Từ ngữ Hán Việt dùng để miêu tả về hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 45)

7. Cấu trúc đề tài

3.2. Giá trị biểu đạt của từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn

3.2.1. Từ ngữ Hán Việt dùng để miêu tả về hình tượng người phụ nữ

Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là một cuốn tiểu thuyết có giá trị thể hiện một cách vô cùng độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, văn hóa, phong tục của nền văn hóa

Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể nói tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành nhiều trang viết tập trung miêu tả hình tượng người phụ nữ. Những người phụ nữ hiện ra qua ngòi bút của Nguyễn Xuân Khánh là những người phụ nữ góp phần thể hiện sâu sắc nhất “nguyên lí tính Mẫu” của nền văn hóa Việt. Họ là những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, bất hạnh nhưng họ lại là những người vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng và cũng rất nhẫn nhục, cam chịu.

Đó là cô Mùi, một cô gái có số phận rất bi đát, nhưng cô lại toát lên một vẻ đẹp rất cuốn hút và mang sức sống mãnh liệt. Cô được ví như một đóa hoa đẹp Á Đông, có sức mạnh đàn bà huyền bí của mình. Nhân vật cô Mùi còn đặc biệt ở khoảnh khắc tỏa sáng, đẹp hút hồn khi lên đồng “Từ một cô Mùi nhu mì hầu như cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ uy quyền ảo.”[22,tr.373]. Ở đoạn văn miêu tả trên, khi nói về vẻ đẹp của đầy tự nhiên nhưng có sức thôi miên mãnh liệt, đầy khí chất của cô Mùi. Một câu văn, nhưng lại lột tả rất nhiều tính cách, phẩm chất của cô Mùi. Tác giả đã sử dụng khá nhiều từ ngữ Hán Việt để miêu tả nhân vật Mùi, từ một phụ nữ “cam chịu” ngoài đời thực, thì lúc lên đồng tác giả lại sử dụng các từ Hán Việt để ta thấy được sức mãnh liệt, đẹp hút hồn với “ lẫm liệt”,“ uy quyền”. Một người phụ nữ vừa có uy thế và quyền lực đã được nhà văn khái quát vào trong từ Hán Việt “ uy quyền” gợi lên cho người đọc cái cảm giác đầy đầy khí chất của Mùi khi lên đồng.

Trong truyện, bà Tổ cô cũng được miêu tả rất đẹp “Thuở con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng cong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà…nếu không làm hoàng hậu, chắc cũng phải là quý phi. Đặc biệt cái dáng của bà, nó sang trọng làm sao, cao quý làm sao.”[22,tr.267]. Chúng ta có thể thấy được rằng, dường như bà Tổ Cô như là hiện thân cho một người vừa đẹp người, đẹp nết lại rất sang trọng và cao quý. Để diễn tả vẻ đẹp khí chất ấy, nhà văn đã ưu ái dành cho bà hàng loạt những tính từ đẹp, thể hiện sự quyền quý của người phụ nữ, và ở đây ta thấy tác giả đã sử dụng rất nhiều từ Hán Việt để tả vẻ đẹp ấy “ quý phi”, “sang trọng”, lại “ cao quý”. Tác giả đã không sử dụng những từ ngữ bình thường, mà sử dụng từ Hán Việt như thể hiện một cách rất trang trọng, đầy sự tôn kính, làm cho hình ảnh nhân vật bà Tổ Cô hiện với một địa vị tôn quý. Những từ ngữ Hán Việt đó đã khái quát hơn vẻ đẹp nổi bật của nhân vật Tổ Cô thay vì dùng những từ thuần Việt lại không đủ sức có nội hàm lớn, khái quát cao như vậy. Sự kết hợp hài hòa, liên tiếp sử dụng các từ Hán

Việt “quý phi”, “sang trọng”, “ cao quý” đã làm bật lên một chân dung bà Tổ cô vừa có địa vị được tôn kính, lại rất cao sang và được quý trọng.

Đọc Mẫu thượng ngàn ta còn ấn tượng với hình ảnh bà ba Váy. Bà hiện lên đầy yêu thương, bao dung nhưng cũng đầy bản lĩnh, mạnh mẽ. Nhân vật bà ba đa tình đi sâu vào trong tâm trí người đọc không chỉ gợi lên qua những nét đẹp mơn mởn mà bà ấy còn là người rất dạt dào tình cảm, thật thà, tự nhiên. Để khái quát con người bà ba Váy, tác giả đã dành nguyên một đoạn nói về tính cách của bà từ thuở nhỏ đến khi về làm vợ Lý Cỏn mà nhà văn gói gọn nó lại với tính từ “ hồn nhiên”:

- “Bà ba Váy là con người hồn nhiên. Thuở con gái, bà hồn nhiên dâng hiến cho người mình yêu. Khi bị bán làm nàng hầu cho ông Lý, bà hồn nhiên đẻ một bầy con cho chồng. Lúc gặp lại người xưa, bà hồn nhiên quay trở lại tìm những rung động thật sự mà trong cuộc sống vợ chồng bà không thấy. Đến khi ông Lý mặc bệnh, bà lại hồn nhiên quay trở về bổn phận làm vợ, chẳng nghĩ đến sự sống chết, tận tụy chăm sóc chồng, thậm chí dùng cả bầu sữa của mình để gọi chồng trở về cõi nhân gian.”[22,tr.739]

Ở đoạn văn trên, khi miêu tả con người bà ba Váy, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng từ ngữ Hán Việt: hồn nhiên, dâng hiến, tận tụy. Với bà ba Váy, nhà văn năm lần nhắc lại từ “ hồn nhiên” hiện lên một bà ba thuần khiết trong tâm trí, suy nghĩ và trong tâm hồn. Bà đã sống một cuộc đời đơn giản với chính mình, chân thật với sự cho đi và nhận lại. Ở đó ta còn thấy bà “tận tụy” hết lòng hết sức chăm sóc Lý Cỏn lúc ông ấy đang bên bờ vực của cái chết. Với những từ Hán Việt ấy, chân dung nhân vật bà ba Váy hiện lên với một vẻ đẹp của một người phụ nữ sống chân thật, thật thà và cũng “ tận tụy” với chồng theo đúng bản chất của người phụ nữ Việt Nam luôn có sự hi sinh thầm lặng.

Tất cả những người phụ nữ ấy hiện ra trong trang viết của Nguyễn Xuân Khánh đều đẹp. Có khi là cái đẹp cổ điển, đoan trang có khi là cái đẹp tinh khiết, hồn nhiên, cái đẹp tình tứ và tràn đầy sức sống. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp Việt, sức sống Việt.

Từ việc sử dụng những từ ngữ Hán Việt để thể hiện vẻ đẹp tự nhiên; đầy sức sống mãnh liệt bản năng của người phụ nữ. Nguyễn Xuân Khánh còn nhìn thấu số phận của những người phụ nữ ấy, và thể hiện một cách khá sâu sắc qua việc lựa chọn những từ ngữ Hán Việt giàu sức hàm súc và mang tính biểu cảm cao để nói lên số phận, cuộc sống của những người phụ nữ ở làng Cổ Đình. Những người phụ nữ ấy

mang trong mình số phận bất hạnh với những bi kịch đáng thương. Là cô Mùi, người con gái đẹp nhưng đầy truân chuyên. Lấy chồng ba lần, cả ba lần chồng chết, cô bị mang tiếng sát phu “Lại có lời đồn: cô Mùi có tướng sát phu…”[22,tr.388]. Từ Hán việt “sát phu”, được nhà văn nói đến khi nói về cô Mùi. Tác giả không sử dụng “giết chồng” mà dùng “sát phu” tránh tạo ra cảm giác ghê sợ, thô tục về người phụ nữ này, từ đó cũng thể hiện một sắc thái tao nhã hơn cho số mệnh long đong, lận đận đến với ai thì người đó cũng chết và Mùi phải tìm về với Mẫu để xoa dịu đi những nhọc nhằn, đớn đau, tủi nhục trong cuộc sống.

Hay khi nói về bà cả Cỏn, nhà văn cũng thể hiện một cách đầy thương cảm cho số phận của người phụ nữ này. Mặc dù đầy quyền thế, nhưng cuộc sống của bà Cỏn đâu phải sống sung sướng để rồi chết một cách cũng bi thảm. Cái số phận của bà ấy thể hiện qua suy nghĩ của bà ba Váy “Nghĩ cho cùng, người đàn bà ấy, tiếng là con nhà

quyền thế, tiếng là lấy chồng giàu có, song thử hỏi đời chị ấy có sung sướng hay không. Người phụ nữ ấy cũng đầu tắt mặt tối quanh năm, chẳng khác gì những kẻ lam ”[22,tr.542]. Từ “quyền thế” đã nói lên được bà Cỏn là một người có địa vị trong xã hội và gia đình, bà vừa có quyền hành và thế lực. Có thể thấy rằng sự lựa chọn từ

quyền thế nó thể hiện một cách nói rất trong trọng, hàm súc lớn hơn khi phải sử dụng những từ ngữ thuần Việt dễ hiểu, giản dị để thể hiện điều ấy. Bên cạnh đó, để diễn tả cuộc sống, số phận bà cả Cỏn nhà văn lại dùng thêm từ Hán Việt lam lũ. Theo gốc Hán “lam lũ” nghĩa là quần áo rách nát, gợi ra cho chúng ta cảm giác một cuộc sống cực khổ và vất vả của bà cả. Chỉ hai câu văn ngắn gọn, nhưng việc sử dụng hai từ Hán Việt “quyền thế”, “ lam lũ” đã đủ sức giúp chúng ta có thể hình dung rõ nét cuộc sống của người phụ nữ ấy qua đó thể hiện một thái độ đồng cảm của tác giả cho bà cả Cỏn giàu có, quyền lực nhưng lại cực khổ và vất vả.

Mặc dù không thể kể và phân tích đầy đủ các từ ngữ Hán Việt mà Nguyễn Xuân khánh sử dụng để xây dựng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn nhưng với những từ ngữ Hán Việt và phân tích một số từ tiêu biểu đã cho ta thấy được nghệ thuật sâu sắc trong việc sử dụng từ ngữ Hán Việt để miêu tả hình tượng người phụ nữ và thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam.

3.2.2. Từ ngữ Hán Việt dùng để miêu tả về tầng lớp địa chủ, thực dân phong kiến.

Mẫu thượng ngàn là câu chuyện và cuộc sống của những người dân làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Vì thế trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, những nhân vật địa chủ,

thực dân hiện diện trong tác phẩm. Mặc dù không phải là chủ đề chính của tác phẩm, chỉ qua vài trang viết nhưng lại góp phần thể hiện nội dung của câu chuyện. Ở các nhân vật này, Nguyễn Xuân Khánh cũng đã khắc họa rõ nét cả một tầng lớp quan lại, thực dân lúc bấy giờ.

Đó là một Hương Ất có gia thế khá giả, nhưng lại nghiện thuốc viện. Vì thế, hắn đã làm nhiều cách rất hách, ăn tiền của người dân với những mưu mô xoay tiền để hút “Hương Ất là tay mưu mô có hạng”. “Mưu mô” là sắp đặt tính toán để thực hiện ý định, nó đã nói lên bản chất của một tên Hương Ất rất xảo quyệt đầy sự tính toán khi làm việc gì để có lợi, có tiền thu về cho bản thân. Ông đã tự nói: “ Có lúc, ông đã gãi nách sồn sột mà tuyên bố rằng: bàn đèn nhà ông là trường học đào tạo tổng lý trong vùng. Cũng chẳng ngoa đâu, vì thời trẻ, ông đã liền mười lăm năm cắp tráp đi sau ngựa cụ Chánh Thi bố vợ Lý Cỏn. Giấy tờ của cụ chánh Thi đều qua tay ông hết. Vì vậy, mọi mưu mẹo trong nghề hào lý, ông thuộc như cháo chảy” [22,tr.123]. Hay đó còn là Tiên Chỉ Nhậm có tiếng rất “hách”: “Tiên Chỉ Nhậm có tiếng là hách trong vùng. Lão vừa giàu lại vừa sang” [22,tr.125]. “Hách” ở đây là từ Hán Việt nghĩa là dọa nạt, đe dọa. Chính vì sự ra oai của mình mà ông đã tậu ruộng và có trong tay hơn mười mẫu ruộng nhưng lại là một người có chữ nên lại được người dân “tín nhiệm”.

Ngay cả trong con mắt của bọn Phương Tây, bọn hào lý, quan lại cũng hiện lên với bản chất rất tham tàn:

- “Ông là người bênh vực và am hiểu người bản xứ. Vậy ông có nhận thấy họ là những người thích làm quan và háo danh không? Hầu hết người An Nam đều muốn làm quan. Và khi đã leo lên được một địa vị, lập tức học trở thành một ông quan tham tàn. Thậm chí làm quan không có quyền, họ cũng mua quan.” [22, tr.716].

Với đoạn văn trên ta cũng đủ thấy bản chất của bọn quan lại ở nước ta những năm đầu thế kỷ XX. Ngay cả trong suy nghĩ của bọn xâm lược họ cũng nhìn thấy rõ sự “tham tàn” của bọn quan lại. Từ ngữ Hán Việt “tham tàn” bộc phát ra trong lời nói của Julien đủ như đủ sức để nói lên bản chất vừa tham lam và độc ác của bọn quan lại nước ta lúc bấy giờ.

Không những thế, trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn còn có câu chuyện về cuộc xâm chiếm của Phương Tây. Vì thế trong tác phẩm ta cũng bắt gặp những từ ngữ Hán Việt như “ công sứ” “ tổng đốc”, “ cai trị”, “ thuộc địa”. Người phương Tây đến vừa mang vũ khí hiện đại vừa mang khát vọng của một kẻ đi “ chinh phục” miền đất An

Nam trù phú. Họ cho rằng “Người Pháp hôm nay đến nước Nam, là để cải thiện đời sống nông nghiệp, công nghiệpkinh tế của các bạn. Người Pháp sẽ còn nâng cao

trình độ trí tuệ của các bạn bằng giáo dục [22,tr.313]. Ở đây, nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ ngữ Hán Việt để nói về mục đích mà bọn Tây tuyên bố khi đặt chân để nước Nam nào là “ cải thiện” về kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, rồi “ trình độ trí tuệ”. Nghe có vẻ những mục đích này rất lí tưởng và chính đáng. Nhưng có một kẻ nào đi xâm lược lại có những mục đích cao đẹp như vậy. Và để thực hiện mục đích, mục đích gọi là sứ mệnh mà tác giả cũng dùng từ Hán Việt để khái quát nó “ đi chế ngự dân tộc dã man, đi khai hóa văn minh cho những con người sống trong tăm tối”[22,tr.78],“ đi khai hóa văn minh cho một dân tộc dã man”[22,tr.341]. Cái sứ mệnh, mục đích của bọn phương Tây là “khai hóa văn minh” tức là mở mang và giáo hóa xã hội nước Nam cả về vật chất, tinh thần và phát triển xã hội, hai từ Hán Việt tiếp nhau thể hiện một nét nghĩa rất khái quát cho mục đích rất lí tưởng của chúng nhưng đó chỉ là bình phong để họ áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa mà thôi. Để thực hiện mục đích đó họ đã lập kế hoạch đó chính là xây dựng đồn điền. Chính vì thế mà ta thấy từ Hán Việt đồn điền nó được xuất hiện với một tần số khá lớn trong tiểu thuyết với mục đích làm giàu, khai hóa An Nam của thực dân xâm lược. Câu văn “Đồn điền là đại diện của nước Pháp cắm ở một vùng đất. Nó làm kinh tế nhưng không quên

nhiệm vụ chính trị quân sự”. Ta thấy được trong một câu nhưng tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ Hán Việt. “Đồn điền” ở đây hiểu theo nghĩa là một cơ sở kinh doanh cây nông nghiệp lớn, chủ yếu trồng cây công nghiệp, đó chính là những đồn điền cao su mà chúng đã lập ra ở nước ta. Nhưng đó chỉ là mục đích kinh tế còn lớn lao hơn bọn chúng đến đây là để làm “ nhiệm vụ chính trị quân sự”, là những từ ngữ Hán Việt mà tác giả sử dụng để nói mục đích chính của bọn Tây là đến đây để hoạt động quân đội thi hành chủ quyền ở nước ta.

Có thể thấy được mặc dù chiếm số lượng không nhiều nhưng những từ ngữ Hán Việt đã một phần nào nói lên bản chất của bọn hương trưởng, hào lí dưới chế độ phong kiến và sự cai trị của thực dân. Và qua những từ ngữ Hán Việt để nói về cuộc xâm lược của thực dân phương Tây với nước Nam ta cũng hiểu rõ hơn về một phần câu chuyện lịch sử dân tộc qua những trang viết của Nguyễn Xuân Khánh.

3.2.3. Từ Hán Việt dùng để miêu tả hoạt động văn hóa tâm linh con người Việt

Một trong những cái hay, cái độc đáo của việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn chính là giá trị biểu đạt: Từ ngữ Hán Việt được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh dùng đúng lúc, đúng chỗ đã làm cho nội dung của tiểu thuyết thêm sắc thái trang trọng và nhất là đáp ứng về yêu cầu biểu đạt những khái niệm về những quan niệm về đạo đức, văn hóa tâm linh của con người được thể hiện trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.

Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là tiểu thuyết tìm hiểu về những sự kiện lịch sử, nó tái hiện lại bức tranh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đó

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)