Khái quát tình hình quản lý đất đai huyệnThanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2019 (Trang 51 - 58)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyệnThanh Trì

3.2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai huyệnThanh Trì

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, nền kinh tế thành phố Hà Nội nói chung và huyệnThanh Trì nói riêng cũng đã có bước phát triển vượt bậc, tồn diện. Đồng thời với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân cũng ngày một tăng và với nhiều mục đích sử dụng hơn. Trong q trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất như tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất công xảy ra ngày một nhiều hơn so với thời gian trước đó do giá đất của huyện tăng cao (năm 2015, giá đất trúng đấu giá tại khu đấu giá Tứ Hiệp – Ngũ Hiệp thuộc xã Tứ Hiệp của huyện khoảng 30

triệu đồng/m², đến năm 2019, giá đất trúng đấu giá tại cùng khu vực lên tới trên 90 triệu đồng/m²); cịn nhiều trường hợp sử dụng đất khơng đúng mục đích, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khơng đúng quy trình, thủ tục, chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Nhận thức được sự quan trọng của công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện, các cấp ủy đảng, chính quyền đã xây dựng các kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền và phạm vi quản lý để triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai với mục tiêu hận thức tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai diễn ra trên địa bàn huyện, công tác quản lý đất đai được củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức từ huyện đến các xã, thị trấn, UBND huyện Thanh Trì đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, với mục tiêu hồn thiện và đưa vào nề nếp cơng tác quản lý đất đai, phát hiện, xử lý và khắc phục tối đa những vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện. Công tác triển khai 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cụ thể như sau:

3.2.2.1. Ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014 và các Nghị định, Thông tư, Chỉ Thị, Quyết định của UBND TP, UBND huyện đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực thi pháp luật về đất đai. Huyện có các phương án để đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, quỹ đất đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Cụ thể:

- Thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất do UBND các xã, quản lý.

- Thành lập đồn giám sát cơng tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

đất, tiền thuê đất.

- Thành lập Ban chỉ đạo “Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường quản lý quy hoạch - đất đai thu hút các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển huyện theo hướng đơ thị và phát triển văn hóa - xã hội; đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2015 - 2020”.

3.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương về việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp, UBND thành phố Hà Nội đã lập và tổ chức triển khai thực hiện dự án “Lập mới, bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ, cắm mốc địa giới hành chính thành phố Hà Nội”. Trên cơ sở địa giới hành chính được duyệt, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện xác định địa giới hành chính trên thực địa đồng thời lập hồ sơ địa giới hành chính của địa phương mình. UBND huyện Thanh Trì đã lập bản đồ hành chính chi tiết của huyện, tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện cũng như UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính là cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quản lý hành chính nhà nước về đất đai đồng thời là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính ở từng cấp.

UBND huyện Thanh Trì đã giao UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính của địa phương, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến người dân trên địa bàn đặc biệt là những người dân sinh sống quanh khu vực có mốc địa giới hành chính nêu cao ý thức bảo vệ mốc địa giới, báo cáo UBND các cấp khi phát hiện mốc địa giới có vấn đề (bị xê dịch, hư hỏng, bị mất) để kịp thời khôi phục.

đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

Từ năm 2015 trở về trước, công tác quản lý đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện được thực hiện theo bản đồ địa chính số được lập từ năm 1994, do đó số liệu đo đạc có độ sai lệch nhất định so với hiện trạng thực tế đang quản lý, sử dụng.

Để khắc phục vấn đề trên, từ năm 2015 UBND huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tổ chức tiến hành đo đạc lại để kịp thời chỉnh lý hệ bản đồ địa chính đảm bảo minh bạch, chính xác, bảo vệ quyền lợi cho những người sử dụng đất.

Đối với công tác điều tra xây dựng giá đất, nội dung này thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố Hà Nội đang thực hiện theo lộ trình đánh giá và xây dựng lại khung giá đất 5 năm/lần.

3.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, huyện Thanh Trì đã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện trình UBND thành phố theo quy định. Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện (được phê duyệt tại Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 13/3/2020), tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 6.349,13 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 3.025,18 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 3.307,34 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 16,62 ha. Huyện có 96 dự án sử dụng đất nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 với tổng diện tích là 485,26 ha.

Trong năm, UBND huyện có trách nhiệm rà sốt, đánh giá khả năng thực hiện các dự án trong Kế hoạch sử dụng đất, trường hợp cần điều chỉnh hoặc phát sinh yêu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng, cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, dự án dân sinh bức xúc mà chưa có trong Kế hoạch trong năm đã được phê duyệt thì

kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố để phê duyệt điều chỉnh theo quy định. Đồng thời UBND huyện có trách nhiệm thực hiện cơng bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt.

3.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

UBND huyện đã giao trách nhiệm cho phịng Tài ngun và Mơi trường huyện phối hợp với các phịng, ban, ngành có liên quan trong việc quản lý sau giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Kết quả rà soát hàng năm cho thấy hầu hết các tổ chức, cá nhân sau khi được giao, cho thuê đất đều đã đưa vào sử dụng đúng mục đích và khai thác có hiệu quả như: Cơng ty Cổ phần TECCO, Công ty IEC, HTX nông nghiệp và dịch vụ An Phát…

Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn một số doanh nghiệp được giao đất nhưng chậm triển khai thực hiện dự án dẫn tới đất đai không được khai thác kịp thời, hiệu quả và một số doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn huyện nhưng tự

ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất (giao đất nơng nghiệp nhưng chuyển sang làm kho bãi, lưu trữ hàng hóa và bãi đỗ xe…). UBND huyện đã áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định đối với các trường hợp này.

3.2.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, UBND huyện đã giao Trung tâm phát triển quỹ đất huyện có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ cho người dân theo đúng các quy định hiện hành. Đồng thời tiến hành rà soát, lập các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất tái định cư để giao đất cho những hộ dân đủ điều kiện được giao đất ở sau khi bị thu hồi đất.

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Năm 2019 - 2020, UBND huyện đã tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Kết quả thực hiện đến ngày 31/8/2020, huyện đã cấp được 4.637 Giấy xác nhận đăng ký đất đai đạt tỷ lệ 41,4% so với số lượng hồ sơ cần phải thực hiện đăng ký là 11.200 hồ sơ; cấp 278 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt tỷ lệ 2,48% so với số lượng hồ sơ chưa được cấp Giấy chứng nhận. Nhìn chung, tiến độ cấp Giấy chứng nhận của huyện còn chậm do những vướng mắc liên quan đến diện tích đất, hiện trạng sử dụng đất cịn có sự sai lệch giữa hệ bản đồ địa chính và thực trạng.

3.2.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Cơng tác thống kê đất đai của huyện được thực hiện định kỳ hàng năm, công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm theo đúng quy định của Luật Đất đai.

3.2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Năm 2013, UBND huyện Thanh Trì có Quyết định đầu tư thực hiện dự án “Áp dụng công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm kỹ thuật để quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì” với tổng kinh phí là 12.005.000.000 đồng (Mười hai tỷ không trăm linh năm triệu đồng). Dự án là phần mềm ứng dụng phục vụ trong công tác quản lý đất đai, cập nhật và lưu trữ dữ liệu đất đai, tra cứu thông tin đất đai nhanh chóng, chính xác.

Tính đến nay huyện đã cập nhật được 122.178 hồ sơ lên hệ thống, trong đó: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu: 40.263 hồ sơ; Hồ sơ đăng ký biến động chuyển quyền sử dụng đất: 55.382 hồ sơ; Hồ sơ đăng ký thế chấp: 16.399 hồ sơ; Hồ sơ đăng ký xóa thế chấp: 10.134 hồ sơ. Đối với hồ sơ đất nông nghiệp do không đầy đủ, không hệ thống nên số lượng hồ sơ có để nhập là tương đối ít, việc nhập hồ sơ đăng ký biến động đất nơng nghiệp cịn hạn chế.

3.2.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành, công tác tài chính về đất đai đã được hồn thiện hơn so với thời gian trước đó, đóng góp một phần khơng nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước đồng thời tạo hiệu quả và sự công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng đất, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng đất.

Giai đoạn 2015 - 2020, nguồn thu từ đất đóng góp từ 40 - 60% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì, đây là một nguồn thu đáng kể cho công tác đầu tư xây mới, cải tạo sửa chữa cơ sở hạ tầng góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.

3.2.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

HĐND huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát công tác sử dụng đất theo đúng các vai trò, trách nhiệm của quy định hiện hành. UBND huyện đã thực hiện tiếp nhận, kiểm tra và xử lý các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, bao gồm cả các sai phạm của cơ quan nhà nước và người sử dụng đất và trả lời bằng văn bản theo đúng thẩm quyền.

3.2.2.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Để đảm bảo phát hiện kịp thời những sai phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, UBND huyện Thanh Trì đã giao Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện định kỳ hàng năm. Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm còn tồn tại chưa được xử lý cũng như những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai làm cơ sở để báo cáo UBND Thành phố Hà Nội xem xét, có hướng dẫn hoặc các giải pháp tháo gỡ để hồn thiện hơn các cơ chế, chính sách về đất đai.

Để thực hiện tốt các văn bản pháp luật cũng như các quyết định của UBND TP, UBND huyện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên nhiều kênh như phát trên Đài phát thanh huyện, lồng ghép vào cuộc họp, phát trên loa truyền thanh của từng tổ dân phố nhằm từ cán bộ cốt cán của huyện đến tận mọi người dân đều được biết, để hiểu và thực thi theo pháp luật.

3.2.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện về cơ bản đã được UBND huyện và UBND các xã, thị trấn phát hiện và ghi nhận kịp thời, đồng thời được xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn cịn một số đơn thư, khiếu nại có tính chất phức tạp nên việc giải quyết cịn gặp nhiều khó khăn, chưa được triệt để dẫn tới tình trạng đơn thư, khiếu nại vượt cấp.

3.2.2.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Các dịch vụ công về đất đai được triển khai đồng bộ, có hệ thống trên tồn địa bàn huyện và được phổ biến đến toàn bộ người dân trên địa bàn. Trong đó phần lớn các dịch vụ cơng về đất đai được thực hiện thơng qua Văn phịng đăng ký đất đai huyện. Các hồ sơ dịch vụ công về cơ bản được giải quyết đảm bảo đúng theo thời hạn quy định nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội.

3.2.3. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý đất đai trênđịa bàn huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2019 (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w