một huyền thoại ông Đùng bà Đà

được tạo dựng lại dưới lớp ngôn ngữ của nhà văn, các từ ngữ Hán Việt nào là “ tục lệ” đã làm cho ta thấy được tính chất thiêng liêng từ câu chuyện huyền thoại của Nguyễn Xuân Khánh.

Ở làng quê Cổ Đình, ngôi đền Mẫu linh thiêng “trở thành nơi dung chứa những khát vọng và nỗi niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, những nơi ấy tất trở thành chốn linh địa”. Và những con người làng Cổ Đình họ có niềm tin rất lớn vào đạo Mẫu “ Người dân quê dù giàu nghèo đều tri ân Mẫu. Mẫu là hồn của đất. Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt” [22,tr.421]. Ở đây, tác giả đã sử dụng từ Hán Việt “ Mẫu” thay vì dùng từ mẹ góp phần thể hiện một thái độ tôn kính, tạo ra giá trị biểu đạt cao, thể hiện một cái nhìn đầy tôn trọng về phép nhiệm màu của Mẫu. Và trong tâm thức người Việt, thờ Mẫu được thành kính với một sức sống rất bền bỉ, Nguyễn Xuân Khánh đã cho ta thấy sức sống bền bỉ của phong tục thờ Mẫu chính nằm ở sự thành kính trong tâm. Bởi lẽ, “Mẫu lặng lẽ ban phát ân huệ cho tất cả mọi người, tuy Mẫu

chẳng hé răng nói một lời” khi thành tâm hướng về Mẫu, con người ta “ khắc tựnhiên

nhận được một ân sủng tốt lành, ấm áp tỏa ra từ ánh mắt, từ con người từ bi hiền hậu”[22,tr.708]. Các từ ngữ Hán Việt “ban phát”, “ân huệ”, “ ân sủng” được nhà văn lựa chọn khi nói về niềm tin, sự thành kính của con người Việt về đạo Mẫu. Qua những từ ngữ thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ của đạo Mẫu “tri ân”, “ân sủng” “ân huệ” nhà văn như khắc sâu, sự tin tưởng lắng đọng trong tâm thức người Việt về sức mạnh của Mẫu.

Như vậy, từ ngữ Hán Việt đã có vai trò quan trọng để nhà văn tái dựng lại một nét đẹp văn hóa ngàn đời xưa của con người Việt, mang lại hơi thở, không khí cổ kính của một thời đại mà nhà văn đã tái hiện qua những trang viết của mình.

3.3. Tiểu kết chƣơng 3

Qua việc phân tích giá trị sử dụng từ Hán Việt trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn

của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi có thể rút ra được một số kết luận như sau:

1. Từ Hán Việt là một trong những bộ phận quan trọng trong việc cấu tạo nên tiếng Việt và trong sáng tác văn học. Việc sử dụng từ ngữ Hán Việt sẽ tạo nên những tầng giá trị mới cho các tác phẩm nghệ thuật.

2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, được thể hiện chủ yếu qua các vấn đề chính sau đây:

2.1 Qua việc sử dụng từ ngữ Hán Việt để thể hiện hình tượng người phụ nữ mang “Nguyên lí tính Mẫu”, họ xinh đẹp, đảm đang, tận tụy, cam chịu và cuộc sống cũng đầy bất hạnh, cực khổ và thê thảm .

2.2 Qua việc sử dụng từ ngữ Hán Việt để miêu tả bọn địa chủ, thực dân xâm lược hình ảnh về những con người thống trị xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hiện lên với bản chất tham tàn, hách dịch, áp đặt sự cai trị đối với đời sống nhân dân.

2.3 Việc sử dụng từ ngữ Hán Việt góp phần thể hiện văn hóa tâm linh con người Việt. Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy được những từ ngữ viết về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng là một trong những vấn đề được Nguyễn Xuân Khánh quan tâm nhiều trong tác phẩm. Đây cũng là một trong những giá trị nghệ thuật của từ ngữ Hán Việt góp phần tạo nên đặc sắc tạo nên giá trị biểu đạt cao qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ Hán Việt của Nguyễn Xuân Khánh.

Những từ ngữ Hán Việt được Nguyễn Xuân Khánh lựa chọn và sử dụng trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn đã góp phần làm nên giá trị nghệ thuật to lớn. Đây cũng là một trong những điều tạo ra cho văn chương của Nguyễn Xuân Khánh có tiếng nói riêng, trở thành nhà văn đương đại nổi tiếng của văn học Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. Từ Hán Việt đi vào kho tàng từ vựng tiếng Việt và đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, góp phần quan trọng trong việc biểu đạt các khái niệm khác nhau của đời sống con người và trong văn chương. Từ Hán Việt có những đặc điểm ngữ nghĩa, hoạt động ngữ pháp, phong cách và sử dụng. Chính vì vậy khi được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật, từ Hán Việt đã trở thành một phương thức hữu hiệu của các nhà văn, nhà thơ. Kết quả khảo sát từ ngữ Hán Viêt được sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh cho thấy rằng: Việc nghiên cứu lớp từ này trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là rất cần thiết và bổ ích.

2. Từ Hán Việt được sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh chiếm số lượng khá lớn: 978 từ, với tần số 2560 lượt từ. Qua việc khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả các từ ngữ Hán Việt, chúng ta cũng thấy được phần nào diện mạo của lớp từ này trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh rất phong phú và đa dạng.

2.1 Xét từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh trên phương diện cấu tạo; kết quả khảo sát của khóa luận cho thấy số lượng các loại từ phức có số lượng lớn và được nhà văn đưa vào tác phẩm rất phong phú.

2.2 Xét trên phương diện từ loại, các từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn chủ yếu thuộc các nhóm từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ. Trong đó chiếm số lượng nhiều hơn cả là từ loại danh từ.

2.3 Nếu xét về ngữ nghĩa, chúng ta thấy rằng các từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh có nội dung ngữ nghĩa vô cùng phong phú, phản ánh hiện thực cuộc sống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: con người, cuộc sống, chiến đấu, văn hóa,…Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi sâu hai trường nghĩa chính là trường nghĩa chỉ người và trường nghĩa chỉ văn hóa. Trong trường nghĩa chỉ người với đề tài chính của tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh tôi tập trung vào 2 trường nghĩa chính: trường nghĩa chỉ người phụ nữ và trường nghĩa chỉ quan lại địa chủ phong kiến, thực dân xâm lược.

3. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn của những cảm thức và suy tư về tinh thần dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, qua khảo sát từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn đã thể hiện được điều đó. Có thể nói rằng, việc vận dụng từ Hán Việt một cách tinh tế, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã phát huy được ưu thế này

trong việc xây dựng lại không khí cổ xưa, nét đẹp văn hóa của con người Việt. Đồng thời qua đó cho ta thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ, ý thức chọn lọc, sử dụng linh hoạt lớp từ vay mượn của nhà văn.

4. Với việc sử dụng thành công từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên một nét riêng mang tính phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết của mình. Vấn đề sử dụng từ ngữ Hán Việt trong thơ văn nói chung và trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là một vấn đề còn có phần mới mẻ và khó. Do thời gian có hạn cũng như khả năng còn hạn chế nên chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sâu và chi tiết hơn. Người viết rất mong sẽ có dịp tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, NXB Văn hóa Thông tin.

2. Nguyễn Tài Cẩn(1999), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt,

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 51 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)