Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2019 (Trang 39 - 44)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:

+ Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,... tại Phòng kinh tế, Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Thanh Trì.

+ Điều tra, thu thập số liệu, tài liệuvề giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015-2019 và những số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất tại Phòng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất, Thanh tra huyện.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:

Đề tài sử dụng bộ phiếu điều tra được xây dựng sẵn, địa bàn điều tra gồm 05 xã, 01 thị trấn theo các tiêu chí:

- Khu vực thị trấn và các xã thuộc khu vực trung tâm của huyện bao gồm: Thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp, xã Tứ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, xã Ngọc Hồi, xã Thanh Liệt, xã Tân Triều. Trong đó đề tài lựa chọn 03 đơn vị là Thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp, xã Tứ Hiệp (Đây là các xã, thị trấn thuộc khu vực trung tâm của huyện và tiếp giáp với các trục đường giao thơng chính như Quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nên có tốc độ phát triển, đơ thị hóa cao hơn các xã cịn lại của huyện) để điều tra; - Khu vực xã có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm hơn bao gồm các xã: Xã Đông Mỹ, xã Liên Ninh, xã Duyên Hà, xã Vạn Phúc, xã Yên Mỹ, xã Tả Thanh Oai, xã Hữu Hịa, xã Đại Áng. Trong đó đề tài chọn 03 đơn vị là xã Đông Mỹ, xã Liên Ninh, xã Duyên Hà (đây là các xã có diện tích đất lớn, tuy nhiên số lượng dân cư ít và phần lớn diện tích đất được sử dụng vào mục đích nơng nghiệp) để điều tra.

*Đối tượng phỏng vấn và số lượng phiếu phỏng vấn:

-Phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân tại mỗi đơn vị 30 phiếu (trên cơ sở số lượng trung bình các hộ gia đình, cán nhân được giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2015 – 2019), tổng là 180 phiếu.

-Phòng vấn cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý tổng là 44 phiếu, trong đó:

+ Phịng Tài ngun và Mơi trường (08 Phiếu/08 chuyên viên)

+ Phịng Tài chính (04 Phiếu/04 chuyên viên có liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai)

+ Lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp xã tại 16 xã, thị trấn (32 Phiếu).

2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu và xử lýsố liệu điều tra số liệu điều tra

- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích đất đai được giao, được cho thuê trong giai đoạn 2015 - 2019; số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thu được trong giai đoạn này.

- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Thanh Trì là huyện nằm ven nội thành của thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 6.349,1 ha; có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 01 thị trấn). Huyện có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 20o50’ đến 21o00’ vĩ độ Bắc và từ 105o45’ đến 105o56’ kinh độ Đơng. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp quận Hồng Mai;

- Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai;

- Phía Đơng giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên;

- Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hà Đơng.

Thanh Trì là đầu mối giao thơng quan trọng của Thủ đơ, có mạng lưới và cơ sở hạ tầng thuận tiện cho về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.

*Địa hình:

Thanh Trì là vùng đất trũng ven đề của thành phố Hà Nội, có độ cao trung bình từ 4,5m đến 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây; có thể chia làm 2 vùng địa hình chính sau:

- Vùng bãi ven đê sơng Hồng có diện tích khoảng 1.174 ha chiếm 18,70% diện tích của huyện; bao gồm 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Độ cao trung bình khoảng 8,0 - 9,5m; các vùng bãi đất canh tác có độ cao từ 7,0 - 7.5m. Giữa vùng bãi và đề có nhiều hồ, đầm trũng chạy ven chân đề. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa thích hợp để trồng cây rau, màu thực phẩm, nhất là các loại rau sạch.

- Vùng nội đồng (vùng trong đê) chiếm đại bộ phận diện tích của huyện (chiếm 81,30% diện tích tự nhiên), chủ yếu là diện tích của 12 xã và 01 trị trấn Văn Điển. Tồn vùng có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; địa hình của vùng bị chia cắt bởi các sống tiêu nước của thành phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là sơng Sét và sơng Kim Ngưu đổ vào), sơng Hịa Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ, ruộng trũng.

*Khí hậu:

Thanh Trì có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng sơng Hồng nên có 2 mùa, mùa mưa và mùa khơ. Mùa nóng từ tháng 6 đến tháng 8, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu 1 tháng thường kết thúc vào tháng 2 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khơ, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đơng Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 8; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ năng trong năm trung bình 1640 giờ với khoảng 220 ngày có năng; lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m².

Lượng mưa trung bình năm từ 1.700m - 2.000mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354mm, tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4mm; tổng số ngày mưa khoảng 143 ngày. Độ ẩm khơng khi trung bình các tháng trong năm khoảng 85%, lượng bốc hơi trung bình 938 mm/năm.

Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật ni, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đơng với khí hậu khơ và lạnh, vụ đơng trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, Thanh Trì cũng là vùng đất

trũng. Trong những tháng mưa nhiều lượng nước tồn đọng nhiều gây ra ngập úng ở nhiều nơi, tác động xấu tới hoạt động nơng nghiệp của huyện. Ngồi ra yếu tố hạn chế cịn có mùa khơ, phải thực hiện chế độ canh tác phòng, chống hạn cho các khu vực nông nghiệp huyện.

* Thủy văn:

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Nhuệ. Ngồi ra, chế độ thủy văn của huyện cịn chịu ảnh hưởng bởi sống Tổ Lịch chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 17,7 km, với chức năng chủ yếu là thoát nước mưa, nước thải cho khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2019 (Trang 39 - 44)