Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 34 - 37)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế: a. Tăng trưởng kinh tế

chính, suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Quận Hà Đông vẫn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và giữ vững. Tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu trên địa bàn bình quân 5 năm ( 2011-2015) tăng 19,8%, quy mô năm 2015 ước đạt 85.931 tỷ 260 triệu đồng, gấp 2,57 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng ( năm 2010 đạt 53,859 triệu đồng/ người, dự kiến 2015 đạt 90,480 triệu đồng/ người), vượt 0,48 triệu đồng/ người/năm so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XIX.

b. Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu ngành kinh tế quận Hà Đông theo Nghị quyết Đảng bộ quận khóa XIX đước định hướng là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực.

Theo báo cáo tổng kết năm 2020, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững; tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 0,1%, CN-TTCN-XD đạt 51,8%, Thương mại – dịch vụ đạt 48,1%.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong quận, những năm qua, quận Hà Đông đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kinh tế của quận có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra đều đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 18,94%, chỉ tiêu đại hội là 13-15%.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất quận Hà Đông giai đoạn 2018-2020

STT

1

2

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Thời kỳ 2018-2020, kinh tế - xã hội của quận phát triển khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2020 tổng giá trị sản xuất tăng 293 tỷ đồng so với năm 2018.

Kinh tế đạt mức tăng trưởng mạnh song sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ lực còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng. Công tác triển khai đất dịch vụ tại một số cơ sở còn thiếu tập trung, quy hoạch đô thị còn hạn chế, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển đồng bộ. Số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng 3.1.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số quận Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hoá và mở rộng địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng Hà Đông(1/2006), dân số trên địa bàn quận tăng lên tới 176.302 người (năm 2006), tăng so với năm 2005 là 38.651 người. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn quận giảm từ 4.269 người/km2 xuống còn 1772 người/km2 năm 2006. Từ năm 2006 đến nay mật độ dân số trên địa bàn quận tiếp tục tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, dân số năm 2020 của quận là 312.776 người, mật độ dân số trung bình là 4.941 người/km2.

+ Lực lượng lao động: Theo số liệu của Chi cục Thống kê Hà Đông tính đến 31/12/2020 tổng số lao động xã hội là 203.094 lao động chiếm 72,21% dân số. Số lao động có việc làm là 184.631 người chiếm 89,91% lao động. Số lao động chưa có việc làm là 20.720 người chiếm 10,09%. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Dân số, Lao động quận Hà Đông qua các năm 2018-2020 Chỉ tiêu Tổng số người Dân số Phi NN Dân số NN Tổng số lao động Lao động NN

27

Tỷ lệ PT dân số tự nhiên 1.1

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Trình độ lao động những năm qua, tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông đã tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là quận đang còn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 27,89% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Như vậy đòi hỏi quận phải có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đối với lực lượng lao động để có nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w