3. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thanh Trì
- Người sử dụng đất và cán bộ quản lý công tác giao đất, cho thuê đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019.
2.2. Thời gian nghiên cứu2.2.1. Thời gian nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trong 12 tháng, từ tháng 11/2019 đến tháng 11/2020.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
* Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì.
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Đánh giá chung
* Nội dung 2: Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Thanh Trì.
+ Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2019
* Nội dung 3: Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thuê
đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2019
+ Đánh giá Công tác giao đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2015-2019
+ Đánh giá Công tác cho thuê đất trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2015-2019.
*Nội dung 4: Tổng hợp đánh giá của người dân và cán bộ quản lý đối với công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyệnThanh Trì
-Đánh giá của của người dân đối với công tác giao đất, cho thuê đất -Đánh giá của cán bộ quản lý đối với công tác giao đất, cho thuê đất
* Nội dung5: Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thanh Trì
-Thuận lợi -Khó khăn
-Đề xuất giải pháp
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:
+ Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,... tại Phòng kinh tế, Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Thanh Trì.
+ Điều tra, thu thập số liệu, tài liệuvề giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015-2019 và những số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Thanh tra huyện.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:
Đề tài sử dụng bộ phiếu điều tra được xây dựng sẵn, địa bàn điều tra gồm 05 xã, 01 thị trấn theo các tiêu chí:
- Khu vực thị trấn và các xã thuộc khu vực trung tâm của huyện bao gồm: Thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp, xã Tứ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, xã Ngọc Hồi, xã Thanh Liệt, xã Tân Triều. Trong đó đề tài lựa chọn 03 đơn vị là Thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp, xã Tứ Hiệp (Đây là các xã, thị trấn thuộc khu vực trung tâm của huyện và tiếp giáp với các trục đường giao thông chính như Quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nên có tốc độ phát triển, đô thị hóa cao hơn các xã còn lại của huyện) để điều tra; - Khu vực xã có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm hơn bao gồm các xã: Xã Đông Mỹ, xã Liên Ninh, xã Duyên Hà, xã Vạn Phúc, xã Yên Mỹ, xã Tả Thanh Oai, xã Hữu Hòa, xã Đại Áng. Trong đó đề tài chọn 03 đơn vị là xã Đông Mỹ, xã Liên Ninh, xã Duyên Hà (đây là các xã có diện tích đất lớn, tuy nhiên số lượng dân cư ít và phần lớn diện tích đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp) để điều tra.
*Đối tượng phỏng vấn và số lượng phiếu phỏng vấn:
-Phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân tại mỗi đơn vị 30 phiếu (trên cơ sở số lượng trung bình các hộ gia đình, cán nhân được giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2015 – 2019), tổng là 180 phiếu.
-Phòng vấn cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý tổng là 44 phiếu, trong đó:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường (08 Phiếu/08 chuyên viên)
+ Phòng Tài chính (04 Phiếu/04 chuyên viên có liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai)
+ Lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp xã tại 16 xã, thị trấn (32 Phiếu).
2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu và xử lýsố liệu điều tra số liệu điều tra
- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích đất đai được giao, được cho thuê trong giai đoạn 2015 - 2019; số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thu được trong giai đoạn này.
- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Thanh Trì là huyện nằm ven nội thành của thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 6.349,1 ha; có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 01 thị trấn). Huyện có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 20o50’ đến 21o00’ vĩ độ Bắc và từ 105o45’ đến 105o56’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai;
- Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai;
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên;
- Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hà Đông.
Thanh Trì là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, có mạng lưới và cơ sở hạ tầng thuận tiện cho về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.
*Địa hình:
Thanh Trì là vùng đất trũng ven đề của thành phố Hà Nội, có độ cao trung bình từ 4,5m đến 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; có thể chia làm 2 vùng địa hình chính sau:
- Vùng bãi ven đê sông Hồng có diện tích khoảng 1.174 ha chiếm 18,70% diện tích của huyện; bao gồm 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Độ cao trung bình khoảng 8,0 - 9,5m; các vùng bãi đất canh tác có độ cao từ 7,0 - 7.5m. Giữa vùng bãi và đề có nhiều hồ, đầm trũng chạy ven chân đề. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa thích hợp để trồng cây rau, màu thực phẩm, nhất là các loại rau sạch.
- Vùng nội đồng (vùng trong đê) chiếm đại bộ phận diện tích của huyện (chiếm 81,30% diện tích tự nhiên), chủ yếu là diện tích của 12 xã và 01 trị trấn Văn Điển. Toàn vùng có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; địa hình của vùng bị chia cắt bởi các sống tiêu nước của thành phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là sông Sét và sông Kim Ngưu đổ vào), sông Hòa Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ, ruộng trũng.
*Khí hậu:
Thanh Trì có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng sông Hồng nên có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa nóng từ tháng 6 đến tháng 8, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu 1 tháng thường kết thúc vào tháng 2 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 8; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ năng trong năm trung bình 1640 giờ với khoảng 220 ngày có năng; lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m².
Lượng mưa trung bình năm từ 1.700m - 2.000mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354mm, tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4mm; tổng số ngày mưa khoảng 143 ngày. Độ ẩm không khi trung bình các tháng trong năm khoảng 85%, lượng bốc hơi trung bình 938 mm/năm.
Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, Thanh Trì cũng là vùng đất
trũng. Trong những tháng mưa nhiều lượng nước tồn đọng nhiều gây ra ngập úng ở nhiều nơi, tác động xấu tới hoạt động nông nghiệp của huyện. Ngoài ra yếu tố hạn chế còn có mùa khô, phải thực hiện chế độ canh tác phòng, chống hạn cho các khu vực nông nghiệp huyện.
* Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Nhuệ. Ngoài ra, chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sống Tổ Lịch chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 17,7 km, với chức năng chủ yếu là thoát nước mưa, nước thải cho khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của huyện giai đoạn 2015 - 2019 TT Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 1 của một số ngành chủ yếu (giá so sánh) Trong đó: + Dịch vụ
+ Công nghiệp và xây dựng + Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất 2 trên địa bàn của một số ngành
chủ yếu (giá so sánh)
Trong đó:
+ Dịch vụ
+ Công nghiệp và xây dựng + Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 3 của một số ngành chủ yếu (giá
thực tế)
Trong đó:
+ Dịch vụ
+ Công nghiệp và xây dựng + Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
4 Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu
TT Chỉ tiêu
(giá thực tế)
+ Dịch vụ
+ Công nghiệp và xây dựng + Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa 5 bàn theo thành phần kinh tế (giá
thực tế)
- Quốc doanh địa phương - Kinh tế tập thể (HTX),
- Kinh tế hộ gia đình - trang trại
6 Số doanh nghiệp, lao động của doanh nghiệp Số doanh nghiệp Số lao động 7 Thu nhập bình quân đầu người/năm 8 Dân số trung bình 9 Số hộ dân 10 Số hộ nghèo
11 Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại - Số lượng chợ + Chợ loại 1 + Chợ loại 2 + Chợ loại 3 12 Diện tích cây trồng
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm - Diện tích gieo trồng cây lâu năm
13 Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu
- Thóc
- Ngô hạt
- Rau xanh các loại
- Hoa các loại
14 Số lượng gia súc, gia cầm
- Trâu, bò
- Lợn
- Gà
(Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu tổng hợp kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì, năm 2020)
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, trong giai đoạn 2015 - 2020 kinh tế huyện Thanh Trì phát triển ổn định, tăng trưởng khá; cơ cấu dịch chuyển đúng hướng; các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển; hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm. Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015 - 2020 tăng 10,2% 1 năm. Thu nhập bình quân đầu người ước tỉnh khoảng 60 triệu đồng/năm, tăng 28 triệu đồng so với năm 2015.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp. Tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 39,6% (tăng 13,7% so với năm 2015); công nghiệp, xây dựng chiếm 55,1% (giảm 11,3% so với năm 2015); nông nghiệp, thủy sản chiếm 5,3% (giảm 2,4% so với năm 2015).
Tổng diện tích của cả huyện lên tới 63,49km² trong đó diện tích đất khai thác nông nghiệp gần 3.200 ha chiếm gần 50% diện tích của cả huyện, diện tích đất phi nông nghiệp cũng chiếm gần 50% diện tích của cả huyện, số diện tích đất không được sử dụng là không đáng kể. Với diện tích đất canh tác nông nghiệp lên tới gần 2.300 ha thì giá trị thu được từ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của huyện là: trồng cây hàng năm, trồng lúa, cây lương thực, trang trại trồng cây cảnh… Nông nghiệp tuy đã giảm tỷ trọng cơ cấu kinh tế nhưng vẫn tăng trưởng nhẹ.
Bên cạnh đó, để tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu phát triển huyện thành quận đến năm 2025, trong giai đoạn 2015 - 2020 huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với liên kết chuỗi; triển khai thực hiện 02 đề án xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh, một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thí điểm một số mô hình mới, duy
trì diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, han toàn sinh học. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ được đẩy mạnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân. Huyện đã chủ động xây dựng các đề án hỗ trợ kinh phí đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, như: Hỗ trợ 50% kinh phí để thực hiện cơ giới hóa sản xuất, mô hình kinh tế mới, nông nghiệp chất lượng cao; liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Hiện nay, huyện duy trì 796,3 ha/năm diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng bình quân đạt trên 4.140 tấn, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng/năm: Khu nuôi trồng thủy sản tập trung xã Đông Mỹ, Đại Áng với 194ha; mô hình nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “sông trong ao” diện tích 15ha tại xã Đại Áng. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và chăn nuôi trồng thủy sản ước đạt 242 triệu đồng, tăng 82 triệu đồng so với năm 2015.
Huyện Thanh Trì đang có chủ trương chuyển một phần đất canh tác nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp. Hiện có ngày càng nhiều những xí nghiệp, xưởng cơ khí được mở ra. Công nghiệp tại Thanh Trì đang được đầu tư phát triển mạnh với Khu Công nghiệp Ngọc Hồi, nhà máy ABB, nhà máy may Đông Mỹ… Hoạt động sản xuất công nghiệp của các cơ sở nhỏ lẻ cũng đang rất phát triển.
Ngành dịch vụ của huyện cũng đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong các năm gần đây, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao.Huyện đang thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ.
Hệ thống giao thông, cơ sở vật chất của huyện luôn được tu bổ, nâng cao chất lượng. Tất cả các xã đều có đường nhựa, những đường đất trong các thôn, xóm trên địa bàn huyện đã được thay thế bằng hệ thống đường bê tông. Sự phát triển của hệ thống giao thông có tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Dân số đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Toàn huyện có 01 thị trấn và 15 xã , tính đến ngày 01/4/2019 dân số trên toàn huyện khoảng 275.000 người, mật độ dân số đạt 4.343 người/km². Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì khoảng