Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 28)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn

Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ra đời năm 1959, được phát triển từ truyện ngắn

Làng nghèo. Tác phẩm là sự ấp ủ, lao động miệt mài của nhà văn trong một khoảng thời gian dài. Đây là tiểu thuyết được các nhà phê bình đánh giá cao và đạt giải nhất của Hội nhà văn Hà Nội 2006. Mẫu thượng ngàn được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên bối cảnh đời sống nông thôn Bắc Bộ, chủ yếu viết về tín ngưỡng thờ Mẫu, văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa vùng nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, khi dân tộc phải đối mặt với thực dân phương Tây đang dần từng bước bình định và đặt ách đô hộ ở Việt Nam. Tác phẩm là câu chuyện về lịch sử, phong tục, là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt chung thủy, hiến dâng, cay đắng và ngang trái, là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống dân làng Cổ Đình với những nét đẹp văn hóa tồn tại trong lịch sử và trong tâm thức của con người Việt.

Với những cách tân nghệ thuật, những nổ lực vượt bậc để tự làm mới văn chương của mình. Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh chính là sự mở đường cho thể loại tiểu thuyết về phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt Nam.

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT “MẪU THƢỢNG NGÀN” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

- Trong chương này chúng tôi tập trung khảo sát các từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn trên các phương diện khác nhau: cấu tạo, từ loại, ngữ nghĩa, từ đó làm cơ sở cho sự phân tích giá trị biểu đạt ở chương 3.

2.1. Các từ ngữ Hán Việt sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh xét về cấu tạo

2.1.1. Thống kê, phân loại

Với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, chúng tôi tiến hành khảo sát từ ngữ Hán Việt xét về cấu tạo chia theo từ đơn âm tiết, đa âm tiết, song âm tiết và thành ngữ.

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng từ ngữ Hán Việt xét về cấu tạo

STT Cấu tạo Số từ sử dụng Tỉ lệ Ví dụ

1 Từ đơn âm tiết 84 8.6% - “ Ông nội chắc vui lắm. Nhà mình đã có lễ vậy dâng lên

Mẫu rồi”[22, tr.401]

2 Từ đa âm tiết 12 1, 2% - “…Khi đã lý thuyết hóa, ta mới coi đó là tôn giáo.”[22, tr.715]

3 Từ song âm tiết 862 88,1% - “ Bây giờ, đi vào giai đoạn

thứ hai, giai đoạn trồng chè, trồng cà phê, giai đoạn chính thức để vùng đất này trở thành một đồn điền thịnh vượng.[22 ,tr.112]

4 Thành ngữ 20 2, 1% - “ Khi thím Pháo qua đời, lúc đó lý Cỏn cũng đang thập tử nhất sinh”[ 22,tr.661]

Với số lượng từ ngữ Hán Việt có cấu tạo song âm tiết: 862 từ, trong đó cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Bảng thống kê số lƣợng từ ngữ Hán Việt có cấu tạo song âm tiết

STT Loại từ Số từ sử dụng Tỉ lệ % Ví dụ

1 Từ ghép 847 98,26% - “ Ông Vũ Huy Tân có người bạn đỗ cử nhân là Phùng Khiêm”[22,tr.268]

3 Từ láy 15 1.74% - “Nhụ cứ nghĩ miên man, nghĩ một cách ngây ngô như vậy, để cho nỗi buồn cứ tấm tức trong lòng”[22,tr.62]

Tổng 862 100%

2.1.2. Nhận xét

Trước hết về từ ngữ Hán Việt là từ đơn âm tiết: Qua khảo sát cho ta thấy số từ Hán Việt đơn âm tiết xuất hiện với số lượng khá nhiều với tổng số từ xuất hiện là 84/978 từ Hán Việt, chiếm 8.6% tổng số từ Hán Việt mà chúng tôi khảo sát được ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.

Thứ hai, từ Hán Việt là từ đa âm tiết: Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy số từ Hán Việt đa âm tiết xuất hiện với 12/978 từ Hán Việt, chiếm 1.2 % tổng số từ Hán Việt mà chúng tôi khảo sát được ở tiểu thuyết. Mặc dù chiếm số lượng từ ít nhất so với các từ khác nhưng những từ Hán Việt đa âm tiết này đã góp phần cũng đáng kể trong việc xây dựng tác phẩm.

Thứ ba, xét về từ Hán Việt song âm tiết: Theo khảo sát chúng tôi tiến hành chia nhỏ thành hai loại là từ ghép và từ láy.

- Về từ ghép: Qua khảo sát tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện từ ghép khá nhiều, nó chiếm tỉ lệ cao nhất với trên 978 từ Hán Việt được sử dụng trong tác phẩm. Với 847 từ ghép trên tổng 862 từ Hán Việt song âm tiết, chiếm 98.26%.

- Về từ láy: Trên thực tế khảo sát cho thấy từ Hán Việt là những từ láy xuất hiện với tỉ lệ thấp nhất so với từ đơn và từ ghép. Với 15 từ láy trên tổng 862 từ Hán Việt song âm tiết chiếm 1.74%.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát từ Hán Việt là thành ngữ: khảo sát cho thấy từ Hán Việt là thành ngữ xuất hiện khá ít với 20 trên tổng từ Hán Việt chiếm 2.1 %.

2.2. Các từ ngữ Hán Việt sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh xét về từ loại.

2.2.1. Thống kê, khảo sát

Khảo sát các từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh xét về từ loại, chúng tôi đã tiến hành khải sát theo ba loại: từ Hán Việt là danh từ, từ Hán Việt là động từ, từ Hán Việt là tính từ.

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.3: Bảng thống kê số lƣợng từ Hán Việt xét về từ loại

STT Từ loại Tần số Tần suất 1 Danh từ 437 46.2% 2 Tính từ 285 30.1% 3 Động từ 223 23.7% Tổng 945 100% 2.2.2. Nhận xét

Từ bảng thống kê, phân loại trên ta rút ra nhận xét như sau:

Những từ Hán Việt được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn có các lớp từ: danh từ, động từ, tính từ.

Trong các từ loại trên thì số từ ngữ Hán Việt thuộc từ loại danh từ, dùng để gọi tên người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm,… được sử dụng nhiều nhất: 437 từ, chiếm 46.2%. Ví dụ như cử nhân, thanh niên, bệnh viện, quốc ngữ,…; Thứ hai là loại tính từ chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc,…: 285 từ, chiếm 30.1 %. Ví dụ như độc ác, bi thảm, thông minh, thanh tịnh,…; Đứng thứ ba là từ loại động từ chỉ hoạt động của người, sự vật,… 223 từ, chiếm 23.7 %, ví dụ như sản xuất, thiết lập, thán phục,….

2.3. Các từ ngữ Hán Việt sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - xét về ngữ nghĩa.

2.3.1. Thống kê, phân loại

Căn cứ vào tổng số lượng từ ngữ Hán Việt được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong các sáng tác của ông(978 từ, 2560 lượt từ), chúng tôi thấy các từ ngữ Hán Việt đó có nội dung ngữ nghĩa rất phong phú, chúng ta có thể phân lập ở nhiều trường nghĩa khác nhau. Tuy nhiên căn cứ vào đề tài, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn quan tâm trong tiểu thuyết viết về tín ngưỡng văn hóa, chúng tôi xét đến các trường nghĩa cơ bản sau:

2.3.1.1. Trường nghĩa chỉ người

- Nhóm từ chỉ ngƣời phụ nữ

Qua việc khảo sát tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn chúng tôi thấy có 22 từ Hán Việt thuộc nhóm từ chỉ người phụ nữ. Dưới đây là thống kê cụ thể:

Bảng 2.4: Bảng thống kê số lƣợng từ ngữ Hán Việt chỉ trƣờng nghĩa về ngƣời phụ nữ.

STT Từ Hán Việt chỉ

Ngƣời phụ nữ

Số lƣợt

từ Tỉ lệ Ví dụ

1. Hiền từ 2 2.32% “ Mẫu hiền từ nhưng là bậc chí thánh, bà đồng bắc ghế hầu Mẫu bao giờ cũng có cử chỉ khoan thai, đĩnh đạc.”[22,tr.707]

2. Hiền hậu 3 6.97% “ Hoa tuy ghét cay ghét đắng ông Xe, nhưng vốn hiền hậu, nên cô nghĩ ngay đến chuyện sắp xếp nơi ăn chốn ở cho hai người”[22,tr.689]

3. Cam chịu 1 2.32% Từ một cô Mùi nhu mì hầu như

cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ uy quyền ảo.”[22,tr.373] 4. Tận tụy 1 2.32% “ Đến khi ông Lý mắc bệnh, bà

lại hồn nhiên quay trở về bổn phận làm vợ, chẳng nghĩ đến sự sống chết, tận tụy chăm sóc cho chồng…” [22,tr.739]

5. Đảm đang 3 6.97% “Người con gái mười tám xuân xanh nõn nà rực rỡ, hơn nữa Mùi làm việc đồng áng lại rất đảm đang”[22,tr.253].

6. Lẫm liệt 1 2.32% Từ một cô Mùi nhu mì hầu như cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ uy quyền ảo.”[22, tr.373]. 7. Tinh tế 1 2.32% “ cách nấu nướng của bà Hai vừa

có cái nhuần nhị của chốn quê, vừa có cái tinh tế, cảnh vẻ của

người thành thị”[22, tr.139] 8. Cao quý 1 2.32% “Đặc biệt cái dáng của bà, nó

sang trọng làm sao, cao quý làm sao.”[ 22,tr.267]

9. Cần mẫn 1 2.32% “ Chị ba Pháo là người hiền lành, cần mẫn”[22, tr.749]

10. Sang trọng 1 2.32% Đặc biệt cái dáng của bà, nó

sang trọng làm sao, cao quý làm sao.”[22 ,tr.267]

11. Từ bi 1 2.32% “ …tỏa ra từ ánh mắt, từ con người từ bi hiền hậu của Mẫu”[22, tr.708]

12. Uy quyền 4 9.3% Từ một cô Mùi nhu mì hầu như cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ uy quyền ảo.”[22, tr.373] 13. Hồn nhiên 6 14% “Bà ba Váy là con người hồn

nhiên.[22,tr.739]

14. Tinh ý 1 2.32% “ Nhụ rất tinh ý; chỉ chừng nửa tháng, cô bé đã biết hết tình hình nơi có thể gọi là gia đình thứ hai của cô.”[22,tr.41]

15. Bao dung 1 “ Mới đầu cô gái còn lúng túng nhưng nhìn vào đôi mắt hiền hậu

bao dung của bà cụ già, dần dần cô thấy tự tin”[22,tr.263]

16. Chu đáo 1 2.32% “ Lần đầu tiên nó được biết thế nào là sự tỉ mỉ, chu đáo, ân cần của một người đàn bà”[22,tr.64] 17. Ân cần 1 2.32% “ Lần đầu tiên nó được biết thế

nào là sự tỉ mỉ, chu đáo, ân cần

của một người đàn bà”[22,tr.64] 18. Tuyệt thế giai nhân 1 2.32% “ Giá như vóc dáng cô thu nhỏ

lại chút ít, chắc chắn cô là trang

tuyệt thế giai nhân…”[22, tr.245]

19. Đoan trang 1 2.32% “ Cô Mùi đoan trang đứng bên cột nhà”[22,tr.368]

20. Bất hạnh 4 9.3% “Sở dĩ tôi phải kể lể nhiều về chị lụa, tức bà cả Cỏn, bởi vì chị gặp nhiều bất hạnh.”[22,tr.530] 21. Lam lũ 1 2.32% Người phụ nữ ấy cũng đầu tắt

mặt tối quanh năm, chẳng khác gì những kẻ lam lũ”[22,tr.542]. 22. Gian truân 1 2.32% “ Cô Mùi đã ngoại bốn mươi. Cứ

tưởng số phận gian truân đã làm cô héo hon song không phải”[22,tr.260]

Tổng 40 100%

- Nhóm từ chỉ quan lại địa chủ, thực dân

Qua việc khảo sát tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn chúng tôi thấy có 26 từ Hán Việt với 75 lượt từ thuộc trường nghĩa chỉ về bọn địa chủ phong kiến, thực dân phong kiến. Dưới đây là thống kê cụ thể:

Bảng 2.5: Bảng thống kê số lƣợng từ ngữ Hán Việt chỉ trƣờng nghĩa về địa chủ phong kiến

STT Từ Hán Việt Số lƣợt

từ

Tỉ lệ Ví dụ

1. tổng đốc 2 1.9% “Sau khi ngựa chạy vào dinh tổng đốc, có quan sát Tôn Thất Bá ra tận cổng đón khách.”[22, tr.85]

2. quan lại 1 0.95% “Khó mà tin được đám quan lại”[22,tr.286]

3. quan liêu 2 1.9% “ Vì quan liêu hay vì chúng ta là ông chủ”[22,tr.713]

4. hào lí 1 0.95% “Họ nhà ta chẳng ai làm quan to, chẳng ai đỗ đạt cao, nhưng đời nào cũng luôn làm những chức dịch hào cao nhất làng xã.”[22,tr. 496] 5. công sứ 6 5.7% “ Sáng hôm sau, Julien nhận được

công văn mật của viên công sứ đầu tỉnh táo có một nhóm phiến loạn”[22, tr. 586]

6. quan 20 19% “ Thậm chí làm quan không có quyền, họ cũng mua quan”[22, tr.716] 7. lý trưởng 1 0.95% “ tuy nhiên, lúc nào lão cũng chỉ

them cầm cái triện trưởng”[22,tr.606]

8. Hương trưởng 1 0.95% “ Ông tuy là hương trưởng đấy, tuy đã ngũ thập đấy…”[22,tr.123] 9. tiên chỉ 4 3.8% “Ông tuy là hương trưởng đấy, tuy

đã ngũ thập đấy, nhưng tiên chỉ

Nhậm mà đã ra oai là ông rụt vòi lại ngay”[22, tr. 123]

10. Bá hộ 1 0.95% “Ông chạy được chân chánh tổng, rồi chạy được cả phẩm hàm Cửu phẩm bá hộ.”[22,tr.125].

11. Chánh tổng 1 0.95% Ông chạy được chân chánh tổng, rồi chạy được cả phẩm hàm Cửu phẩm bá hộ.”[22,tr.125].

12. Tổng lý 1 0.95% “Có lúc, ông đã gãi nách sồn sột mà tuyên bố rằng: bàn đèn nhà ông là trường học đào tạo tổng lý trong vùng.”[22,tr.123]

13. xâm chiếm 3 2.85% “Người Pháp đi xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm là chiếm đất đai, khai thác đồn điền.”[22,tr.75]

14. Khai thác 2 1.9% “Người Pháp đi xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm là chiếm đất đai, khai thác đồn điền.”[22,tr.75]

15. Chiếm 2 1.9% “Hãy chiếm lấy tất cả những gì ta có thể giữ được. Hãy thiết lập vị trí của chúng ta một cách mạnh mẽ”[22,tr.80]

16. Thiết lập 2 1.9% “Hãy chiếm lấy tất cả những gì ta có thể giữ được. Hãy thiết lập vị trí của chúng ta một cách mạnh mẽ”[22,tr.80]

17. Âm mưu 3 2.85% “ Sau cuộc chiến lại đến lượt các nhà ngoại giao, chính trị, dùng âm mưu, thủ đoạn, ngôn từ lao vào thương thuyết”[22,tr.90]

18. đồng hóa 1 0.95% “ Chúng ta định đồng hóa người, nhưng chúng ta cũng không thoát khỏi bị đồng hóa trở lại”[22,tr. 513] 19. Khai hóa 7 6.66% “…đi chế ngự dân tộc dã man, đi

khai hóa văn minh cho những con người sống trong tăm tối”[22,tr.78] 20. Chinh phục 3 2.85% “Nhìn bề ngoài, trong thời ky

chúng ta đang chinh phục xứ này, chiếm đất của một ngôi chùa …’’[22,tr.317]

21. tấn công 3 2.85% “ quân Cờ Đen tuy dám đi lại ban ngày trong thành phố nhưng cũng không dám tấn công khu Đồn thủy”[22,tr.99]

22. thống trị 2 1.9% “Điều thú vị ở chỗ, cái mà ta định dùng để thống trị họ, thì họ lại dùng để chống lại chúng ta”[22, tr.518]

23. kiêu ngạo 1 0.95% “ Nếu chúng ta kiêu ngạo như vậy, là sao chúng ta có thể hiểu được họ”[22,tr.715]

24. mưu mô 1 0.95% “Hương Ất là tay mưu mô có hạng”[22,tr.123]

25. Tham tàn 1 2.85% “Và khi đã leo lên được một địa vị, lập tức học trở thành một ông quan

tham tàn.” [22,tr.716].

26. hách 2 1.9% “Tiên Chỉ Nhậm có tiếng là hách

trong vùng. Lão vừa giàu lại vừa sang” [22,tr.125].

2.3.1.2. Trường nghĩa chỉ tín ngưỡng văn hóa.

Qua khảo sát, chúng tôi tiến hành liệt kê được 39 từ Hán Việt có trường nghĩa về tín ngưỡng văn hóa tâm linh. Sau đây là bảng thống kê cụ thể:

- Trường nghĩa chỉ hoạt động văn hóa tâm linh: 19 từ Hán Việt: tế lễ, sùng tín, sùng kính, phúng viếng, phúng điếu, nhập tang, mê tín, linh thiêng, liệm, khấn vái, khâm liệm,…

Bảng 2.6: Bảng thống kê số từ Hán Việt chỉ hoạt động văn hóa tâm linh STT Từ chỉ hoạt động văn

hóa tâm linh

Số lƣợt từ

Tỷ lệ(%) Ví dụ

1. tế lễ 1 3.1% “Cuộc tế lễ linh đình

đến như vậy mà cũng không làm sao cứu nổi mạng con người” [22,tr.540]

2. sùng tín 3 9.4% “Họ đã mang sẵn căn

địa, tâm thế của lòng

sùng tín.”[22,tr.705].

3. sùng kính 1 3.1% “Đặc biệt bà Tổ Cô với

nhiều huyền thoại bao phủ, càng được nhân dân Cổ Đình sung kính

hơn”[22,tr.474]

4. phúng viếng 1 3.1% “Chúng tôi đến phúng viếng, mang hoa chia buồn cùng tang quyến.” [22, tr.547].

5. phúng điếu 1 3.1% “ Cụ dặn đừng làm ma

chay linh đình, bởi vì cụ nửa đi đời nửa đi dạo, nếu mang thi thể cụ về nhà ông Lý Cỏn làm ma to kèn trống

phúng điếu như kiểu bên đời”[22,tr.536] 6. nhập quan 1 3.1% “ Ông Lý nhà tôi cẩn

thận nhờ mấy người bấm quẻ để xem giờ

nhập quan, giờ phát tang,…”[23,tr.540] 7. linh thiêng 3 9.4% “ Lời nói của ông linh

thiêng thật đấy” [22,tr.758]

8. liệm 1 3.1% “Bó đầu người chết vào tấm vải liệm dài”

[22,tr.543]

9. khấn vái 1 3.1% “ Cô thắp hương, cắm

ở hai ngai rồi lầm bầm

khấn vái”[22, tr.645]

10. khâm liệm 8 25% “Tiếp theo làm lễ khâm

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)