Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 37)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộ

tế - xã hinh hưởng đến vic s dng đất

3.1.3.1. Thuận lợi

Hà Đông là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Hà Tây trước đây, sau khi hợp nhất giữa tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội thì Hà Đông trở thành một quận có diện tích tự nhiên thứ hai trên địa bàn thành phố Hà Nội, với đặc thù về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của quận nên có những thuận lợi to lớn.

Hệ thống giáo thông đối ngoại đồng bộ, là cửa ngõ của các tỉnh phía Tây Bắc về Hà Nội với đường sắt, đường bộ, giao thông thuận tiện để lưu thông vào trung tâm thành phố cũng như các vùng lân cận.

Quận có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và làng ghề thu hút nhiều khách du lịch như: Làng lụa Vạn Phúc, Làng rèn Đa sỹ…tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ.

Quận có lợi thế mạnh về diện tích đất đai rộng lớn, với quy hoạch phát triển các khu đô thị, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ. Đặc biệt là tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh rất thuận lợi do việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị...sẽ được tập trung vào khu vực năng động này.

3.1.3.2. Khó khăn

các quận nội thành cũ. Kết quả chưa xứng với lợi thế so sánh của thành phố; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ, khoa học công nghệ môi trường, văn hoá văn nghệ còn hạn chế.

Công nghệ sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Tỷ lệ đô thị hoá đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực nội thị cao, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bắt kịp.

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để quận phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh nhiều sản phẩm chưa cao.

Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn thành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay những khu đô thị cũng như các điểm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tới là điều kiện thuận lợi để tạo lập quỹ đất phục vụ cho mục đích công cộng, được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực trạng cơ sở hạ tầng của quận còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội cũ, đã có sẵn tại các khu dân cư truyền thống nên khó khăn trong công tác quy hoạch, di dời các điểm này, đòi hỏi cần phải cân nhắc và lựa chọn hợp lý các lợi ích đầu tư liên quan đến công tác giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức.

3.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

3.2.1. Tình hình qun lý đất đai

3.2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, và các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành Thành ủy Hà Đông (nay là Quận ủy Hà Đông) đã ban hành Chương trình số 09-CTr/QU ngày 21/4/2009 về “Tăng cường công tác, lãnh đạo,

chỉ đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Hà Đông”. Trên cơ sở đó UBND quận đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các phường thực hiện việc quản lý và sử dụng đất; kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật; bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Bên cạnh đó, UBND quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp phường. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng...

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường Nhà đất Hà Nội, UBND quận đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của quận đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản

đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ

a. Đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở 12 xã, phường nội thị của Thị xã Hà Đông trước kia và 7 xã của Thanh Oai, Hoài Đức mới sát nhập về Hà Đông. Tổng diện tích tự nhiên năm 2020 là 4.791,40 ha. Đến cuối năm 2020, quận Hà Đông đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính theo hệ toạ độ địa chính cho 10 phường.

b. Bản đồ hiện trạng SDĐ: Bản đồ hiện trạng SDĐ các cấp đã được xây

dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đang xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2012 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg).

c. Bản đồ quy hoạch SDĐ: Được xây dựng thông qua việc lập Quy hoạch, kế

hoạch SDĐ của cấp quận.

Từ khi thành lập quận đến nay, UBND quận Hà Đông rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện nay đã hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 06/2/2016 và quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 12/6/2016.

3.2.1.5. Việc đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN

Đến nay trên địa bàn quận có 1 Chi nhánh Văn phòng đăng ký QSDĐ Hà Đông. Hệ thống hồ sơ, quản lý hồ sơ được chuẩn hóa theo đúng quy định.

Kết quả, năm 2020 UBND quận Hà Đông đã cấp 15.591 GCNQSD đất, đạt 119,8% chỉ tiêu giao; nâng tổng số GCN cấp trên đại bàn quận hết năm 2020 là 77.747 GCN (đạt tỷ lệ 98,61%). Xét duyệt 5.085 trường hợp giao đất dịch vụ, tương ứng với 2.618 lô đất; tổng số trường hợp đã xét duyệt là 30.199 trường hợp, tương ứng 27.578 lô đất (đạt 87,9% nhu cầu). UBND các phường đã tổ chức bốc thăm được 27.780 trường hợp – 23.754 lô đất. UBND quận ban hành quyết định giao đất dịch vụ cho 4.180 trường hợp, tương ứng 2841 lô đất, diện tích 18,73 ha. Tổng số đến hết năm 2020, toàn quận giao được 20.004 trường hợp, tương ứng 9.228 lô đất, diện tích 52,17 ha (đạt 41,4%). UBND quận đã cấp 2.104 GCN đối với đất dịch vụ trên địa bàn phường Phúc La, Phú La, Biên Giang, Đồng Mai, Phú Lãm.

3.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê, thống kê đất đai từ khi thành lập quận đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng năm của quận đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2005, đã thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg). Hiện nay đang tiến hành triển khai Kiểm kê đất đai năm 2020 (theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2019).

Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của quận được triển khai khá tốt. Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

3.2.1.7. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được

quận căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của quận để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá QSDĐ.

3.2.1.8. Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản.

Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹ đất” của quận và các tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn quận đã được thành lập. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển QSDĐ nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng QSDĐ.

3.2.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đã được UBND quận quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền SDĐ... góp phần bảo đảm quyền lợi cho người SDĐ và nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay là thời điểm giá đất tăng cao rồi lại xuống rất thấp, vì vậy tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích SDĐ nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý SDĐ đai rất khó khăn.

3.2.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Từ khi thành lập quận năm 2009 đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quản lý và sử dụng đất đai cũng được tăng cường, qua thanh tra, kiểm tra. Quận ủy Hà Đông đã ban hành Chương trình 09-CTr/QU ngày 21/4/2009 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai” trong đó có nội dung tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, đặc biệt là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai, từ đó đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất ổn định hơn.

3.2.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và SDĐ

triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác giải quyết đơn thư khiếu nại có nhiều tiến bộ, các ngành chuyên môn, các phường đã bố trí phòng tiếp dân, tổ chức tiếp dân, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai theo đúng thẩm quyền. Năm 2020 đã giải quyết

159vụ. Tình trạng tranh chấp, khiếu nại tố cáo, tập trung đông người đã giảm; số đơn, số người khiếu nại ở các cấp những năm gần đây gia tăng nhưng đã được tập trung giải quyết góp phần ổn định tình hình xã hội trong khu vực.

3.2.1.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Hiện tại quận chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý SDĐ thông qua Văn phòng đăng ký QSDĐ của quận. Do vậy việc thực hiện đăng ký SDĐ, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, SDĐ chưa theo kịp diễn biến SDĐ đai thực tế.

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai quận Hà Đông đã dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai cũng từng bước hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho viêc quản lý nhà nước về đất đai ngày càng thống nhất, hiệu quả.

3.2.2. Hin trng s dng đất qun Hà Đông

Tổng hợp số liệu điều tra hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông được chúng tôi thể hiện dưới bảng 3.3.

Bảng 3.3. Diện tích cơ cấu đất đai năm 2020 của quận Hà Đông

TT Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất tự nhiên

1 Đất nông nghip

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.4 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghip

2.1 Đất ở

2.2 Đất chuyên dùng

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

2.2.2 Đất quốc phòng

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp

2.2.5 Đất có mục đích công cộng

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng

2.6 Đất phi nông nghiệp khác

3 Đất chưa s dng

3.1 Đất bằng chưa sử dụng

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Hà Đông)

Từ bảng 3.3 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hà Đông là 4833,67 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp 1272,46 ha, chiếm 26,32 % tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 1.224,42 ha, chiếm 25,33%; đất nuôi trồng thuỷ sản 34,47 ha, chiếm 0,71%; đất nông nghiệp khác 13,57 ha, chiếm 0,28% so với tổng diện tích đất tự nhiên của quận); tập trung nhiều ở phường Yên nghĩa, Phú Lương, Đồng Mai, Kiến Hưng (chiếm 72,8% tổng diện tích đất nông nghiệp);

các phường có diện tích nông nghiệp ít là Mộ Lao, Phú La, đặc biệt phường Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi không có đất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp của toàn quận 3.528,85 ha, chiếm 73,01% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: đất ở 1.61,50 ha, chiếm 32,3 %; đất chuyên dùng 1.716,21 ha, chiếm 35,51 %; đất tôn giáo tín ngưỡng 19,48 ha, chiếm 0,4%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 59,07 ha, chiếm 1.22 %; đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng 163,91 ha, chiếm 3,39%; đất phi nông nghiệp khác 8,68 ha, chiếm 0.18% so với tổng diện tích tự nhiên của quận. Đất chuyên dùng tập trung phần lớn ở các phường có diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng như: Yên nghĩa, Biên Giang, Đồng Mai, Kiến Hưng và các phường có đất sử dụng vào mục đích công cộng như: Phú La, Hà Cầu, Vạn Phúc.

- Diện tích đất chưa sử dụng 32,36 ha, chiếm 0,67 % tổng diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu nằm ở ngoài đê Sông Đáy, tập trung chủ yếu ở các phường: Yên Nghĩa, Đồng Mai, Biên Giang...

3.2.3. Đánh giá chung v tình hình qun lý, s dng đất đai trên địa bàn qun Hà Đông qun Hà Đông

Sau khi Luật đất đai năm 2013 được ban hành, được sự chỉ đạo của thành phố, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận đã đi vào nề nếp. Bộ máy ngành Quản lý đất đai từ quận đến các phường được củng cố, kiện toàn, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 37)